Người dân cứ trồng, cứ nuôi rồi không biết bán
cho ai. Thế là chặt, bỏ và sau đó lại trồng, lại nuôi khi thấy được giá. Ít ai
thoát được vòng luẩn quẩn ấy
Thiếu chiến lược
Việt
Nam luôn tự hào vì có nền nông nghiệp lâu đời với những nông dân sản xuất giỏi.
Bằng chứng là sản lượng cây trồng, vật nuôi không ngừng được tăng cao theo kiểu
“năm sau luôn tăng cao hơn năm trước”. Thế nhưng, có một thực tế là chẳng nước
nào dám học hỏi kinh nghiệm của nông dân nước mình vì sản phẩm làm ra nhiều
nhưng lại rất khó tiêu thụ. Trong khi đó, nhiều nông dân dám mạnh dạn đầu tư
vào cây - con mới và được thị trường ưa chuộng với giá cao gấp nhiều lần nhưng
không được ngân hàng hỗ trợ vốn vì sợ rủi ro.
Vấn đề
ở đây là ngành nông nghiệp chưa có chiến lược sản xuất và tiêu thụ nông sản đối
với mặt hàng chủ lực của quốc gia. Vì thế mà nông dân cứ nuôi, cứ trồng mà
không biết bán cho ai, giá cả như thế nào và sản lượng bao nhiêu cho vừa. Trong
khi đó, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cũng còn loay hoay trong việc chờ đối
tác đặt hàng rồi mới đi thu gom nguyên liệu trong dân nên rất khó bảo đảm về
mặt chất lượng cũng như xây dựng thương hiệu. Mặc dù nhà nước có nhiều chủ
trương như DN xuất khẩu phải đầu tư vùng nguyên liệu để vừa bao tiêu sản phẩm
cho nông dân vừa có chất lượng đồng đều trên thị trường nhưng đến thời điểm
hiện tại thì số lượng DN tham gia vào chuỗi liên kết này lại rất ít.
Ngay cả
khi Chính phủ chỉ đạo thực hiện việc thu mua tạm trữ lúa gạo cũng gặp khó vì
theo thông tin mới nhất mà tôi biết được thì hiện các DN chỉ thu mua được
khoảng 8%-10% sản lượng trong lúc nông dân đang thu hoạch rộ lúa đông xuân. Lý
do không thể chối cãi được là vì các DN thường xuyên bị bí đầu ra.
TS Lê
Văn Bảnh (Viện
trưởng Viện Lúa ĐBSCL)
“Doanh nhân hóa” nông dân
Làm sao để nông dân ĐBSCL không phải tiếp tục mù mờ trong sản
xuất, thiếu thông tin thị trường, thoát vòng luẩn quẩn “trồng cây gì, nuôi con
gì”? Theo tôi, doanh nhân hóa nông dân là tư duy mới và là cuộc chuyển đổi căn
bản.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, nông dân không chỉ là những
người lao động giỏi mà còn phải là người làm ăn giỏi; không chỉ biết làm ra
nhiều nông sản mà còn phải biết làm ra nhiều lợi nhuận để làm giàu. Thực tế đòi
hỏi cần có nhiều hơn nữa các cơ chế, chính sách hỗ trợ Tam nông và thực thi có
hiệu quả. Nếu cứ lắt nhắt một ít chính sách trợ giúp tạm trữ, một ít trợ vốn,
một vài dự án hỗ trợ khoa học kỹ thuật... có tính đối phó, theo đuôi thiệt hại
như vừa qua thì không ăn thua. Nông dân cần được giải phóng gánh nặng bằng kiến
thức của người kinh doanh.
Nông dân ĐBSCL cần được giải phóng bằng kiến thức của nhà kinh
doanh, cần được đào tạo nghề thực chất hơn là phong trào, tập trung vào việc
nâng cao giá trị sản xuất các ngành hàng chủ lực, mở rộng các ngành nghề phi
nông nghiệp. Đó là cách thức giúp nông dân không chỉ đứng vững trên đồng ruộng
mà còn có thể làm giàu từ làng quê của mình và cạnh tranh nông nghiệp toàn cầu.
Ông Trần Hữu Hiệp (Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ)
Mô hình
nhiều, hiệu quả ít
Tổng
kết năm 2014, tổng diện tích cây ăn quả cả nước đạt 843.700 ha, trong đó ĐBSCL
chiếm 288.500 ha. Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và nhiều tỉnh khác có chủng
loại cây ăn quả rất đa dạng, nổi tiếng cả trong và ngoài nước như xoài cát Hòa
Lộc, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, sầu riêng Ri 6, vú sữa Lò Rèn… Tuy nhiên, công
tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, tập trung của khu vực mới chỉ giới hạn
ở một vài cây và một vài địa phương chưa phát huy được sức mạnh thật sự của
vùng chuyên canh và sự liên kết vùng sản xuất hàng hóa. Tỉ lệ nông dân áp dụng
thành công tiêu chuẩn GAP trong sản xuất rau quả còn thấp, dẫn đến chất lượng
sản phẩm không đồng đều. Sự liên kết sản xuất giữa nông dân và DN vẫn còn nhiều
bất cập. Nhiều dịch bệnh xảy ra do thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, tăng
diện tích ồ ạt…
Chúng
ta có nhiều mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP nhưng mô hình này quá nhỏ, rải
rác, sản lượng ít, chỉ có trong một giai đoạn nhất định trong năm và chưa liên
kết được với DN lớn nên việc buôn bán chưa tăng lợi nhuận và bền vững như mong
muốn.
Ở nước
ta đã và đang thực hiện bảo hộ giống mới mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà
chọn giống và cho đất nước qua việc tăng hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh
tranh qua độc quyền sản xuất và cung ứng, giảm thiểu việc mất giống, ăn cắp bản
quyền giống. Thế nhưng, việc này chủ yếu thực hiện trong nước và việc chế tài
chưa đủ mạnh để phát huy tác dụng.
TS
Nguyễn Văn Hòa (Viện
trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam)
PHẠM
CÔNG - THỐT NỐT ghi
Nhận xét
Đăng nhận xét