Báo Công an Nhân dân, 05/11/2013 | ||||||||||||||
Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, tôi đã nghe tên kính phục tài hoa của Kiên Giang (bút danh làm thơ), Hà Huy Hà (bút danh soạn tuồng cải lương, viết báo), nhưng mãi đến năm 1987, tôi mới được quen ông qua cố nhạc sĩ Châu Kỳ. Lúc ấy, nhà Châu Kỳ ở xã Tân Quy Đông, Nhà Bè. Vợ ông là bà Kha Thị Đàng có bán "bia lên cơn" và đậu phộng. Cuối tuần, anh em văn nghệ thường đến đây uống bia, nghe nhạc sĩ đàn guitar và hát những bài do ông sáng tác. Thỉnh thoảng, Kiên Giang cũng ghé qua ngâm thơ. Nhà Kiên Giang ở chân cầu Rạch Ông (quận 8), rộng hai gian, một gian vợ ông bán bán vàng, một gian ông làm thư viện. Lần đầu đến thư viện của ông, tôi giật mình khi thấy hàng ngàn cuốn sách Việt, Pháp được lưu trữ ngăn nắp theo từng thể loại. Thế mà, 26 năm sau ông không có nhà; thư viện của ông chỉ còn một… túi sách. Năm 1991, trong làn sóng đổ bể hụi hè, hợp tác xã tín dụng nơi vợ ông là chủ tiệm vàng cũng phá sản. Ông mất nhà, đi thuê chỗ ở tồi tàn nằm trong hẻm sâu ở quận 8. Tôi đến thăm, thấy nhà không bàn ghế, đồ đạc vứt bừa bãi, trên vách viết đầy thơ và một câu khẩu hiệu: "Không bỏ được thuốc lá là đồ hèn". Nhưng mới đây gặp lại, câu đầu tiên ông bảo tôi là: "Kiếm, mầy cho tao xin điếu thuốc". Ba năm nay ông không có chỗ ở cố định, điện thoại đi động dùng sim khuyến mại thì luôn thay đổi số. Có lúc ông đến ở nhờ nhà thơ Hàn Phong (nhà báo Quang Hảo, cựu phóng viên Báo Long An) ở Long An, hoặc nhà của Châu Kỳ (quận 9), có lúc lại tá túc tạm tại nhà thờ Sơn Nam (Tiền Giang). Người quý Kiên Giang nhất là vợ chồng nhà thơ - nhà báo Thiên Hà (cựu phóng viên Báo Công an Tp HCM) đã xây riêng cho ông một gác thơ riêng biệt trong sân vườn rộng rãi ở quận 9, cơm rượu chiêu đãi hàng bữa, nhưng cũng không lưu giữ được Kiên Giang quá một tuần. Hội Sân khấu Tp HCM từng tặng ông nhà tình nghĩa, nhưng rồi ông cũng bán, quay về tá túc tại Hội Ái hữu nghệ sĩ sân khấu Tp HCM nằm trên đường Cô Bắc. Bằng hữu thương quý đông nhưng không bao giờ ông tâm sự với ai về vợ con. Sở thích của ông là… đi, giống như nhà văn Sơn Nam, nhưng khác Sơn Nam đi bộ và Honda ôm, ông thì hồi trẻ khỏe đi xe đạp, còn khi sức đã yếu, tuổi đã vượt con số 80 như hiện nay thì tập… đi xe máy. Trước năm 1975, ông từng tham gia phong trào "ký giả ăn mày", mặc quần áo te tua (áo vũ cơ hàn), dẫn đầu đoàn biểu tình chống lại những quy chế kiểm duyệt báo chí của chính quyền Sài Gòn, bị đi tù. Không biết việc vào vai "ký giả ăn mày" đó có phải là điềm báo hậu vận ông lúc về già. 2. Năm 1959, lúc tôi lên 8 tuổi, ba tôi sắm máy hát đĩa, mỗi tối thường sai tôi lên dây thiều máy hát cho bà con chòm xóm đến nghe vọng cổ. Nhờ "duyên" quay dây thiều, tôi ghiền 2 bài vọng cổ: "Trái gùi Bến Cát" của Kiên Giang và "Trái khổ qua" của Quy Sắc cùng do kép Thanh Sơn ca.
Bao chiều tàu lại tàu qua,Khói tàu vơ vẩn xót xa tiếng còi.Khi nhìn khói quyện mây trời,Ngỡ người vợ cũ về nơi chân thềm.Cố nghệ sĩ, nhà báo Thành Điển (Phó phòng Văn nghệ Đài Phát thanh - Truyền hình Tp HCM) kể: Năm 1960, Thành Điển là nghệ sĩ cải lương trong chiến khu, bị địch bắt giam ở nhà tù Phú Lợi (Bình Dương). Thành Điển không quen Kiên Giang, nhưng thuộc các bài vọng cổ của ông. Một dịp, nhà tù Phú Lợi tổ chức văn nghệ cho các tù nhân, Thành Điển lên sân khấu ca bài "Trái gùi Bến Cát". Vừa dứt câu một, tên chủ ngục ngồi hàng ghế đầu đã đứng phắt dậy, chỉ vào mặt Thành Điển chửi thề và hét: "Thằng nào soạn bài này?". Hai con chó bẹc giê chồm dậy theo chủ, tay chủ ngục ghìm hai dây xích ấn xuống. Thành Điển điếng người, cố theo đờn hát tiếp đến hết câu 6, chắc mẩm phen này sẽ ăn đòn tơi tả. Sợ, Thành Điển không dám hát bài thứ hai như đã đăng ký, bước xuống sân khấu. Chủ ngục ngoắt lại hỏi: "Thằng nào viết bài này? Mày biết nó không?", Thành Điển đáp: "Dạ không. Soạn giả là Kiên Giang. Tôi hát trong chiến khu, còn soạn giả ở ngoài Thành". Chủ ngục lấy hai bàn tay quệt nước mắt, nói: "Mày biết không? Bà mẹ cầm xâu gùi đó là chị ruột của tao. Tao cảm ơn mày và Kiên Giang". Nhờ bài hát đó, tên chủ ngục đã nới lỏng chế độ lao tù, cơm ít sạn và hẩm hơn, nước tắm cho nữ tù nhiều hơn. 3. Kiên Giang viết cả trăm bài thơ, 15 vở tuồng cải lương, hàng trăm bài vọng cổ và hàng ngàn bài báo bình luận kịch trường, phóng sự xã hội… Nhắc tên ông, bạn đọc miền Nam không ai không biết bài thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím", được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc. Kiên Giang kể: Năm 1944, ônghọc trường tư thục Nam Hưng, dốt toán nhưng giỏi luận, chuyên làm bài giùm cho bạn, trong đó có N.H. - cô bạn thường mặc bà ba trắng, quần đen. Tan học, ông thường lẽo đẽo theo sau N.H. Nhà cô ở xóm nhà thờ. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Kiên Giang không có tiền đi đò về quê, N.H. biết ý gửi cho. Rồi ông đi kháng chiến, người quen trong đội quân nhạc nhắn: "Con Tám N.H. vẫn chờ mày". Năm 1955, ông ghé ngang Cần Thơ, xin phép má của N.H. tâm tình với cô suốt đêm. Sau đó ông nghe tin N.H. lấy chồng, có con đặt tên là tên ghép lại của ông và NH, vì thế chồng cô biết rất ghen tức. Chính vì lý do này mà Kiên Giang viết bài thơ như tống tiễn mối tình học trò trinh trắng: Xe tang đã khuất nẻo đờiChuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thuTừ nay tóc rũ khăn sôEm cài hoa tím trên mồ người xưaNăm 1999, Hãng phim TFS làm phim "Chiếc giỏ đời người" về sự nghiệp hoạt động văn nghệ của Kiên Giang, khi trở về Cần Thơ quay lại cảnh trường cũ, Kiên Giang mới hay tin là NH đã mất từ năm 1998. Ông mua bó huệ trắng, ra thăm mộ NH ở nghĩa trang Cái Su. Đúng là: Anh kết vòng hoa màu trắng lạnhTừng cài trên áo tím ngây thơHôm nay vẫn đóa hoa màu trắngAnh kết tình tang gởi xuống mồ.Cải lương ông viết, nổi tiếng nhất là hai vở "Người vợ không bao giờ cưới" và "Áo cưới trước cổng chùa". "Người vợ không bao giờ cưới" có vai đào nữ là Sơn nữ Phà Ca thể hiện tính cách ấn tượng đến độ khán giả gọi tuồng này là "Sơn nữ Phà Ca". Người mộ điệu vẫn còn thấy lâng lâng với những câu: "Đói lòng ăn nửa trái sim/ Uống lưng bát nước đi tìm người thương" qua giọng ca bi ai của sầu nữ Út Bạch Lan. Đây là một vai diễn để đời, đến mức khán giả gọi Út Bạch Lan là Sơn Nữ Phà Ca. Đây cũng là một vai để đời của diễn viên Thanh Nga, giúp cho Thanh Nga đoạt giải Thanh Tâm vào năm 1958. Tài hoa khiến bao trái tim thổn thức, nhưng về cuối đời, Kiên Giang vẫn một thân một mình lang thang trơ trọi giữa chợ đời… | ||||||||||||||
Mai Bá Kiếm |
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét