Chuyển đến nội dung chính

​Trả lại tôi người cha biết yêu thương

Vài lời: Sáng ngày 7-4, ngay sau khi báo Tuổi Trẻ phát hành, chú Quản Trọng Công, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đã nghỉ hưu điện thoại cho tôi bảo nên xem bài viết này. Cám ơn bạn T.T.P, sinh viên Trường ĐH Y dược Cần Thơ có nhắc đến bài "Dân ta uống bia nhiều hon ăn cơm của tôi đăng trên Tuổi Trẻ hôm trước.
Tôi cũng có người ba và là ba của 2 đứa con gái. Tôi biết uống rượu bia, tửu lượng cũng rất khá, trong khi ba tôi không biết uống, chỉ đơn giản vì ông không uống được. Ba tôi đã gần 80, sợ khó tiêu hóa, tôi mua rượu ngâm thuốn để mỗi tối uống có thể uống một ly nhỏ, trợ tiêu, nhưng ông cũng ít dùng thường xuyên, bù lại, hàng ngày vẫn ra vườn, ra ruộng lao động chân tay, có miếng ăn ngon thường gọi cả đám con cháu quây quần thưởng thức. Nhớ ông nội tôi xưa, tuổi 83 vẫn ra vườn cầm phảng phát cỏ, mỗi bữa ăn, uống 1 ly nhỏ rượu gạo, sức khỏe cường tráng. 
Tôi nghĩ, bản thân rượu, bia không có tội. Chỉ có con người lạm dụng sinh ra chuyện xấu.
TT - “Dân ta uống bia nhiều hơn ăn cơm”, “VN đứng đầu Asean về tăng trưởng rượu bia”..., những thông tin ấy tôi đọc, ngoài bàng hoàng còn khiến tôi đau đớn. 
Các quán nhậu đông đúc khách - Ảnh: Hữu Khoa
Nỗi đau trong gia đình tôi từ rượu cứ đeo đẳng tuổi thơ tôi đến tận bây giờ...
Tôi có cha, có mẹ. Gia đình tôi cũng không quá khó khăn. Tôi không mong giàu sang hay điều gì to tát, chỉ mong được sống cùng nụ cười của mẹ và vòng tay không còn ngập ngụa hơi men của cha tôi.
Năm nay tôi 20 tuổi, là sinh viên của một trường đại học y dược phía Nam nơi vẫn là ao ước của biết bao gia đình mong con em mình được vào học. Thế nhưng trong ngần ấy năm tôi lớn lên, dường như khái niệm gia đình đối với tôi chỉ đơn thuần là tình thương của mẹ. Tôi ước ao và thèm khát lắm một lần được sống trong hơi ấm trọn vẹn của cha.
Mẹ tôi lam lũ một nắng hai sương để chăm lo cho mái ấm gia đình. Bao chuỗi ngày cơ cực, bà đã cố gắng vượt qua chỉ mong nuôi anh em tôi được ăn học như bạn bè cùng trang lứa. Thế nhưng càng thương mẹ bao nhiêu, tôi lại càng đau đớn khi nghĩ về cha mình.
Ký ức tuổi thơ tôi là những tháng ngày đầy nước mắt. Tôi ghét và căm hờn thứ hơi men mà anh em tôi vẫn gọi là “con quỷ rượu” đã biến cha tôi thành một con người như thế. Đến tận bây giờ tôi vẫn luôn bị ám ảnh bởi những lần say xỉn của cha. Ông nghiện rượu, hầu như uống mỗi ngày, thậm chí là nhiều cữ một ngày. Uống say về nhà ông thường la hét, quát mắng mọi người và trong đó có cả người bạn đời của chính ông.
Tôi còn nhớ có lần mẹ tôi đã nhắc cha rằng hãy nghỉ ngơi sau khi uống nhiều, nhưng có lẽ rượu đã chiếm hết phần lý trí của ông. Vậy là một cái tát mạnh như trời giáng vung vào mặt mẹ tôi. Cô Ba tôi chạy sang nhà ngăn cha nhưng ông bảo rằng do mẹ tôi vô lễ. Mẹ bật khóc giữa muôn vàn tủi nhục. Anh em tôi cũng òa khóc theo.
Những bữa cơm của gia đình tôi không còn tiếng cười. Thi thoảng, uống say về cha hất cả mâm cơm rồi chạy ra sau nhà đập đổ mọi thứ kể cả những chiếc lu mà ngoại đã chắt chiu dành riêng cho mẹ. Tôi kể ra đây không phải vì tôi trách cha hay hận cha, chỉ vì tôi muốn cho bạn biết rượu đã biến cha tôi thành một con người như thế nào và biến cả gia đình rơi vào bi kịch ra sao.
Nhiều người bảo mẹ tôi nên dứt khoát cắt đứt quan hệ với cha nhưng mẹ chỉ cười buồn rồi đáp: “Tội nghiệp các con”. Tôi đã lớn lên nhờ tình thương yêu của mẹ và giọt mồ hôi mà bà vất vả mưu sinh từ sạp đồ rẫy ở chợ quê. Cứ 3-4g mỗi sáng, bà lại phải đẩy một xe đồ thật to ra chợ, dầm mưa dãi nắng đến tối mịt mới đẩy về.
Có những đêm giật mình thức giấc, tôi nghe rõ từng tiếng ngáy của cha trong hơi men còn lại, tôi cũng nghe nhịp đấm lưng vì đau nhức đều đều của mẹ. Đó là những đêm tôi khóc. Thật chẳng tự hào gì khi một thằng con trai khóc, nhưng tôi khóc vì thương mẹ và khóc vì tôi ao ước một ngày nào đó cha tôi sẽ như bao người cha tuyệt vời khác.
Hình ảnh về cha trong anh em tôi là từng mảnh vụn vỡ và chắp vá. Bởi tôi không tin và cũng không bao giờ dám tin những hình ảnh ấy... chính là cha của mình!
Nhiều khi tôi cứ muốn gào lên với cuộc đời: Làm ơn đi mà! Xin hãy trả lại tôi người cha biết yêu thương...
T.T.P. (sinh viên năm 2 Đại học Y dược Cần Thơ)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn