TS TRẦN HỮU HIỆP
(PL)- Mấy ngày sau khi Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo quyết liệt các biện pháp tiêu thụ lúa đông
xuân, giá lúa tại ĐBSCL có nhích lên do tác động tâm lý nhưng vẫn còn tình
trạng “nằm chờ” sự chuyển bộ thật sự của ngân hàng, doanh nghiệp thu mua. Một
lần nữa, bài toán lúa gạo cần lời giải căn cơ.
TIN LIÊN QUAN
Đông
xuân là vụ lúa chính của nông dân ĐBSCL, quyết định thu nhập trong năm của bà
con. Cú sốc ngược đầu năm 2019 nổ ra khi lúa ngoài đồng chờ thu hoạch mà liên
tục rớt giá, nông dân không bán được, doanh nghiệp kêu thiếu vốn không tổ chức
thu mua.
Lý giải
tình trạng trên, nhiều người cho rằng do thị trường xuất khẩu gạo gặp khó, thời
điểm đầu năm chưa có nhiều đơn hàng xuất khẩu, trong khi nhiều nông dân cũng
muốn bán lúa để có tiền chi tiêu.
Song
cần nhìn nhận những yếu kém trong việc kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ lúa
gạo chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Những mô hình tốt như
cánh đồng lớn, ứng dụng giống mới, cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất làm tăng
năng suất lúa chỉ mới cho thấy giá trị gia tăng của công đoạn làm ra hạt lúa
ngoài đồng.
Chính
vì vậy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao các bộ, ngành, địa phương phải triển
khai mạnh mẽ hiệu quả đề án tái cơ cấu lúa gạo. Con đường phát triển của lúa
gạo là phải nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và cơ cấu lại sản phẩm phù
hợp với nhu cầu của thị trường.
Bởi đơn
giản ngân sách không thể tiếp tục đổ ra để cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp mua
tạm trữ như trước, quay lại chính sách “ăn đong”, đối phó ngắn hạn trước tình
trạng nóng lạnh của giá cả vốn xảy ra thường xuyên.
Việc
trông chờ vào chính sách tạm trữ ngắn hạn lúc bí đầu ra bộc lộ nhiều yếu kém,
không giúp ích được nhiều cho nông dân mà còn tạo gánh nặng cho doanh nghiệp
xuất khẩu khi lượng tồn kho tăng, kho bãi hạn chế, chế biến, bảo quản chưa đảm
bảo chất lượng.
Hơn nữa
kết nối cung-cầu lúa gạo là bài toán kinh tế hơn là các hoạt động chỉ đạo hành
chính. Vấn đề quan trọng hơn “giải cứu” lúa gạo là phải hoàn thiện chuỗi giá
trị lúa gạo bền vững, thực chất. Thúc đẩy mạnh mẽ hơn các ngành “công nghiệp
phụ trợ”; hình thành các ngành công nghiệp mới sau gạo, tạo ra nhiều giá trị
gia tăng cao như thực phẩm tiêu dùng (dầu ăn, sữa gạo, thức uống dinh
dưỡng...), vật liệu (đánh bóng kim loại), sơn (nano chống cháy), ngành dược, mỹ
phẩm, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản, bên cạnh gạo để
ăn truyền thống như lâu nay.
Đặc
biệt phải kiểm soát được tiêu chuẩn chất lượng gạo từ sản xuất, chế biến đến
các kênh phân phối bằng pháp luật và chất lượng quản lý.
Ngành
kinh tế lúa gạo phải thoát cảnh giải cứu và các chính sách “bổn cũ soạn lại”
như mọi khi. Đã đến lúc ngành nông nghiệp nước ta nói chung, ngành lúa gạo nói
riêng, cần vượt qua dấu chân lấm bùn của kinh tế tự nhiên, kinh nghiệm nông
nghiệp truyền thống để bước sang kinh tế tri thức, tham gia vào chuỗi giá trị
công nghiệp sáng tạo toàn cầu.
Nhận xét
Đăng nhận xét