Bài trên báo Dất Việt ngày 02/3/2015
"Công cuộc đấu tranh bảo vệ dòng Mekong – tài sản của nhân loại - là cuộc đấu tranh lâu dài còn phải tiếp tục... "
Đó là khẳng định của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ khi trao đổi với Đất Việt về động thái của Campuchia khi hoãn xây một đập thuỷ điện lớn do Trung Quốc tài trợ.
PV: - Campuchia vừa quyết định hoãn xây dự án đập thuỷ điện lớn ở Tây Nam nước này là Stung Cheay Areng tới năm 2018 do vấp phải sự phản đối của dư luận. Ông có bất ngờ trước động thái này hay không, đặc biệt khi Trung Quốc là nhà tài trợ xây dựng đập và đang là nhà đầu tư lớn nhất ở Campuchia? Theo ông, vì sao Campuchia lại đưa ra quyết định như vậy?
Ông Trần Hữu Hiệp: - Quyết định này là cần thiết và là một tín hiệu tích cực. Chúng ta biết, đập thủy điện Stung Cheay Areng ở khu vực Tây Nam Campuchia được Trung Quốc tài trợ nghiên cứu và dự định đầu tư xây dựng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, các tổ chức quốc tế và tranh cãi của các quốc gia có quyền, lợi ích liên quan.
Xâu chuỗi tiến trình đấu tranh bảo vệ dòng Mekong 5 năm qua, thì quyết định trên không hoàn toàn bất ngờ. Chúng ta biết, chỉ riêng việc Lào xây dựng đập thủy điện Xayaburi, đã có 263 tổ chức phi chính phủ thuộc 51 quốc gia ký kiến nghị phản đối.
Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ |
Đập thủy điện Don Sahong của Lào mới đây cũng phải tiếp tục kéo dài thời hạn tham vấn để cân nhắc việc xây dựng. Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã thông báo chính thức không cung cấp tài chính cho đập thủy điện này.
Các tổ chức quốc tế lớn như IUCN, WWF, WCD đều ủng hộ việc hoãn xây dựng toàn bộ 12 đập thủy điện trong 10 năm để nghiên cứu thêm trước khi quyết định.
Từ năm 2010, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đã phát biểu: “Chúng ta đã có một cuộc thảo luận rất xây dựng về những tác động tiềm tàng của việc xây dựng đập trên sông Mekong. Mỹ kiến nghị nên tạm hoãn trước khi có những hoạt động xây dựng lớn được tiến hành. Chúng tôi sẽ tài trợ cho nghiên cứu vấn đề này”.
Tuy nhiên, công cuộc đấu tranh bảo vệ dòng Mekong – tài sản của nhân loại - là cuộc đấu tranh lâu dài còn phải tiếp tục, là quá trình giải quyết xung đột lợi ích phức tạp.
PV: - Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Campuchia không phải là nước chịu tác động lớn nhất bởi hệ thống thủy điện trên dòng Mekong. Điều đó dẫn đến nhiều nghi ngại, phần lợi nhận được nhiều hơn khiến nước này không ngần ngại với những dự án này. Ông có nhận thấy dấu hiệu lạc quan hơn từ động thái hoãn xây đập Stung Cheay Areng ít nhất tới năm 2018 hay không?
Ông Trần Hữu Hiệp: - Tôi không nghĩ rằng chính phủ và người dân Campuchia sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn khi xây dựng các con đập thủy điện mà có thể đánh đổi về môi trường vá các vấn đề khác.
Mặc dù đất nước Chùa Tháp không có nhiều tài nguyên hóa thạch và ít có tiềm năng thủy điện ở chi lưu Mekong, nên các đập thủy điện nếu được xây dựng sẽ có ý nghĩa quan trọng, bổ sung một phần nguồn năng lượng cho quốc gia này.
Nhưng theo các tài liệu nghiên cứu và đánh giá của Nhóm chuyên gia Mekong thuộc mạng lưới sông ngòi Việt Nam, thì phần lớn lợi ích đó là phần tiền thu được của nhà đầu tư.
Campuchia không tự xây đập mà phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài, theo thông tin là nhà đầu tư Trung Quốc.
Ước tính 12 đập thủy điện trên dòng chính Mekong sẽ giải quyết được khoảng 6-8%/năm nhu cầu điện Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam vào năm 2015, đúng với tăng nhu cầu hàng năm của 4 nước này trong giai đoạn 2015-2025.
Trong tổng doanh thu từ 3 đến 3,7 tỉ USD/năm của 12 đập, phần 2 đập của Campuchia là 30%, tức là khoảng 1,2 tỉ USD/năm; trong đó Chính phủ Campuchia được hưởng 26-31% trong 25 năm đầu vận hành theo phương thức BOT, tức là chỉ khoảng 312 đến 372 triệu USD/năm. Trong khi, đời sống, văn hóa của phần lớn người dân Campuchia phụ thuộc vào sông MekongNếu Campuchia đắp 2 đập, thì sẽ khó phản đối việc Trung Quốc đã và đang xây 8 con đập lớn trên thượng nguồn, kéo theo việc Lào cũng sẽ đắp 10 con đập của họ và làm thay đổi tiêu cực toàn bộ dòng Mekong. Sự thay đổi này là vĩnh viễn và không thể khắc phục được.Campuchia sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội khi 1,6 triệu người sống phụ thuộc vào nghề khai thác cá tự nhiên sông Mekong bị mất sinh kế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường khác.
“Hiệu ứngdomino”về suy thoái, rủi ro môi trường từ 12 con đập sẽ tác động lớn nhất ở Campuchia và Việt Nam là phần hạ lưu. Nông nghiệp, thủy sản và an ninh lương thực của Campuchia cũng như ĐBSCL sẽ suy giảm, chưa kể những “mất mát” khác về chính trị, ngoại giao trong khu vực và trên trường quốc tế mà Campuchia sẽ phải gánh chịu.
PV: - Từ trường hợp của Campuchia, theo ông, Việt Nam và các nước bị ảnh hưởng bởi các đập thuỷ điện có thể rút ra kinh nghiệm gì trong việc đấu tranh ngăn chặn việc xây dựng này? Theo ông, các nước Lào hay Campuchia sẽ quan tâm hơn tới số phận của dòng Mekong trong điều kiện nào?
Ông Trần Hữu Hiệp: - Kiên trì, kiên quyết và đoàn kết. Sông Mekong có tầm quan trọng toàn cầu vì vậy việc phá hủy dòngsông đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt theo dõi. Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế quan tâm giúp đỡ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác của các nước đang phát triển.
Vì vậy, nếu các quốc gia này không tỏ thái độ rõ ràng với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng Mekong, coi trọng lợi ích trước mắt từ thủy điện hơn những lợi ích lâu dài, bền vững,thìchắc chắn cộng đồng quốc tế sẽ xem xét lại sự quan tâm và các chính sách hỗ trợ của họ.
Không chỉ 4 nước trong Ủy hội sông Mekong quốc tế mà còn phải tranh thủ tiếng nói chung của cộng đồng ASEAN, sự ủng hộ của nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
ĐBSCL và lưu vực Mekong nói chung có ý nghĩa lớn trong khu vực và trên thếgiới về an ninh lương thực và an ninh nguồn nước. Các nước trong khu vực ASEAN nhập khẩu gạo của Việt Nam, Thái Lan và Campuchia như Phillipines, Indonesia cũng bị tác động tiêu cực.
Kết quả giải quyết “mâu thuẫn nguồn nước”sôngMekong như thế nào sẽ có tác động lớn đến việc làm phân hóa, chia rẽ hay tăng cường hợp tác, tình đoàn kết và thống nhất giữa các quốc gia Đông Nam Á.
Thành Luân
Nhận xét
Đăng nhận xét