Tác
động của suy thoái kinh tế, việc giữ vững đà tăng trưởng là thách thức rất
lớn cho các địa phương. Năm qua, TP Cần Thơ được cộng đồng doanh nghiệp (DN)
thành phố đánh giá có nhiều chuyển biến trong cải thiện môi trường kinh
doanh, các chương trình hỗ trợ DN đạt nhiều kết quả thiết thực.
Đẩy
mạnh hỗ trợ nhà đầu tư
Môi
trường kinh doanh được cải thiện, DN ổn định sản xuất sẽ thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế của quốc gia, địa phương. Lẽ đó, Chính phủ, các bộ ngành
Trung ương và các địa phương đã thực hiện rất nhiều chính sách, chương trình
đi kèm với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tạo môi trường đầu tư kinh
doanh ngày càng thông thoáng. Tại TP Cần Thơ, UBND thành phố đã triển khai
nhiều Chương trình, Kế hoạch và văn bản điều hành, thể hiện sự quyết tâm của
lãnh đạo thành phố trong tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư thông
thoáng, minh bạch, thuận lợi nhằm thu hút sự tham gia đầu tư, sản xuất kinh
doanh của mọi thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Trần
Thanh Mẫn (bìa trái) trao đổi với nhà thầu thi công về tiến độ Dự án Trung
tâm Thương mại Tổng hợp Lotte Cần Thơ. Ảnh: MINH HUYỀN
Theo
nhận định của nhiều DN đang hoạt động, kinh doanh trên địa bàn TP Cần Thơ, DN
nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phương. Ông Trần Văn Quang,
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH South Vina (chế biến sản phẩm cá tra xuất khẩu),
khu công nghiệp Trà Nóc 2, TP Cần Thơ, cho biết: "Lãnh đạo thành phố rất
quan tâm đến DN, Tổ hỗ trợ DN của thành phố cũng thường xuyên đến tìm hiểu
tình hình hoạt động của DN. Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp hỗ
trợ tối đa cho DN trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, thuê đất. Lẽ đó, DN cũng
sẵn lòng đồng hành cùng địa phương trong thực hiện các chính sách an sinh xã
hội tại địa phương. South Vina đã đầu tư dự án khoan cáp ngầm kéo lưới điện
quốc gia qua Cồn Sơn, quận Bình Thủy. Dự án có công suất 1.600KW, vốn đầu tư
8 tỉ đồng, tạo điều kiện cung cấp điện cho các hộ dân sinh sống tại
đây". Theo ông Quang, các cơ quan công quyền của thành phố không gây
phiền hà cho DN, khó khăn lớn nhất của nhiều DN hiện nay là vốn sản xuất, do
ngân hàng đang siết vốn. Vấn đề này cần sự nhập cuộc của chính quyền địa
phương trong vai trò cầu nối giữa ngân hàng và DN để tạo điều kiện cho DN
tiếp cận vốn, đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, thâm nhập nhiều thị trường nước
ngoài.
Năm qua,
các cơ quan hành chính công của TP Cần Thơ đã nỗ lực rất lớn trong thực hiện
cải cách các thủ tục hành chính, giúp DN giảm chi phí và thời gian đi lại.
Ông Dương Nghĩa Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ, cho biết:
"Với chức năng của mình, Sở đã nỗ lực rất lớn trong cải cách thủ tục
hành chính thông qua bộ phận một cửa, một cửa liên thông giúp DN giảm thời
gian đi lại, chi phí. Đồng thời, rà soát các chính sách ưu đãi của Chính phủ,
của thành phố để giới thiệu với DN khi họ cần thông tin. Trong quá trình thực
hiện dự án đầu tư, sở có nhiệm vụ hỗ trợ DN tiếp cận điện năng; để làm tròn
nhiệm vụ của mình, Sở đã nỗ lực quán triệt Thông tư 33/2014/TT-BCT ngày
10-10-2014 của Bộ Công thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian
tiếp cận điện năng. Theo đó, thời gian tiếp cận điện năng của DN hiện nay
được rút ngắn còn khoảng 70 ngày làm việc, so với trước đó là 170 ngày".
Trên lĩnh vực đăng ký kinh doanh, các sở, ngành chức năng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho DN gia nhập thị trường; chất lượng bộ phận "một cửa"
trong đăng ký DN có nhiều cải thiện đáng kể. Số ngày đăng ký thành lập DN,
thay đổi đăng ký DN được rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 3 ngày làm việc và được
đánh giá là tương đối ngắn so với bình quân chung cả nước. Tính riêng cơ quan
thuế, năm qua đã tổ chức 15 cuộc đối thoại với 1.763 lượt DN tham dự, hướng
dẫn chính sách thuế cho hơn 3.856 lượt trực tiếp tại Cục Thuế và 5.186 lượt
qua điện thoại…
Tạo
cú hích
Mặc dù
sự năng động của chính quyền địa phương trong cải thiện môi trường đầu tư,
kinh doanh được cộng đồng DN ghi nhận, đánh giá cao, nhưng nhiều ý kiến của
DN cho rằng, những hỗ trợ của các cơ quan hành chính công chưa thực sự quyết
liệt và có hiệu quả. Kết quả cuộc khảo sát DN do Ban Chỉ đạo nâng cao chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (gọi tắt là BCĐ PCI thành phố) cùng Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) thực hiện năm
2014 cho thấy, thành phố cần thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt hơn nữa để
tạo cú hích thực sự đối với nhà đầu tư, DN. Theo phản ánh của DN, ngoài những
giấy phép cần phải có và chi phí thời gian để xin cấp phép, mỗi năm DN phải
tiếp bình quân 4,4 đoàn thanh tra, kiểm tra từ những ban ngành các cấp từ
thành phố đến trung ương (cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thuế, cảnh sát giao
thông thủy, UBND cấp quận và cảnh sát trật tự… được xem là cơ quan tiến hành
kiểm tra nhiều trong năm). Có đến 88,4% DN cho rằng những thông tin hướng dẫn
từ cán bộ công chức không hữu ích trong quá trình thực hiện thủ tục. Thời
gian DN làm việc với các cơ quan địa phương, sở ngành còn dài (bình quân 3,68
giờ cho một lần làm việc). Chỉ có 23% DN tham dự các cuộc đối thoại với lãnh
đạo thành phố cho rằng những vấn đề nêu ra được giải quyết đến nơi đến chốn,
số còn lại chưa được các cơ quan thành phố trả lời và thực hiện. Ngoài ra,
các văn bản liên quan đến đất đai, môi trường và quản lý thị trường hầu như
không có thông tin đến DN mà DN chỉ được thông báo sau mỗi đợt kiểm tra, hoặc
khi DN vi phạm. Vấn đề lao động và các dịch vụ đào tạo của thành phố chưa đáp
ứng được nhu cầu của DN. Có đến trên 90% DN tự tuyển dụng lao động và rất ít
sử dụng lao động do nhà nước cung cấp…
Hoạt động sản xuất của Chi nhánh
Công ty TNHH Bình Tiên tại Cần Thơ (Chi nhánh Biti’s tại Cần Thơ). Ảnh: MINH
HUYỀN
Ông Trần
Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế- Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, nhận định:
"Những kết quả đã đạt được thời gian qua của thành phố Cần Thơ trong thu
hút đầu tư và phát triển hạ tầng cảng, dịch vụ logistics là đáng ghi nhận.
Song, chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của thành phố trung tâm động lực
ĐBSCL, nên chưa khai thác, phát huy tốt các nguồn lực, tận dụng lợi thế cho
đầu tư phát triển, nhất là nguồn lực tại chỗ. Bên cạnh đó, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài còn thấp; chưa tạo được những bứt phá mới trong đầu tư phát triển.
Công tác xã hội hóa đầu tư phát triển còn yếu; kênh huy động vốn chưa phong
phú, chưa tạo được những bứt phá mới trong đầu tư phát triển". Theo ông
Hiệp, để tương xứng vai trò trung tâm ĐBSCL, ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, Cần
Thơ cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, coi đây là một trong các động lực
chủ yếu của phát triển. Đồng thời, tăng cường liên kết vùng với vai trò trung
tâm thu hút, lan tỏa của thành phố đối với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, tạo
chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành
chính, hoàn thiện thể chế, hiện đại hóa nền hành chính công.
Để tạo
cú hích cho sự phát triển của thành phố, UBND thành phố đã ban hành Quyết
định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 5-9-2014 về việc hỗ trợ đầu tư cho các dự án đầu
tư trên địa bàn thành phố. Cụ thể, các dự án đầu tư Khu đô thị du lịch sinh
thái Cồn Ấu (quận Cái Răng); Dự án Khu du lịch Cồn Sơn (quận Bình Thủy); các
dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Hưng Phú
1, Hưng Phú 2A, Hưng Phú 2B, Ô Môn, Bắc Ô Môn: được hỗ trợ 20% lãi suất vốn
vay đầu tư của các tổ chức tín dụng đối với vốn vay trong hạn của dự án. Kinh
phí hỗ trợ tối đa không quá 10 tỉ đồng. Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh
trong các khu công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp ưu tiên, nhóm ngành
công nghiệp mũi nhọn; có tổng vốn đầu tư từ 60 tỉ đồng/dự án trở lên được hỗ
trợ 20% lãi suất vốn vay đầu tư của các tổ chức tín dụng đối với vốn vay
trong hạn của dự án; kinh phí hỗ trợ không quá 2 tỉ đồng. Các dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Vĩnh Thạnh; các cụm công nghiệp
tiểu thủ công nghiệp quận, huyện; Dự án xây dựng trung tâm dịch vụ logistics
cũng được hỗ trợ lãi suất như trên, mức hỗ trợ không quá 5 tỉ đồng. Các dự án
đầu tư Trung tâm hội nghị thành phố và các dự án khách sạn 5 sao, resort tại
quận Ninh Kiều, Cái Răng cũng được hỗ trợ lãi suất này, mức hỗ trợ tối đa
không quá 3 tỉ đồng. Nguồn hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước; điều kiện để
hỗ trợ sau đầu tư là khi hạng mục đầu tư, gói thầu của dự án hoàn thành thì
được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục, gói thầu; sau khi dự án hoàn
thành đầu tư và được nghiệm thu thì được giải ngân 30% còn lại… Theo đánh giá
của các sở, ngành chức năng thành phố, Quyết định 07 của thành phố là cú hích
thực sự trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần phát triển
kinh tế thành phố.
GIA BẢO
- MINH HUYỀN
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét