TBKTSG, Thứ Hai, 28/9/2015, 14:56 (GMT+7) |
Nguyễn Vạn Phú
Nhắc nhở này là nhắm tới các hiểu nhầm mà các phóng viên trẻ thường mắc phải nếu như phóng viên không biết hay quên đi chính độc giả, chính lực lượng người đọc đông đảo của tờ báo là sức mạnh nội tại, tạo nên một trọng lượng, một tầm cỡ, một mức ảnh hưởng cho một tờ báo. Người phóng viên không là gì cả nếu anh chỉ biết có anh; còn ngược lại, khi anh nhận sự tin cậy, giao phó của độc giả để truy tìm thông tin, anh không còn chỉ là một con người cụ thể mà anh là đại diện cho cả triệu người đọc khác.(TBKTSG Online) - Một câu hỏi những người làm báo lâu năm thường đem ra để "truy bài" các phóng viên mới vào nghề: Dựa vào đâu để một tờ báo xây dựng sức mạnh cho mình? Hay nói cách khác, ai làm nên tên tuổi, uy tín và trọng lượng một tờ báo?
Chính vì thế một người bạn không ở trong ngành báo, sau khi đọc tin về đề án quy hoạch báo chí mới gọi điện nói: "Tôi thấy đề án ghi rất chi tiết, nào là cơ quan này được ra tờ báo in, cơ quan kia được làm tờ tạp chí... đầy đủ cả. Tôi chỉ có một thắc mắc thôi, vậy ai sẽ nói tiếng nói của người dân đây?"
Một ông bạn khác làm dân doanh phân bì: "Tập đoàn, tổng công ty nhà nước có thể ra báo, thế tiếng nói của bọn tôi, các doanh nghiệp tư nhân trong nước thì sao?"
Đó là góc nhìn từ ngoài ngành báo chí nhìn vào. Họ có những thắc mắc rất cụ thể như vậy. Họ cũng không thể nào hình dung được sẽ có tờ báo chính, tờ báo phụ. Họ cũng không hiểu vì sao mỗi trường đại học chẳng hạn chỉ được có một tờ tạp chí nhưng giả thử trường đại học bách khoa phải ra cả chục tạp chí chuyên ngành từ cơ khí đến tự động hóa thì giải quyết cách nào?
Thử nhìn đề án quy hoạch báo chí từ con mắt của nhà quản lý, có thể chúng ta sẽ phần nào hiểu được mục tiêu sắp xếp lại báo chí. Đó là suy nghĩ nếu hệ thống hành chính có những thứ bậc nhất định thì thứ bậc này phải được phản ánh trong sắp xếp lại các cơ quan chủ quản của báo chí theo đúng quy mô, tầm vóc của từng cơ quan báo chí.
Chính vì thế mà mục tiêu của đề án quy hoạch báo chí được nêu rất rõ: "Sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí…" Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý có nghĩa như thế nào? Đó là "Các cơ quan báo in sau khi được sắp xếp đều có cơ quan chủ quản trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, cơ quan cấp Bộ, ngành cấp Trung ương tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, quản lý".
Nhưng khổ nỗi đó là cách nhìn chỉ hợp lý nếu đối chiếu với báo chí nhà nước… các nước khác. Ở các nước khác, mỗi bộ có một tờ báo đã là quá nhiều, báo này nếu có chỉ lo chuyện của bộ như một tờ quảng bá cho hoạt động của bộ trong quan hệ với công chúng. Đâu có cơ quan nhà nước nào cũng có báo như Việt Nam và lại đảm nhận cho mình chức trách báo chí đầy đủ nữa.
Ở nước ta đây là một đặc thù mang tính lịch sử. Nhiều tờ báo nổi tiếng hơn cả cơ quan chủ quản – và đó là chuyện bình thường. Xin hỏi có nhiều người biết cơ quan chủ quản của tờ VnEconomy là ai không? Rồi tờ VnExpress hay tờ Dân Trí?
Báo chí toàn là báo nhà nước nhưng đã từ lâu gán cho mình nhiệm vụ nói lên tiếng nói của người dân và vì thế vai trò của cơ quan chủ quản mang tính cơ chế trong một thể chế rất riêng của Việt Nam. Có bao nhiêu độc giả nghĩ báo Tuổi Trẻ là riêng của Thành Đoàn TPHCM nữa; ai cũng nghĩ đây là tờ báo của đại chúng, một trong những tờ báo làm nên diện mạo của làng báo Việt Nam.
Nếu sắp xếp theo đề án thì sự sắp xếp này là phá vỡ một truyền thống của làng báo. Truyền thống đó hiện đã gắn với các thương hiệu có những giá trị không thể nào đo lường một cách đơn giản được. Giá trị lớn nhất là những tờ báo đó đã trở thành nơi gởi gắm tiếng nói của xã hội, không lẽ giờ phải sắp xếp lại? Đúng như người bạn thắc mắc: Ai sẽ nói tiếng nói của người dân?
Làm theo đề án quy hoạch trước tiên cần đặt câu hỏi, liệu những nơi được quyền ra báo như đề án nói có thật sự thích thú với nhiệm vụ mới này không? Lấy ví dụ Quốc hội, theo đề án, sẽ có một tờ báo in và một tờ tạp chí! Các cơ quan khác như Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước cũng vậy. Liệu Quốc hội có muốn ra báo ngày không? Hay Quốc hội sẽ nói, nhiệm vụ của chúng tôi không phải là làm báo; nhiệm vụ của tất cả các tờ báo khác là đưa tin đầy đủ về hoạt động của Quốc hội không được chối từ. Kiểm toán Nhà nước cũng nói vậy mà Tòa án nhân dân tối cao cũng nói vậy thì sao?
Bởi đây là các cơ quan công quyền. Họ muốn lắng nghe tiếng nói của người dân thông qua báo chí khách quan chứ đâu phải qua báo do họ làm? Báo của các cơ quan công quyền, nói đúng theo thông lệ, sẽ chỉ là một công cụ xúc tiến quan hệ với người dân, cung cấp thông tin cho dân là đủ.
Làm các tờ báo như thế rất khó. Chẳng hạn một tờ báo của Quốc hội làm sao chê kỳ họp này không sôi nổi, đại biểu vắng trễ nhiều? Một tờ báo của Tòa án làm sao nói một cách khách quan về các vụ xử oan sai? Và đó là chuyện bình thường, không có gì đáng trách hay đáng ngạc nhiên. Nước nào cũng vậy thôi.
Như đã nói ở đầu bài, cái làm nên tờ báo vừa là nội lực tờ báo đó, vừa là sự tin yêu giao phó của bạn đọc. Cho nên đề án mang tính một chiều, đi ngược lại với bản chất hai chiều của báo chí.
Chắc chắn thực tế phong phú sẽ không chấp nhận những tính toán cơ học như đề án được. Cứ để báo chí phát triển tự nhiên như hiện nay kèm theo quyết định cắt hẳn nguồn ngân sách cho các báo không cần thiết cho nhiệm vụ điều hành của nhà nước. Những tờ báo nào còn cần trợ cấp phải có kế hoạch rõ ràng và phải được phê duyệt. Còn lại hãy để bạn đọc quyết định tờ báo nào tồn tại, tờ báo nào phải sáp nhập, giải tán. Lúc đó báo chí sinh ra hay biến mất như một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường – đâu có gì là quan trọng.
Một trong những nhiệm vụ của báo chí là giám sát quyền lực. Nay lại trao hết quyền làm báo cho cơ quan quyền lực thì chuyện lạm quyền ắt sẽ nảy sinh. Hãy để hội đoàn làm báo vì đó là gần với tiếng nói của người dân nhất
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét