HIỆP THỦY
TTO – 27/06/2018
15:45 GMT+7
Kinh tế biển ĐBSCL với tiềm năng dầu khí, hàng hải, du lịch biển và kinh tế hải đảo, các khu kinh tế, đô thị ven biển. Vùng này có bờ biển dài, lãnh hải rộng, giàu tài nguyên hải sản, khoáng sản, dầu khí, cảnh quan biển, đảo.
Vùng biển ĐBSCL còn có lợi thế nằm gần tuyến hàng hải Đông
- Tây, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới, là một cửa ngõ quan trọng
xét trên nhiều mặt.
Khát vọng kinh tế biển
Các ngành công nghiệp năng lượng, khai thác tiềm năng khí như Trung tâm khí - điện - đạm Cà Mau, đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, luồng hàng hải và cụm cảng biển 6. Một số khu kinh tế ven biển như Phú Quốc - Kiên Giang, Định An - Trà Vinh, nhóm cảng biển 6 ĐBSCL, bước đầu hình thành hạ tầng logistic, các cơ sở hậu cần nghề cá... tạo ra vị thế vươn ra biển.
Tuy nhiên, vùng này đang nổi lên các thách thức lớn từ tư
duy tiếp cận kinh tế biển, vẫn chưa giải quyết được căn cơ mối quan hệ giữa
phát huy lợi thế bậc nhất về nông nghiệp (sản xuất lúa gạo, thủy sản, trái cây)
với kinh tế biển (vận tải biển, hậu cần logistic, du lịch biển, đảo, phát triển
kinh tế biển để khai thác lợi thế và phục vụ nông nghiệp ...).
Qui hoạch, tổ chức không gian phát triển và huy động nguồn
lực tổng hợp cho phát triển kinh tế biển còn hạn chế. Vốn đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng vùng biển, đảo và ven biển chưa nhiều, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ
tầng các khu, điểm du lịch còn thấp kém. Sự tham gia của các thành phần kinh tế
chưa mạnh, chưa dồn sức vào các sản phẩm mũi nhọn. Đồng thời, thách thức càng
bị nhân lên trước biến đổi khí hậu, nước biển dâng và yều tố "cạnh tranh
phát triển" của các quốc gia ven biển.
Chiến lược vươn ra biển
Góp phần phát triển kinh tế địa phương
Ông Nguyễn Văn Tâm, giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang, cho
biết thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020", kinh tế biển của Kiên
Giang có bước phát triển khá toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và
nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Tăng trưởng kinh tế biển giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,4%/năm và chiếm
tỉ trọng 73,3% GRDP toàn tỉnh.
Trong phát triển kinh tế
biển, tỉnh hoàn thành các công trình thủy lợi vùng ven biển phục vụ nuôi trồng
thủy sản, nuôi tôm kết hợp trồng lúa khu vực Vàm Răng - Ba Hòn, An Biên, An
Minh, hệ thống kênh cấp 2 vùng ven biển Tứ giác Long Xuyên, U Minh Thượng; cống
sông Kiên, Kênh Cụt (TP. Rạch Giá); các công trình gia cố đê biển, tuyến đê
biển An Biên - An Minh, kênh Chống Mỹ, kênh Xẻo Cạn, kè chống sạt lở khu vực Hà
Tiên, Rạch Giá, An Minh...(Cẩm Triều)
Thực tế đang đòi hỏi, cần có một Chiến lược kinh tế biển
của ĐBSCL, gắn bó máu thịt với cả nước hơn là những chương trình hành động
riêng lẻ của từng địa phương, thiếu liên kết nội vùng và liên vùng.
Trước hết, cần chú trọng đặc biệt đến giải pháp quy hoạch
và quản lý quy hoạch phát triển biển đảo, ven bờ trong một chiến lược tổng thể,
đồng bộ để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho thực thi chiến lược biển của
vùng. Hiện thực hóa thế mạnh nổi lên của từ ngành như điện gió, từ ven bờ tiến
đến thăm dò, khái thác tiềm năng ngoài khơi; lợi thế từ ngành du lịch biển đảo
Phú Quốc, Hà Tiên, Bạc Liêu, Cà Mau...
Liên kết vùng ĐBSCL là đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn sôi
động của vùng có nhiều lợi thế kinh tế biển. Việc liên kết cần được tổ chức
theo cơ chế, mô hình liên kết hiệu quả.
Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo sự liên kết giữa các
tỉnh, TP có biển, tạo nên sức mạnh tổng hợp, phát huy sức mạnh tiềm năng kinh
tế biển; định vị lợi thế cạnh tranh, liên kết và tiến tới cạnh tranh sòng phẳng
với các đảo phát triển trong khu vực ASEAN.
Đồng thời, tạo cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ các doanh
nghiệp phát triển, tạo ra các thương hiệu biển của doanh nghiệp cho đồng bằng
trong các ngành du lịch, vận tải, thương hiệu đảo ngọc Phú Quốc.
Phát triển bền vững kinh tế biển xanh ĐBSCL cần được tổ
chức triển khai một cách đồng bộ, từ chất lượng và hiệu quả đầu tư, hợp tác
quốc tế, vấn đề chủ quyền, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Với nguồn lực có hạn, việc lựa chọn mục tiêu trọng tâm, lựa
chọn điểm đột phá, khắc phục tình trạng dàn trải, phân tán trong đầu tư phát
triển kinh tế biển, gây lãng phí và kém hiệu quả... là yêu cầu quan trọng hàng
đầu.
Kinh tế biển ĐBSCL cần
được đầu tư, khai thác gắn với chiến lược kinh tế biển của VN để ĐBSCL không
chỉ là vựa lúa, trái cây mà còn là vùng mạnh về biển.
https://tuoitre.vn/dong-bang-vuon-ra-bien-20180626191149429.htm
Nhận xét
Đăng nhận xét