Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đáp ứng nhà ở cho 50% và đến năm 2020 cho 70% nhu cầu của CN tại các KCN.
Bài 1: Quên “lót ổ cho rồng”
Bài cuối: Cần có cơ chế đặc thù
“Tây Đô” cần làm gì để giải quyết ách tắc về nhà ở cho CN thu nhập thấp? Bài viết này của ThS Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ góp phần tìm câu trả lời. Tôi chăm chú theo dõi bài viết trên báo Lao Động về vấn đề nhà ở cho CN thu nhập thấp tại TP.Cần Thơ. Để rộng đường dư luận, xin góp mấy ý kiến về cách thức triển khai một chủ trương lớn nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc của CN tại các khu, cụm CN ở Cần Thơ, đáp ứng nhu cầu có nhà ở, nhà trẻ, trường học... và mức hưởng thụ tối thiểu trong đời sống bằng các thiết chế văn hoá cho các thế hệ CN đang sống lay lắt giữa đô thị lớn nhất vùng đồng bằng này.
Trở lại xuất phát điểm quy hoạch
Dù là địa phương có điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ tốt nhất trong khu vực ĐBSCL, nhưng Cần Thơ vẫn đang rất bức xúc trước nhu cầu nhà ở của khoảng 80% số CN tại các KCN đang phải thuê nhà trọ, chịu gánh nặng chi phí trong phần thu nhập ít ỏi của mình.Áp lực này càng ngày càng tăng trước nhu cầu phát triển, xu thế di dân tự do của LĐ ngoại tỉnh và sự chuyển dịch LĐ từ nông thôn đến thành thị. Theo khảo sát chưa đầy đủ, tại các phường Trà Nóc, Trà An (quận Bình Thủy), Phước Thới (quận Ô Môn) đang có khoảng 500 hộ kinh doanh nhà trọ với khoảng 2.000 phòng trọ.Chỉ riêng phường Trà Nóc đã có hơn 3.000 CN đang tạm trú trong điều kiện thiếu thốn tiện nghi sinh hoạt, an ninh trật tự không bảo đảm. Đây là hệ quả của “sản phẩm quy hoạch” các khu, cụm CN cách nay mấy mươi năm.Thời đó mới chú trọng đến việc làm sao thu hút được nhiều nhà máy, xí nghiệp mà “quên” hoặc không quan tâm đến hàng vạn CN sẽ đến làm việc, sinh sống, cần có chỗ ở và nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho con em họ: Nhà trẻ, trường học, điểm sinh hoạt văn hoá... nên khi nhu cầu “bùng nổ” tất yếu sinh ra lúng túng, chắp vá.Sự ách tắc đầu tiên của kế hoạch “Cần Thơ 1.000”, của chung cư “mái ấm công đoàn” và nhiều nỗ lực của các DN trong việc giải quyết chỗ ở cho CN chính là từ quy hoạch và tầm nhìn phát triển TP.
Giải quyết ách tắc về “đất sạch”
Để khắc phục tình trạng này, đề nghị lãnh đạo TP bên cạnh việc cụ thể hoá các chủ trương lớn của T.Ư như chiến lược phát triển nhà ở, cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho CN tại các KCN tập trung và cho người có thu nhập thấp tại đô thị; phải bắt đầu lại từ quy hoạch theo 2 cách: “Chữa bệnh” đối với các khu, cụm CN của TP hiện tại và “phòng bệnh” đối với các khu, cụm CN đang hình thành và dự định triển khai.Thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20.4.2009 của Chính phủ, đối với các khu CN đã hình thành như Khu CN Trà Nóc I, Khu CN Hưng Phú I..., UBND TP chịu trách nhiệm rà soát, bổ sung quy hoạch, tổ chức thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ “đất sạch” hoặc sử dụng quỹ đất 20% dành xây dựng nhà ở xã hội để giao cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho CN thuê.Đối với các khu CN đang trong giai đoạn hình thành, chủ đầu tư dự án kinh doanh hạ tầng KCN phải tổ chức xác định nhu cầu nhà ở của CN, đồng thời tổ chức lập và trình duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở cho CN gắn với KCN đó.Vấn đề quan trọng là phải có chế tài để thực hiện nghiêm. Hiện nay chưa có chế tài nào bắt chủ đầu tư hay người sử dụng LĐ phải có trách nhiệm về nơi ở cho NLĐ của mình. Yêu cầu này phải trở thành tiêu chí về “môi trường xã hội” mà các dự án đầu tư sử dụng nhiều LĐ phải đảm bảo. Các thiết chế về sinh hoạt văn hoá cho CN như nhà trẻ, trường học... ở các KCN cần được xây dựng ít nhất cũng tương đương với những tiêu chí của “nông thôn mới” hiện nay.
Hỗ trợ vốn đầu tư
UBND TP.Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 12.10.2011 về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn TP, các cơ chế, chính sách khuyến khích chủ đầu tư dự án nhà ở cho CN KCN và người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị như các hỗ trợ về lãi suất, giải quyết vay vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư của TP và các quan hệ tín dụng, hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, thuê đất... cần được thông tin, thực thi đầy đủ cho nhà đầu tư.TP vừa thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách khuyến khích chung của T.Ư, vừa quan tâm tính đặc thù của mình. Việc tạo ra cơ chế mạnh để gắn trách nhiệm DN trong việc đầu tư nhà ở cho CN là một trong những biện pháp cần thiết để thúc đẩy việc phát triển nhà ở CN. Trong đó, tháo gỡ 2 “nút thắt” lớn là tạo quỹ “đất sạch” theo đúng quy hoạch và nguồn vốn đầu tư.Ngoài ra, cần tạo ra nhiều mô hình phát triển như nhà ở cho thuê, nhà ở để bán, nhà ở cho thuê mua, nhà ở phúc lợi của các DN, nhà ở dân doanh... bằng nhiều phương thức đầu tư: BT, BOT, PPP...
Bài 1: Quên “lót ổ cho rồng”
Bài cuối: Cần có cơ chế đặc thù
“Tây Đô” cần làm gì để giải quyết ách tắc về nhà ở cho CN thu nhập thấp? Bài viết này của ThS Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ góp phần tìm câu trả lời. Tôi chăm chú theo dõi bài viết trên báo Lao Động về vấn đề nhà ở cho CN thu nhập thấp tại TP.Cần Thơ. Để rộng đường dư luận, xin góp mấy ý kiến về cách thức triển khai một chủ trương lớn nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc của CN tại các khu, cụm CN ở Cần Thơ, đáp ứng nhu cầu có nhà ở, nhà trẻ, trường học... và mức hưởng thụ tối thiểu trong đời sống bằng các thiết chế văn hoá cho các thế hệ CN đang sống lay lắt giữa đô thị lớn nhất vùng đồng bằng này.
Trở lại xuất phát điểm quy hoạch
Dù là địa phương có điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ tốt nhất trong khu vực ĐBSCL, nhưng Cần Thơ vẫn đang rất bức xúc trước nhu cầu nhà ở của khoảng 80% số CN tại các KCN đang phải thuê nhà trọ, chịu gánh nặng chi phí trong phần thu nhập ít ỏi của mình.Áp lực này càng ngày càng tăng trước nhu cầu phát triển, xu thế di dân tự do của LĐ ngoại tỉnh và sự chuyển dịch LĐ từ nông thôn đến thành thị. Theo khảo sát chưa đầy đủ, tại các phường Trà Nóc, Trà An (quận Bình Thủy), Phước Thới (quận Ô Môn) đang có khoảng 500 hộ kinh doanh nhà trọ với khoảng 2.000 phòng trọ.Chỉ riêng phường Trà Nóc đã có hơn 3.000 CN đang tạm trú trong điều kiện thiếu thốn tiện nghi sinh hoạt, an ninh trật tự không bảo đảm. Đây là hệ quả của “sản phẩm quy hoạch” các khu, cụm CN cách nay mấy mươi năm.Thời đó mới chú trọng đến việc làm sao thu hút được nhiều nhà máy, xí nghiệp mà “quên” hoặc không quan tâm đến hàng vạn CN sẽ đến làm việc, sinh sống, cần có chỗ ở và nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho con em họ: Nhà trẻ, trường học, điểm sinh hoạt văn hoá... nên khi nhu cầu “bùng nổ” tất yếu sinh ra lúng túng, chắp vá.Sự ách tắc đầu tiên của kế hoạch “Cần Thơ 1.000”, của chung cư “mái ấm công đoàn” và nhiều nỗ lực của các DN trong việc giải quyết chỗ ở cho CN chính là từ quy hoạch và tầm nhìn phát triển TP.
Giải quyết ách tắc về “đất sạch”
Để khắc phục tình trạng này, đề nghị lãnh đạo TP bên cạnh việc cụ thể hoá các chủ trương lớn của T.Ư như chiến lược phát triển nhà ở, cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho CN tại các KCN tập trung và cho người có thu nhập thấp tại đô thị; phải bắt đầu lại từ quy hoạch theo 2 cách: “Chữa bệnh” đối với các khu, cụm CN của TP hiện tại và “phòng bệnh” đối với các khu, cụm CN đang hình thành và dự định triển khai.Thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20.4.2009 của Chính phủ, đối với các khu CN đã hình thành như Khu CN Trà Nóc I, Khu CN Hưng Phú I..., UBND TP chịu trách nhiệm rà soát, bổ sung quy hoạch, tổ chức thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ “đất sạch” hoặc sử dụng quỹ đất 20% dành xây dựng nhà ở xã hội để giao cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho CN thuê.Đối với các khu CN đang trong giai đoạn hình thành, chủ đầu tư dự án kinh doanh hạ tầng KCN phải tổ chức xác định nhu cầu nhà ở của CN, đồng thời tổ chức lập và trình duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở cho CN gắn với KCN đó.Vấn đề quan trọng là phải có chế tài để thực hiện nghiêm. Hiện nay chưa có chế tài nào bắt chủ đầu tư hay người sử dụng LĐ phải có trách nhiệm về nơi ở cho NLĐ của mình. Yêu cầu này phải trở thành tiêu chí về “môi trường xã hội” mà các dự án đầu tư sử dụng nhiều LĐ phải đảm bảo. Các thiết chế về sinh hoạt văn hoá cho CN như nhà trẻ, trường học... ở các KCN cần được xây dựng ít nhất cũng tương đương với những tiêu chí của “nông thôn mới” hiện nay.
Hỗ trợ vốn đầu tư
UBND TP.Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 12.10.2011 về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn TP, các cơ chế, chính sách khuyến khích chủ đầu tư dự án nhà ở cho CN KCN và người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị như các hỗ trợ về lãi suất, giải quyết vay vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư của TP và các quan hệ tín dụng, hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, thuê đất... cần được thông tin, thực thi đầy đủ cho nhà đầu tư.TP vừa thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách khuyến khích chung của T.Ư, vừa quan tâm tính đặc thù của mình. Việc tạo ra cơ chế mạnh để gắn trách nhiệm DN trong việc đầu tư nhà ở cho CN là một trong những biện pháp cần thiết để thúc đẩy việc phát triển nhà ở CN. Trong đó, tháo gỡ 2 “nút thắt” lớn là tạo quỹ “đất sạch” theo đúng quy hoạch và nguồn vốn đầu tư.Ngoài ra, cần tạo ra nhiều mô hình phát triển như nhà ở cho thuê, nhà ở để bán, nhà ở cho thuê mua, nhà ở phúc lợi của các DN, nhà ở dân doanh... bằng nhiều phương thức đầu tư: BT, BOT, PPP...
Nhận xét
Đăng nhận xét