"Gạo Việt Nam (VN) cần nói cho thế giới biết tên mình gắn với hình ảnh đất nước, con người VN. Gạo VN xuất khẩu được gọi bằng những cái tên “gạo trắng hạt dài”, nghe rất nhạt nhẽo”- ông Herby Neubacher- chuyên gia cố vấn cao cấp của các Tập đoàn truyền thông chuyên ngành lương thực và thực phẩm Châu Âu tại VN, nói vậy.
Nâng giá trị hạt gạo
Chính vì thế, ông Herby Neubacher bảo: “Gạo VN đừng giấu mình, đừng làm nàng công chúa ngủ trong rừng nữa, hãy thức dậy để thế giới biết mình. Tôi đến từ nước Đức và khi ở VN tôi như được trẻ lại. Tôi biết dân số VN rất trẻ và sức trẻ đó làm nên hạt gạo VN. Hạt gạo VN xanh, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được làm ra từ những người nông dân chân trần, cần cù lao động... Tại sao không mạnh dạn cho thế giới biết? VN cần nghĩ đến việc nâng giá trị hạt gạo từ những điều độc đáo như vậy”. Ông Herby Neubacher cũng đặt vấn đề, gạo VN chú trọng thâm nhập vào các siêu thị lớn trong nước với giá chỉ 16.000đ/kg (chưa tới 1 USD), sao không nghĩ đến thị trường Châu Âu với giá 5 USD/kg?
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng: Đến nay, chúng ta vẫn chưa đảm bảo được giống tốt, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, tỷ lệ thất thoát còn cao, tổ chức canh tác và thu mua, chế biến, bảo quản và kinh doanh tiêu thụ còn nhiều hạn chế, đời sống của người trồng lúa còn nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh lúa gạo VN cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất là thị trường xuất khẩu. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, bà con nông dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị chúng ta phải cùng nhau nỗ lực khắc phục những hạn chế và những yếu kém này.
Ông Võ Hùng Dũng- Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho rằng, VN là một trong 2 nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng nông dân vẫn còn nghèo. Muốn nâng cao giá trị hạt gạo cần công nghiệp hóa nông nghiệp. Thay việc xuất khẩu những sản phẩm gạo đơn thuần bằng những sản phẩm đã qua tinh chế.
Ông Abhishek Sahai- Phó Chủ tịch Ban điều phối gạo (Tập đoàn OLAM), nêu vấn đề “thế giới cần gì ở hạt gạo VN”. Theo ông, gạo VN đã chiếm ưu thế tại các thị trường Châu Phi, người Châu Phi đang hiểu về gạo chất lượng cao VN. Vì thế, đừng làm kiểu “chất lượng phập phều”, lúc có lúc không mà phải duy trì chất lượng một cách nhất quán. Bên cạnh, cần tạo một quy cách đóng gói và không thay đổi. Ở khâu này, người Thái làm tốt hơn VN rất nhiều.
Ông Richard Moore- chuyên gia thương hiệu thế giới, cho biết: Giá gạo liên quan đến chất lượng gạo. Hiện trên thị trường VN, các sản phẩm gạo nhập khẩu của Thái Lan, Nhật Bản rất chú trọng hình ảnh, nhất quán trên thị trường. Thái Lan làm thương hiệu rất tốt, nên gạo xuất khẩu của họ giá trị luôn cao hơn VN. Xu hướng tiêu dùng thế giới là chọn lựa tập trung vào sản phẩm có thương hiệu được phổ biến rộng rãi và tạo được cảm xúc trong lòng khách hàng. Nếu không tạo hình ảnh, thương hiệu sẽ thua thiệt khi tham gia vào thị trường xuất khẩu. Trong tạo dựng thương hiệu ngoài bao bì, đóng gói bắt mắt, chất lượng phải đảm bảo bằng cam kết thiết thực và tạo được cảm xúc với khách hàng thì gạo Việt Nam sẽ có vị trí vững chắc hơn.
Ông Hermawan Kartajaya- Chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới, nhấn mạnh, VN cần phải mạnh dạn thay đổi để nâng cao giá trị hạt gạo. Cần tìm ra được sự độc đáo, khác biệt của gạo VN để trở thành người làm giá, quyết định giá chứ không phải chạy theo giá cả thị trường như hiện nay.
