Chuyển đến nội dung chính

ĐBSCL lớn mà không mạnh

NGUYỄN MINH NHỊ
Báo Người Lao Động, ngày 01/03/2015
Tiềm năng nông nghiệp dẫn đầu cả nước nhưng khó nghèo cũng dẫn đầu cả nước. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ tư duy nông nghiệp manh mún, sơ khai
Tổng sản lượng lúa cả nước năm 2014 đạt 45 triệu tấn, so với năm 2005 tăng 13,64%. Trong đó, ĐBSCL đạt 25,2 triệu tấn, tăng 30,98%. Riêng 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp nhờ “Chương trình Đồng Tháp Mười” và “Tứ giác Long Xuyên” nên sản lượng lúa năm 2014 cũng đạt 11,7 triệu tấn, tăng 32,95% so với năm 2005. Cùng với cây lúa, cây ăn trái và cá tôm (nuôi) nước ngọt - lợ, ĐBSCL luôn dẫn đầu cả nước 3 sản phẩm này.
Một góc đồng bằng

Tội nghiệp “bà đỡ”!
Cách đây 10 năm, nông dân ĐBSCL bắt đầu thực hiện việc mua giống lúa xác nhận được sản xuất tại địa phương để gieo cấy chứ không tự để giống như trước kia. Khâu làm đất được cơ giới hóa. Tưới tiêu bắt đầu điện khí hóa. Thu hoạch lúa bằng máy liên hợp và sấy lúa theo dạng công nghiệp cũng bắt đầu triển khai.
Như vậy, đến năm 2015, ĐBSCL đã hiện đại hóa - công nghiệp hóa sản xuất, thu hoạch, chế biến lúa gạo ở tất cả các khâu và xuất khẩu gạo chiếm tỉ trọng hơn 90% cả nước. Việt Nam trở thành nước sản xuất tiên tiến và xuất khẩu lúa gạo hàng đầu ASEAN cũng như thế giới. Đó là thành quả nổi bật nhất của Đổi mới từ sau năm 1986, đã đưa nền sản xuất tiểu nông, lạc hậu lên tầm sản xuất lớn, hiện đại và lớn nhanh chưa từng có.
Tuy nhiên, nông nghiệp ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung so với nội khối ASEAN thì có lớn nhanh mà không mạnh.
Nhiều năm qua, nông dân càng hội nhập càng gặp bất cập: “Trúng mùa rớt giá”, “hết đốn lại trồng”, “trồng cây gì, nuôi con gì?”... Thậm chí nuôi, trồng những thứ bán mà không biết người mua mua để làm gì rồi lại nghỉ ngang nửa chừng không mua như lá khoai mì (sắn), lá điều lộn hột... hoặc sản xuất cung vượt cầu gây “dội chợ”. Thủ tướng Chính phủ phải luôn luôn giải quyết “sở kẹt”, “tình thế” như “mua lúa - gạo tạm trữ”, cấp quota xuất khẩu gạo...
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu năm 2014 đạt 150 tỷ USD, trong đó khối doanh nghiệp (DN) FDI là 101,6 tỷ USD (kể cả dầu thô), các DN trong nước chỉ có 48,44 tỷ USD, khối nông - lâm - thủy sản chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy chỉ có 30,48 tỷ USD nhưng vẫn là “bệ đỡ” cho nền kinh tế. Trong sản phẩm làm ra, nông dân đóng góp đến 70% giá trị nhưng hưởng lợi chỉ 50% lợi nhuận. “Chương trình xóa đói giảm nghèo” là mục tiêu Thiên niên kỷ ở Việt Nam được Liên Hiệp Quốc ca ngợi vậy mà gần như năm nào, cụ thể là năm 2014, dù không bị bão lũ nhưng Chính phủ vẫn phải xuất 3 đợt hơn 10.000 tấn gạo dự trữ cứu đói cho dân các tỉnh miền ngoài là những biểu hiện không bền vững của nền kinh tế nói chung.
Cứ loay hoay, mạnh ai nấy làm
Quan hệ sản xuất, nói nôm na là quan hệ giữa nông dân với nông dân, với DN và thị trường dưới sự hỗ trợ và theo “gậy” chỉ huy của nhà nước - nhạc trưởng. Trong đó, vai trò nông dân là chủ lực quân, các chủ trang trại, giám đốc hợp tác xã và DN ngoài quốc doanh có vai trò “dẫn mũi chiến đấu” rất quyết định trong hội nhập toàn cầu. Nếu xác định như vậy thì phải thu xếp lại các DN nhà nước và chấn chỉnh lại chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước lâu nay đã làm hết vai trò lịch sử “bà đỡ”. Vì “bà đỡ” chỉ đỡ cho ra “trẻ con” chứ không đỡ cho ra “người lớn” được. Trong quan hệ kinh tế thì phải tôn trọng và làm theo quy luật thị trường. Thị trường mà không biết người mua mua gì và mua giá nào thì chỉ là “nửa thị trường”. Trong quản lý nhà nước thì phải là luật pháp và chế tài chứ không thể dùng “lệ làng”.
Trong những năm 1990, làm việc với ông David Lâm - “vua gạo” Hồng Kông, thấy ông đang hợp tác với các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp... xây nhà máy chế biến gạo hiện đại ở Mỹ Tho (Tiền Giang) nhưng không mua đủ lúa, tôi hỏi sao không ký hợp đồng có giá mua với nông dân trước để họ yên tâm trồng, ông nói: “Tôi đã thất bại ở Trung Quốc rồi, vì khi có ai mua giá cao hơn thì họ phá hợp đồng, thưa không ai xử”. Lúc đó và bây giờ ở Việt Nam là như vậy. Liên doanh ấy lỗ nặng, thất bại và giải tán. Đây là vấn đề thuộc về quyền sở hữu nói chung trong quan hệ sản xuất chứ không chỉ riêng về sở hữu đất đai mà luật pháp ta không bảo đảm cho các thành phần kinh tế phi quốc doanh, nhất là DN FDI, yên tâm mạnh dạn đầu tư.
Nông nghiệp mà không hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị trong một hình thức tổ chức thích hợp trên một địa bàn chuyên canh; không có bộ máy quản lý hành chính chuyên ngành, chuyên nghiệp và có hệ thống; không có các thành phần: DN nhà nước (khâu trọng yếu), thành phần tư nhân (rộng rãi) và không có DN FDI thì sẽ không mạnh vì mục đích sản xuất không minh định và chọn lọc hợp thời, cơ chế quản lý phân tán, phân khúc và cơ cấu thành phần DN không có “chân kiềng”... là nền nông nghiệp còn nặng tính tự nhiên và địa phương chủ nghĩa.
Tỉnh An Giang có các hình thức hợp tác sản xuất - kinh doanh, “liên kết 4 nhà”, thực hiện ký kết tiêu thụ sản phẩm rất sớm nhưng mỗi khi có sự vi phạm quy hoạch và kế hoạch sản xuất, các hợp đồng kinh tế bị hủy bỏ đơn phương thì không ai “muốn” hoặc không “dám” xử vì sợ “mất lập trường với nông dân” hoặc “sợ làm hạn chế đầu tư”. Nếu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế như phạt vi phạm Luật Báo chí và Luật Giao thông đường bộ hiện nay thì kinh tế mới tốt lên được.
Hợp đồng kinh tế và xử phạt vi phạm hợp đồng dù bất cứ ai, đó là “cái lề” của kinh tế thị trường tự do như giấy phải có lề. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phải có sự phù hợp nào đó thì kinh tế mới phát triển bền vững và việc điều chỉnh cho phù hợp chỉ có thể bằng chính sách, luật pháp và tổ chức - cán bộ chứ không thể chỉ bằng chỉ thị, nghị quyết hay tình cảm. Muốn vậy, phải tái cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý nhà nước trước khi tái cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn