Bài đăng trên báo LAO ĐỘNG ngày 09-01-2012 (Click vào để xem bản gốc)
Dấu hiệu “suy dinh dưỡng”
Theo báo cáo của Bộ GDĐT, toàn vùng hiện có 1.687 trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ, tăng 275 trường so với năm học 2006-2007, trong đó trường công lập chiếm 90%. Tuy nhiên, toàn vùng ĐBSCL còn 215 xã chưa có trường MN độc lập, 769 phòng học tạm, 3.316 phòng học nhờ, mượn, chiếm tỉ lệ 27,5%, cao hơn nhiều so bình quân cả nước (18,8%). Đặc biệt, tiến độ xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia rất chậm (mới đạt 10%). Ở tỉnh mới Hậu Giang, có 675 phòng học MN thì đến 115 là phòng học tạm bợ, tre lá và 130 là phòng học bán kiên cố đã xuống cấp trầm trọng, khiến các em phải học nhờ, học tạm tại 189 phòng học không phù hợp đặc điểm lứa tuổi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn khiến việc triển khai đại trà chương trình GDMN mới gặp phải nhiều khó khăn. Tình trạng trường MN “4 không” (điện, nước, nhà vệ sinh, sân chơi) còn rất phổ biến. Tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường MN thấp hơn cả Tây Nguyên, Tây Bắc. Bởi vậy, “vùng trũng” GDĐT của VN này vẫn còn bề bộn nhiều nỗi lo, mà nỗi lo đáng để lo nhất là dấu hiệu “suy dinh dưỡng” đang bộc lộ ngày càng rõ rệt trong hoạt động giáo dục mầm non (GDMN). Trường thiếu, trẻ đến trường thấp, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu (theo dự báo của Cục Nhà giáo và CBQLGD, Bộ GDĐT, thì hằng năm vùng này cần thêm 1.000 giáo viên, CBQLGD; hiện có khoảng 15% số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ, cao hơn Tây Bắc (13%) và Tây Nguyên (5%). Như thế, chẩn bệnh là “suy dinh dưỡng” liệu có thỏa đáng?
Kê toa” cho thể trạng yếu
Tại hội thảo, các đại biểu đề nghị nhiều giải pháp phát triển GDMN. Trước tiên là những nỗ lực “chính bằng sức mình” của mỗi tỉnh, thành ĐBSCL: Quan tâm quy hoạch mạng lưới trường lớp đạt chuẩn, khẩn trương xây dựng chương trình hành động phát triển GDMN giai đoạn 2012-2015; tuyên truyền, vận động gia đình và xã hội quan tâm đầu tư đúng mức cho bậc học đầu đời của con em mình. Kế đến là Chính phủ, các bộ, ngành trung ương ưu tiên hỗ trợ, đầu tư đúng mức kinh phí và nguồn nhân lực cho “vùng trũng” giáo dục của cả nước. Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa, các địa phương ĐBSCL cần gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển GDMN với chương trình phát triển KTXH; cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc vận động gia đình và xã hội tham gia. Đề án phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 của Chính phủ nêu rõ: Toàn vùng ĐBSCL cần lượng vốn đầu tư 14.660 tỉ đồng để thực hiện 4 dự án: Xây dựng trường học; mua sắm trang thiết bị; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; và xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, vốn ngân sách 11.930 tỉ đồng, chiếm đến 81,3%. Trong điều kiện thắt chặt đầu tư công, triển khai thực hiện đề án quả là một thách thức. Nhiều đại biểu đề nghị, các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực GDĐT cần xác định rõ: Ưu tiên đầu tư vốn cho GDMN. Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết, sau hội thảo này, bộ sẽ kiến nghị với Chính phủ ưu tiên quy hoạch đất, kinh phí và đầu tư xây dựng trường lớp, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ GDMN ở vùng ĐBSCL. Bộ sẽ chủ động làm việc với các bộ: Tài chính, KHĐT để cân đối, bố trí vốn thực hiện chương trình theo hướng ưu tiên đầu tư cho GDMN; xác định khâu đột phá để đầu tư trong điều kiện thắt chặt đầu tư công; đề xuất cơ chế, chính sách để mở thêm “kênh đầu tư” ngoài ngân sách. Các địa phương cần chủ động quy hoạch, chuyển đổi nội dung điều hành theo hướng Chính phủ ổn định vốn kế hoạch từ 3 - 5 năm, giao quyền quyết định đầu tư cho địa phương; các bộ, ngành tăng cường giám sát, ban hành định mức, tiêu chuẩn và cơ chế, chính sách. Bấy nhiêu “thuốc” liệu đã đủ cho “thể trạng yếu”? Chẳng những đủ, mà còn hơi bị nhiều. Có điều, nói phải đi đôi với làm thì “thầy thuốc” mới chữa được bệnh!
Trẻ con Miền Tây đi học. Ảnh: hiepcantho |
Trần Hữu Hiệp
Ngày 7.1, tại TP.Vị Thanh (Hậu Giang), Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng 12 tỉnh, thành trong vùng tổ chức Hội thảo “Giáo dục mầm non ĐBSCL - thực trạng và giải pháp”. Nhiều ý kiến tâm huyết của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và lãnh đạo địa phương đã tập trung “chẩn bệnh” để “kê toa” cho giáo dục mầm non trên “vùng trũng” giáo dục của cả nước. Dấu hiệu “suy dinh dưỡng”
Theo báo cáo của Bộ GDĐT, toàn vùng hiện có 1.687 trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ, tăng 275 trường so với năm học 2006-2007, trong đó trường công lập chiếm 90%. Tuy nhiên, toàn vùng ĐBSCL còn 215 xã chưa có trường MN độc lập, 769 phòng học tạm, 3.316 phòng học nhờ, mượn, chiếm tỉ lệ 27,5%, cao hơn nhiều so bình quân cả nước (18,8%). Đặc biệt, tiến độ xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia rất chậm (mới đạt 10%). Ở tỉnh mới Hậu Giang, có 675 phòng học MN thì đến 115 là phòng học tạm bợ, tre lá và 130 là phòng học bán kiên cố đã xuống cấp trầm trọng, khiến các em phải học nhờ, học tạm tại 189 phòng học không phù hợp đặc điểm lứa tuổi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn khiến việc triển khai đại trà chương trình GDMN mới gặp phải nhiều khó khăn. Tình trạng trường MN “4 không” (điện, nước, nhà vệ sinh, sân chơi) còn rất phổ biến. Tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường MN thấp hơn cả Tây Nguyên, Tây Bắc. Bởi vậy, “vùng trũng” GDĐT của VN này vẫn còn bề bộn nhiều nỗi lo, mà nỗi lo đáng để lo nhất là dấu hiệu “suy dinh dưỡng” đang bộc lộ ngày càng rõ rệt trong hoạt động giáo dục mầm non (GDMN). Trường thiếu, trẻ đến trường thấp, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu (theo dự báo của Cục Nhà giáo và CBQLGD, Bộ GDĐT, thì hằng năm vùng này cần thêm 1.000 giáo viên, CBQLGD; hiện có khoảng 15% số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ, cao hơn Tây Bắc (13%) và Tây Nguyên (5%). Như thế, chẩn bệnh là “suy dinh dưỡng” liệu có thỏa đáng?
Kê toa” cho thể trạng yếu
Tại hội thảo, các đại biểu đề nghị nhiều giải pháp phát triển GDMN. Trước tiên là những nỗ lực “chính bằng sức mình” của mỗi tỉnh, thành ĐBSCL: Quan tâm quy hoạch mạng lưới trường lớp đạt chuẩn, khẩn trương xây dựng chương trình hành động phát triển GDMN giai đoạn 2012-2015; tuyên truyền, vận động gia đình và xã hội quan tâm đầu tư đúng mức cho bậc học đầu đời của con em mình. Kế đến là Chính phủ, các bộ, ngành trung ương ưu tiên hỗ trợ, đầu tư đúng mức kinh phí và nguồn nhân lực cho “vùng trũng” giáo dục của cả nước. Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa, các địa phương ĐBSCL cần gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển GDMN với chương trình phát triển KTXH; cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc vận động gia đình và xã hội tham gia. Đề án phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 của Chính phủ nêu rõ: Toàn vùng ĐBSCL cần lượng vốn đầu tư 14.660 tỉ đồng để thực hiện 4 dự án: Xây dựng trường học; mua sắm trang thiết bị; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; và xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, vốn ngân sách 11.930 tỉ đồng, chiếm đến 81,3%. Trong điều kiện thắt chặt đầu tư công, triển khai thực hiện đề án quả là một thách thức. Nhiều đại biểu đề nghị, các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực GDĐT cần xác định rõ: Ưu tiên đầu tư vốn cho GDMN. Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết, sau hội thảo này, bộ sẽ kiến nghị với Chính phủ ưu tiên quy hoạch đất, kinh phí và đầu tư xây dựng trường lớp, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ GDMN ở vùng ĐBSCL. Bộ sẽ chủ động làm việc với các bộ: Tài chính, KHĐT để cân đối, bố trí vốn thực hiện chương trình theo hướng ưu tiên đầu tư cho GDMN; xác định khâu đột phá để đầu tư trong điều kiện thắt chặt đầu tư công; đề xuất cơ chế, chính sách để mở thêm “kênh đầu tư” ngoài ngân sách. Các địa phương cần chủ động quy hoạch, chuyển đổi nội dung điều hành theo hướng Chính phủ ổn định vốn kế hoạch từ 3 - 5 năm, giao quyền quyết định đầu tư cho địa phương; các bộ, ngành tăng cường giám sát, ban hành định mức, tiêu chuẩn và cơ chế, chính sách. Bấy nhiêu “thuốc” liệu đã đủ cho “thể trạng yếu”? Chẳng những đủ, mà còn hơi bị nhiều. Có điều, nói phải đi đôi với làm thì “thầy thuốc” mới chữa được bệnh!
Nhận xét
Đăng nhận xét