GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Cơ hội tiếp tục thảo luận không còn. Trong khi đó, dự thảo Luật còn nhiều "sạn". Liệu có nên bấm nút thông qua để rồi luật vừa ra lại phải sửa?
Cơ hội tiếp tục thảo luận không còn. Trong khi đó, dự thảo Luật còn nhiều "sạn". Liệu có nên bấm nút thông qua để rồi luật vừa ra lại phải sửa?
Chưa thể hiện tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện
Chiều nay, 18/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Giáo dục Đại học. Theo quy trình lập pháp, các đại biểu sẽ được nghe báo cáo giải trình, tiếp thu lần cuối của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và thể hiện chính kiến bằng cách chọn 1 trong 3 nút bấm: "Đồng ý", "Không đồng ý" và "Không có ý kiến".
Cơ hội tiếp tục thảo luận không còn. Trong khi đó, dự thảo Luật còn nhiều "sạn". Liệu có nên bấm nút thông qua để rồi luật vừa ra lại phải sửa?
Một số chuyên gia cho rằng dự thảo Luật chủ yếu chỉ sao chụp tình hình GDĐH hiện nay, chưa thể hiện tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo như yêu cầu của Nghị quyết Đại hội XI.
Câu hỏi đặt ra là: "Cuối năm nay, Trung ương sẽ họp và ra nghị quyết về GD-ĐT, liệu dự thảo Luật có "tiên đoán" được nội dung nghị quyết không; mà nếu không thì sẽ giải quyết thế nào nếu Luật có những nội dung không phù hợp với nghị quyết của Đảng?"
Ý kiến chuyên gia trong nước và từ nước ngoài phản ảnh trên báo chí đã nhiều. Bản thân tôi cũng đã có một số bài báo về những vấn đề cốt tử của dự thảo Luật.
Vì thời gian thông qua Luật đã cận kề, các đại biểu Quốc hội cũng không còn đủ điều kiện để nghiên cứu những vấn đề phức tạp, trong bài báo này, tôi chỉ nêu ra một số hạn chế dễ nhận thấy nhất và dễ ảnh hưởng nhất đến việc triển khai trong thực tế để Quốc hội cân nhắc và kịp thời chỉnh lý trước khi thông qua Luật.
Ảnh minh họa |
Trước hết, có những quy định hoàn toàn không có tính khả thi. Ví dụ, khoản 3 Điều 27 quy định: "Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở GDĐH thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở GDĐH"
Quy định này không áp dụng được đối với các cơ sở GDĐH ngoài công lập vì chỉ có người bỏ vốn đầu tư thành lập trường (chứ không phải người cho phép thành lập trường) mới có quyền sáp nhập, chia tách trường.
Thứ hai, có những quy định không những không phù hợp với thực tế mà còn có khả năng tạo ra những hệ luỵ đối với sự phát triển GDĐH. Ví dụ, điểm c khoản 1 Điều 7 sử dụng thuật ngữ "ĐH vùng" để chỉ các cơ sở GDĐH đa ngành, đa lĩnh vực được tổ chức theo 2 cấp như ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng và ĐH Thái Nguyên.
Thuật ngữ này không chính xác vì ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng đều là ĐH ở vùng Trung Bộ; trong khi đó, hàng loạt vùng như Tây Bắc, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chưa có cơ sở GDĐH tổ chức theo 2 cấp. Phải chăng thuật ngữ "ĐH vùng" ngụ ý rồi đây Nhà nước sẽ phải đầu tư mở thêm một số ĐH ở các vùng chưa có ĐH vùng?
Mặt khác, thuật ngữ "ĐH vùng" sẽ hạn chế khả năng một số trường ĐH công lập và ngoài công lập tự phát triển thành cơ sở GDĐH 2 cấp.
Thứ ba, dự thảo Luật tiếp tục duy trì tình trạng không rõ ràng về mục đích hoạt động vì lợi nhuận/không vì lợi nhuận của cơ sở GDĐH và kéo dài sựưu đãi của Nhà nước cho các cơ sở kinh doanh GD.
Khoản 7 Điều 4 giải thích: "Cơ sở GDĐH tư thục và cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, nếu phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở GDĐH; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ."
Theo quy định tại Điều 17 thì trường tư thục thành lập hội đồng quản trị - tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của nhà trường.
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ "tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông" - cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất về đường lối phát triển của nhà trường theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục (Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của TTCP; sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg ngày 10/11/2011).
Thành viên hội đồng quản trị bao gồm: "a) Đại diện của các tổ chức, cá nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định; b) Hiệu trưởng; đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở GDĐH có trụ sở; đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện giảng viên."
Chấp nhận chia lợi tức và dành thẩm quyền cao nhất cho các cổ đông như quy định tại dự thảo Luật không khác gì nguyên tắc tổ chức, hoạt động của công ty cổ phần.
Liệu các cơ quan có trách nhiệm ở Quốc hội có chịu sửa chữa trước khi trình Quốc hội biểu quyết hay cứ giữ nguyên như bản thảo đã chuẩn bị và các đại biểu cũng sẽ biểu quyết thông qua như đã dự kiến trong chương trình?
Tất cả còn phụ thuộc vào "năng lực lắng nghe" (chữ dùng rất đúng của đại biểu Dương Trung Quốc) của các đại biểu nhân dân.
|
Thế nhưng, theo quy định tại khoản 3 Điều 12 thì các cơ sở GDĐH này vẫn được hưởng "chính sách ưu tiên về thuế, đất đai, tín dụng, đào tạo cán bộ" như các cơ sở thật sự hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Quy đinh này không khuyến khích sự ra đời của các cơ sở GDĐH không vì mục đích lợi nhuận.
Thứ tư, về khái niệm, có những từ ngữ được hiểu rất không chính xác. Ví dụ, khoản 3 Điều 4 giải thích: "Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định."
Nếu "ngành" mà là "một tập hợp kiến thức, kỹ năng" chứ không phải một lĩnh vực đào tạo thì các hành vi "mở ngành", "đình chỉ hoạt động của ngành" quy định tại Điều 33 cần được hiểu thế nào? Chẳng lẽ phải hiểu là "mở một tập hợp kiến thức, kỹ năng" hoặc "đình chỉ hoạt động của một tập hợp kiến thức, kỹ năng"?
Thứ năm, về kỹ thuật lập pháp, có một số điều khoản không phải là quy phạm pháp luật hoặc không đúng tầm quy định của một đạo luật. Ví dụ, các khoản 1, 2 Điều 8:
"1. ĐHQG là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển".
Đặc tính "chất lượng cao" một mặt không có tính quy phạm, mặt khác, được đưa vào điều luật này, nó ngụ ý loại trừ các cơ sở GDĐH khác (không có đặc tính "chất lượng cao").
"2. ĐHQG có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. ĐHQG chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ GD và ĐT, của các bộ, ngành khác và Uy ban Nhân dân địa phương nơi ĐHQG đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.
ĐHQG được làm việc trực tiếp với các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan của Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ để giải quyết những vấn đề liên quan đến ĐHQG. Khi cần thiết, Giám đốc ĐHQG báo cáo TTCP về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của ĐHQG".
Về điểm này, người viết thấy: a) Cần sửa cụm từ "quyền chủ động" thành "quyền tự chủ", vì "quyền tự chủ" là một thuật ngữ quan trọng trong dự thảo Luật này; trừ khoản 2 Điều 8, không có điều khoản nào trong dự thảo sử dụng thuật ngữ "quyền chủ động".
b) Cần sửa cụm từ "UBND địa phương" thành "UBND cấp tỉnh", vì "UBND địa phương" có thể được hiểu là UBND quận, huyện, phường, xã - là những cấp không đủ điều kiện quản lý ĐHQG và các cơ sở GDĐH nói chung.
c) Cần bỏ cụm từ "trong phạm vi chức năng" vì mơ hồ, không rõ "trong phạm vi chức năng" của ĐHQG hay của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. Nếu hiểu là "trong phạm vi chức năng của ĐHQG" thì câu này tối nghĩa. Còn hiểu là "trong phạm vi chức năng của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh" thì quy định như vậy là thừa.
d) Cần bỏ toàn bộ đoạn văn "ĐHQG được làm việc trực tiếp với các bộ ... phát triển của ĐHQG" vì quy định như vậy là thừa và không đúng với tầm của luật.
Trên đây chỉ là một số trong nhiều điều cần chỉnh lý ở dự thảo Luật GDĐH mà Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua vào chiều nay.
Liệu các cơ quan có trách nhiệm ở Quốc hội có chịu sửa chữa trước khi trình Quốc hội biểu quyết hay cứ giữ nguyên như bản thảo đã chuẩn bị và các đại biểu cũng sẽ biểu quyết thông qua như đã dự kiến trong chương trình?
Tất cả còn phụ thuộc vào "năng lực lắng nghe" (chữ dùng rất đúng của đại biểu Dương Trung Quốc) của các đại biểu nhân dân.
Nhận xét
Đăng nhận xét