Gạo Việt cần thương hiệu
Vấn đề trăn trở và đặt nhiều kỳ vọng nhất qua Festival lúa gạo lần I, chính là tạo thương hiệu gạo VN. Dù đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới từ nhiều năm qua, nhưng chỉ có một thương hiệu chung là “Gạo VN”. Vì thế, Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân đã từng tiếc rẻ: “Chúng ta là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng lại chưa có thương hiệu gạo quốc gia”.
Theo ông Trần Hữu Hiệp- Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, thương hiệu hạt gạo ĐBSCL gắn với tên doanh nghiệp, nhưng lại là “chất xám” của nhà khoa học và “mồ hôi” của người nông dân. Để có thương hiệu gạo, phải giải quyết đồng bộ từ khâu giống, canh tác, công nghệ sau thu hoạch, tồn trữ và phải tăng cường liên kết “bốn nhà” thật sự có hiệu quả. Trước khi liên kết “bốn nhà” thì các doanh nghiệp phải liên kết dọc- ngang chặt chẽ và chuyên nghiệp. Tạo thương hiệu hạt gạo VN cần được doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học và Nhà nước chung sức.
Một cách cụ thể để tiến tới xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu VN, ông Nguyễn Thành Biên- Thứ trưởng Bộ Công Thương, cũng nêu lên các biện pháp cần làm: Cải tiến chất lượng hàng hóa và gạo xuất khẩu; nghiên cứu các giống lúa chất lượng cao, kháng bệnh, có giá trị thương phẩm tốt, phát triển công nghệ sau thu hoạch; tăng cường công tác dự báo thị trường lúa gạo quốc tế; nghiên cứu thị trường tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ... Đặc biệt, đa dạng mặt hàng gạo xuất khẩu, mở rộng thị trường gạo cao cấp theo hướng tăng sức cạnh tranh của hạt gạo VN về chất lượng và giá cả.
Ông Henry Neubacher góp ý: “Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ vùng lúa của VN là ĐBSCL. Tôi nghĩ rằng, thế giới biết đến vùng Mekong nhiều hơn hình ảnh người dân đi lại bằng xuồng ba lá, cần cù lao động, đầy lạc quan...”.
Có thể thấy, có rất nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình tiến hành xây dựng thương hiệu cho hạt gạo VN. Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, có thương hiệu để bán được giá cao, giá trị gia tăng của sản phẩm gạo sẽ tăng lên.
TRẦN PHƯỚC – THANH LIÊM
Nâng giá trị hạt gạo
Chính vì thế, ông Herby Neubacher bảo: “Gạo VN đừng giấu mình, đừng làm nàng công chúa ngủ trong rừng nữa, hãy thức dậy để thế giới biết mình. Tôi đến từ nước Đức và khi ở VN tôi như được trẻ lại. Tôi biết dân số VN rất trẻ và sức trẻ đó làm nên hạt gạo VN. Hạt gạo VN xanh, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được làm ra từ những người nông dân chân trần, cần cù lao động... Tại sao không mạnh dạn cho thế giới biết? VN cần nghĩ đến việc nâng giá trị hạt gạo từ những điều độc đáo như vậy”. Ông Herby Neubacher cũng đặt vấn đề, gạo VN chú trọng thâm nhập vào các siêu thị lớn trong nước với giá chỉ 16.000đ/kg (chưa tới 1 USD), sao không nghĩ đến thị trường Châu Âu với giá 5 USD/kg?
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng: Đến nay, chúng ta vẫn chưa đảm bảo được giống tốt, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, tỷ lệ thất thoát còn cao, tổ chức canh tác và thu mua, chế biến, bảo quản và kinh doanh tiêu thụ còn nhiều hạn chế, đời sống của người trồng lúa còn nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh lúa gạo VN cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất là thị trường xuất khẩu. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, bà con nông dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị chúng ta phải cùng nhau nỗ lực khắc phục những hạn chế và những yếu kém này.
Ông Võ Hùng Dũng- Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho rằng, VN là một trong 2 nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng nông dân vẫn còn nghèo. Muốn nâng cao giá trị hạt gạo cần công nghiệp hóa nông nghiệp. Thay việc xuất khẩu những sản phẩm gạo đơn thuần bằng những sản phẩm đã qua tinh chế.
Ông Abhishek Sahai- Phó Chủ tịch Ban điều phối gạo (Tập đoàn OLAM), nêu vấn đề “thế giới cần gì ở hạt gạo VN”. Theo ông, gạo VN đã chiếm ưu thế tại các thị trường Châu Phi, người Châu Phi đang hiểu về gạo chất lượng cao VN. Vì thế, đừng làm kiểu “chất lượng phập phều”, lúc có lúc không mà phải duy trì chất lượng một cách nhất quán. Bên cạnh, cần tạo một quy cách đóng gói và không thay đổi. Ở khâu này, người Thái làm tốt hơn VN rất nhiều.
Ông Richard Moore- chuyên gia thương hiệu thế giới, cho biết: Giá gạo liên quan đến chất lượng gạo. Hiện trên thị trường VN, các sản phẩm gạo nhập khẩu của Thái Lan, Nhật Bản rất chú trọng hình ảnh, nhất quán trên thị trường. Thái Lan làm thương hiệu rất tốt, nên gạo xuất khẩu của họ giá trị luôn cao hơn VN. Xu hướng tiêu dùng thế giới là chọn lựa tập trung vào sản phẩm có thương hiệu được phổ biến rộng rãi và tạo được cảm xúc trong lòng khách hàng. Nếu không tạo hình ảnh, thương hiệu sẽ thua thiệt khi tham gia vào thị trường xuất khẩu. Trong tạo dựng thương hiệu ngoài bao bì, đóng gói bắt mắt, chất lượng phải đảm bảo bằng cam kết thiết thực và tạo được cảm xúc với khách hàng thì gạo Việt Nam sẽ có vị trí vững chắc hơn.
Ông Hermawan Kartajaya- Chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới, nhấn mạnh, VN cần phải mạnh dạn thay đổi để nâng cao giá trị hạt gạo. Cần tìm ra được sự độc đáo, khác biệt của gạo VN để trở thành người làm giá, quyết định giá chứ không phải chạy theo giá cả thị trường như hiện nay.
Gạo Việt cần thương hiệu
Vấn đề trăn trở và đặt nhiều kỳ vọng nhất qua Festival lúa gạo lần I, chính là tạo thương hiệu gạo VN. Dù đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới từ nhiều năm qua, nhưng chỉ có một thương hiệu chung là “Gạo VN”. Vì thế, Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân đã từng tiếc rẻ: “Chúng ta là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng lại chưa có thương hiệu gạo quốc gia”.
Theo ông Trần Hữu Hiệp- Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, thương hiệu hạt gạo ĐBSCL gắn với tên doanh nghiệp, nhưng lại là “chất xám” của nhà khoa học và “mồ hôi” của người nông dân. Để có thương hiệu gạo, phải giải quyết đồng bộ từ khâu giống, canh tác, công nghệ sau thu hoạch, tồn trữ và phải tăng cường liên kết “bốn nhà” thật sự có hiệu quả. Trước khi liên kết “bốn nhà” thì các doanh nghiệp phải liên kết dọc- ngang chặt chẽ và chuyên nghiệp. Tạo thương hiệu hạt gạo VN cần được doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học và Nhà nước chung sức.
Một cách cụ thể để tiến tới xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu VN, ông Nguyễn Thành Biên- Thứ trưởng Bộ Công Thương, cũng nêu lên các biện pháp cần làm: Cải tiến chất lượng hàng hóa và gạo xuất khẩu; nghiên cứu các giống lúa chất lượng cao, kháng bệnh, có giá trị thương phẩm tốt, phát triển công nghệ sau thu hoạch; tăng cường công tác dự báo thị trường lúa gạo quốc tế; nghiên cứu thị trường tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ... Đặc biệt, đa dạng mặt hàng gạo xuất khẩu, mở rộng thị trường gạo cao cấp theo hướng tăng sức cạnh tranh của hạt gạo VN về chất lượng và giá cả.
Ông Henry Neubacher góp ý: “Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ vùng lúa của VN là ĐBSCL. Tôi nghĩ rằng, thế giới biết đến vùng Mekong nhiều hơn hình ảnh người dân đi lại bằng xuồng ba lá, cần cù lao động, đầy lạc quan...”.
Có thể thấy, có rất nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình tiến hành xây dựng thương hiệu cho hạt gạo VN. Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, có thương hiệu để bán được giá cao, giá trị gia tăng của sản phẩm gạo sẽ tăng lên.
TRẦN PHƯỚC – THANH LIÊM
Nhận xét
Đăng nhận xét