Trần Hữu Hiệp
Trước mắt, vựa lúa số một Việt Nam này cần tiếp tục được đầu tư phát triển để không chỉ “sống chung với lũ” mà còn “vượt lên đỉnh lũ” để gánh vác sứ mạng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hơn thế nữa.
“Hạt gạo một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng/ Đất nước có từ ngày đó” (“Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm). Đời sống dân Việt gắn liền với lúa gạo, tạo ra nền “văn minh lúa nước”. Lúa gạo theo suốt cuộc đời mỗi người, có mặt hàng ngày qua mỗi bữa cơm, cả người giàu lẫn người nghèo. Phụ nữ sinh con thường dùng “cơm rượu” cho ấm tì. Lễ thôi nôi luôn có nắm xôi (cơm nếp) bên cạnh cục đất, cây viết cho đứa trẻ chọn lựa với mong ước sau này lớn lên có ruộng, có vườn, có kiến thức để mưu sinh. Mời tiệc nhau, người ta gọi “dùng cơm thân mật”. Ở nhiều nơi, còn có phong tục chào nhau bằng câu cửa miệng “ăn cơm chưa?”. Sống là vậy, đến lúc chết đi, ai cũng có mâm cơm đầu năm. Ngày giỗ thì gọi “cúng cơm”. Lễ “rước ông bà” về “ăn tết” với con cháu, không bao giờ thiếu món thịt kho, cơm trắng... Người Việt trân trọng lúa gạo, gọi đó là những hạt ngọc.
Việt Nam là nước có truyền thống trồng lúa. Nền văn minh lúa nước đã có lịch sử mấy nghìn năm. Lúa gạo đã nuôi dân tộc Việt lớn lên, từ thuở khai hoang lập ấp đến đánh giặc giữ nước và xây dựng quê hương. Từ cây lúa ma, lúa nổi, lúa trời, lúa rẫy, lúa nước đến lúa “chất lượng cao”; từ lúa 1 vụ đến 2 vụ, 3 vụ và ngày nay là chuỗi giá trị lúa gạo từ “cánh đồng mẫu lớn” bạt ngàn vùng châu thổ Cửu Long ra thị trường thế giới; từ lúa “để ăn” đến lúa hàng hoá đi khắp năm châu, đại diện cho cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu. Lúa gạo đất Chín Rồng đã tạo ra kỳ tích bằng đường bay của con rồng Châu Á: Từ vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, từ những cánh đồng ngồn ngộn phù sa ven sông Tiền, sông Hậu, vượt lên hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường và những cơn lũ dữ để chiếm ngôi quán quân xuất khẩu gạo thế giới. Năm châu ngắm nhìn hạt gạo đồng bằng đầy ngưỡng mộ và nó thực sự xứng đáng được đặt vào vị trí trang trọng nhất trong cuộc chiến bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Năm 2011 đi qua, ghi thêm kỳ tích cho hạt gạo và người làm ra lúa gạo trên vùng châu thổ sông Cửu Long, không chỉ bằng cột mốc lịch sử của sản lượng xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo, chiếm 100% lượng gạo xuất khẩu của cả nước và hơn 20% lượng gạo thương mại thế giới, mà còn khẳng định tư thế “vượt lên đỉnh lũ” của nông dân miền Tây Nam Bộ. Từ “chống lũ” ở thập niên 1980 trở về trước, thực tiễn đã dạy người dân ĐBSCL kinh nghiệm “né lũ”, rồi hình thành chủ trương và cách làm thể hiện “ý Đảng, lòng dân” trong việc “sống chung với lũ” mà chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL là một minh chứng. Vượt lên trên một chương trình kinh tế - xã hội, xây dựng hơn 1.000 cụm, tuyến dân cư với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, bố trí chỗ ở ổn định, địa bàn làm ăn, sinh sống cho hơn 200 ngàn dân vùng ngập lũ – một cuộc “di dân tại chỗ và tái định cư lớn chưa từng có trong lịch sử” vùng đất này đã diễn ra thành công. Cơn lũ lớn năm 2011 ở ĐBSCL như liều “thuốc thử” để đánh giá kết quả những nỗ lực ấy sau hơn một thập niên, củng cố triết lý “sống chung với lũ” đã hình thành bằng chính mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người trong cuộc. Hơn thế, là cuộc tập dượt bước đầu trước yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng – một thách thức toàn cầu - đang hiển hiện ngày càng rõ trên vùng đất Chín Rồng.
Hạt gạo đồng bằng và những chủ nhân “một nắng hai sương” của nó đã vượt qua lũ lớn, nhưng vẫn còn đó những cơn lũ khác là thách thức vượt lên nghèo khó, tụt hậu... đang chờ giải quyết. Đằng sau ánh hào quang của những hạt ngọc Việt là nỗi lo cho người “mài ngọc”, mặc dù đời sống đã có phần khấm khá hơn lên, nhưng vẫn bị xem là “bộ phận dễ bị tổn thương bậc nhất trong quá trình hội nhập”. Bởi trong hạt gạo bị “cắn chia” làm tám, phần lợi của nông dân chưa tương xứng với công sức bỏ ra.
Làm sao để nông dân ĐBSCL có thể kiếm sống và làm giàu bằng nghề trồng lúa trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu? Lời giải cho bài toán này cần có sự tiếp cận đa ngành, cần quy mô sản xuất lớn hơn, cần tích tụ ruộng đất nhiều hơn để thích nghi với phương thức sản xuất chuyên nghiệp hơn, “chuyển đổi tận gốc” từ tư duy làm ra “chén cơm đầy” sang tư duy làm ra “chén cơm ngon”. ĐBSCL đã được giới khoa học xác tín là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu, người dân nơi đây phải hướng đến mục tiêu dài hạn để thích ứng. Trước mắt, vựa lúa số một Việt Nam này cần tiếp tục được đầu tư phát triển để không chỉ “sống chung với lũ” mà còn “vượt lên đỉnh lũ” để gánh vác sứ mạng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hơn thế nữa.
Trước mắt, vựa lúa số một Việt Nam này cần tiếp tục được đầu tư phát triển để không chỉ “sống chung với lũ” mà còn “vượt lên đỉnh lũ” để gánh vác sứ mạng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hơn thế nữa.
“Hạt gạo một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng/ Đất nước có từ ngày đó” (“Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm). Đời sống dân Việt gắn liền với lúa gạo, tạo ra nền “văn minh lúa nước”. Lúa gạo theo suốt cuộc đời mỗi người, có mặt hàng ngày qua mỗi bữa cơm, cả người giàu lẫn người nghèo. Phụ nữ sinh con thường dùng “cơm rượu” cho ấm tì. Lễ thôi nôi luôn có nắm xôi (cơm nếp) bên cạnh cục đất, cây viết cho đứa trẻ chọn lựa với mong ước sau này lớn lên có ruộng, có vườn, có kiến thức để mưu sinh. Mời tiệc nhau, người ta gọi “dùng cơm thân mật”. Ở nhiều nơi, còn có phong tục chào nhau bằng câu cửa miệng “ăn cơm chưa?”. Sống là vậy, đến lúc chết đi, ai cũng có mâm cơm đầu năm. Ngày giỗ thì gọi “cúng cơm”. Lễ “rước ông bà” về “ăn tết” với con cháu, không bao giờ thiếu món thịt kho, cơm trắng... Người Việt trân trọng lúa gạo, gọi đó là những hạt ngọc.
Ảnh: Duy Khương |
Việt Nam là nước có truyền thống trồng lúa. Nền văn minh lúa nước đã có lịch sử mấy nghìn năm. Lúa gạo đã nuôi dân tộc Việt lớn lên, từ thuở khai hoang lập ấp đến đánh giặc giữ nước và xây dựng quê hương. Từ cây lúa ma, lúa nổi, lúa trời, lúa rẫy, lúa nước đến lúa “chất lượng cao”; từ lúa 1 vụ đến 2 vụ, 3 vụ và ngày nay là chuỗi giá trị lúa gạo từ “cánh đồng mẫu lớn” bạt ngàn vùng châu thổ Cửu Long ra thị trường thế giới; từ lúa “để ăn” đến lúa hàng hoá đi khắp năm châu, đại diện cho cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu. Lúa gạo đất Chín Rồng đã tạo ra kỳ tích bằng đường bay của con rồng Châu Á: Từ vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, từ những cánh đồng ngồn ngộn phù sa ven sông Tiền, sông Hậu, vượt lên hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường và những cơn lũ dữ để chiếm ngôi quán quân xuất khẩu gạo thế giới. Năm châu ngắm nhìn hạt gạo đồng bằng đầy ngưỡng mộ và nó thực sự xứng đáng được đặt vào vị trí trang trọng nhất trong cuộc chiến bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Năm 2011 đi qua, ghi thêm kỳ tích cho hạt gạo và người làm ra lúa gạo trên vùng châu thổ sông Cửu Long, không chỉ bằng cột mốc lịch sử của sản lượng xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo, chiếm 100% lượng gạo xuất khẩu của cả nước và hơn 20% lượng gạo thương mại thế giới, mà còn khẳng định tư thế “vượt lên đỉnh lũ” của nông dân miền Tây Nam Bộ. Từ “chống lũ” ở thập niên 1980 trở về trước, thực tiễn đã dạy người dân ĐBSCL kinh nghiệm “né lũ”, rồi hình thành chủ trương và cách làm thể hiện “ý Đảng, lòng dân” trong việc “sống chung với lũ” mà chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL là một minh chứng. Vượt lên trên một chương trình kinh tế - xã hội, xây dựng hơn 1.000 cụm, tuyến dân cư với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, bố trí chỗ ở ổn định, địa bàn làm ăn, sinh sống cho hơn 200 ngàn dân vùng ngập lũ – một cuộc “di dân tại chỗ và tái định cư lớn chưa từng có trong lịch sử” vùng đất này đã diễn ra thành công. Cơn lũ lớn năm 2011 ở ĐBSCL như liều “thuốc thử” để đánh giá kết quả những nỗ lực ấy sau hơn một thập niên, củng cố triết lý “sống chung với lũ” đã hình thành bằng chính mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người trong cuộc. Hơn thế, là cuộc tập dượt bước đầu trước yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng – một thách thức toàn cầu - đang hiển hiện ngày càng rõ trên vùng đất Chín Rồng.
Hạt gạo đồng bằng và những chủ nhân “một nắng hai sương” của nó đã vượt qua lũ lớn, nhưng vẫn còn đó những cơn lũ khác là thách thức vượt lên nghèo khó, tụt hậu... đang chờ giải quyết. Đằng sau ánh hào quang của những hạt ngọc Việt là nỗi lo cho người “mài ngọc”, mặc dù đời sống đã có phần khấm khá hơn lên, nhưng vẫn bị xem là “bộ phận dễ bị tổn thương bậc nhất trong quá trình hội nhập”. Bởi trong hạt gạo bị “cắn chia” làm tám, phần lợi của nông dân chưa tương xứng với công sức bỏ ra.
Cơ giới hóa tron thu hoạch ở ĐBSCL. Ảnh: Duy Khương |
Làm sao để nông dân ĐBSCL có thể kiếm sống và làm giàu bằng nghề trồng lúa trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu? Lời giải cho bài toán này cần có sự tiếp cận đa ngành, cần quy mô sản xuất lớn hơn, cần tích tụ ruộng đất nhiều hơn để thích nghi với phương thức sản xuất chuyên nghiệp hơn, “chuyển đổi tận gốc” từ tư duy làm ra “chén cơm đầy” sang tư duy làm ra “chén cơm ngon”. ĐBSCL đã được giới khoa học xác tín là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu, người dân nơi đây phải hướng đến mục tiêu dài hạn để thích ứng. Trước mắt, vựa lúa số một Việt Nam này cần tiếp tục được đầu tư phát triển để không chỉ “sống chung với lũ” mà còn “vượt lên đỉnh lũ” để gánh vác sứ mạng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hơn thế nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét