Chuyển đến nội dung chính

Nhớ nước mắm đồng cá linh của má

Trần Hữu Hiệp

Báo điện tử Dân Việt ngày 22-5-2014

Hồi xưa ở xứ tôi, vào mùa nước son, cá linh và các loại cá trắng miệt trên Biển Hồ, Tân Châu, Châu Đốc, theo con sông Hậu đổ về Cần Thơ nhiều vô kể. Đó cũng là lúc dân quê tôi chuẩn bị đủ loại dụng cụ bắt cá.

Giăng lưới cá linh, mỗi người phải cầm năm ba tay lưới, thả dưới sông cách nhau vài mươi thước một tay. Cá mắc lưới, người lớn ruộn cả lên bờ cho trẻ con tha hồ gỡ. Còn đóng đáy, đặt nò, đặt gió, trúng làn cá linh đi, thì phải đổ sá. 

Ông tôi còn kể, hồi nẫm cá nhiều, ăn không hết, làm mắm cũng dư, dân xứ tôi còn dùng làm dầu cá thắp đèn, sang hơn một số nơi phải đốt đèn dầu mù u. Do cá nhiều quá, không ai dùng cân để cân ký cá linh, mà chỉ dùng giạ để đong (cũng có thể chẳng mấy nhà có cây cân). Cá linh lớn thì kho mía, kho lạt dầm me, hay trái giác, một loại dây leo hàng rào có vị chua như trái sấu ngoài Bắc.

Cá Linh (Ảnh minh hoạ, nguồn: VnExpress)
Cá Linh (Ảnh minh hoạ, nguồn: VnExpress)

Cá linh non thì lăn bột chiên giòn, nấu canh chua bông điên điển. Quê tôi có câu: Canh chua điên điển, cá linh/Ăn chỉ một mình, thì chẳng biết ngon. Gia đình, chòm xóm, cộng đồng dân quê gắn bó là vậy. Cá nhiều quá, ăn không hết thì rửa sạch, đựng trong lu mái đầm, khạp da bò, ủ kỹ làm mắm, lâu lâu má mang ra nấu nước mắm đồng. 

So với nước nắm biển cá cơm bên Phú Quốc, Rạch Giá chở qua, nước mắm của Hãng Thiên Hương, Chánh Hương miệt Châu Đốc chở xuống thuộc hàng cao cấp, thì nước mắm đồng của má chỉ là món dân dã, đồng quê, nhưng vẫn thơm ngon, đượm mùi. 

Quy trình nấu nước mắm đồng cũng lắm công phu, phải canh độ mặn vừa phải, màu nước mắm cốt phải bắt mắt dành ăn sống, nước dảo mới dùng làm nước mắm kho. Nấu xong, má còn vô chai, mang ra phơi nắng để dành ăn mấy tháng, đã vậy còn gửi ra chợ cho mấy dì tôi. 

Với vị mắm đồng đó, má tôi kho cá ngon hơn mấy nhà hàng bây giờ nhiều. Kho cá linh bằng nồi đất, dùng nước cơm sôi, khi nước cá sắc xuống sền sệt, má cho thêm chút tiêu thơm, cay nồng, bọn trẻ chúng tôi ăn cơm vét nồi. Nước mắm đồng cá linh mà kho ốc sả ớt, thêm mấy loại rau vườn, rau ruộng cũng là món ngon số 1. 

Hồi nhỏ, mùa hè tôi cùng mấy chị hay lội đồng bắt ốc. Mỗi buổi mang về vài bao cát, thứ bao nylon của nhà binh dùng để đựng cát, chất xung quanh mấy đồn bót, chắc do mấy ông lính quốc gia ăn trộm mang ra ngoài bán. Bắt ốc vài hôm, đủ gom tiền mua bộ quần áo, vài quyển tập đủ để vào năm học mới. 

Lớn lên, được đi nhiều nơi, ăn nhiều món, nhưng lâu rồi tôi không được ăn nước mắm đồng cá linh và cá kho của má, thấy thèm. Giữa ồn ào phố chợ, một nỗi nhớ quê, nhớ má, nhớ nước mắm đồng cá linh là nhớ về miền ký ức tuổi thơ một thời gian khó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...