Chuyển đến nội dung chính

ANH TƯ XE ĐẠP

Bài trên BÁO HẬU GIANG XUÂN NHÂM THÌN 2012 (Click vào để xem bản gốc)
Bài trên báo ĐẠI ĐOÀN KẾT ngày 16-01-2012 (Click vào)
                                                                                                                              TRẦN HIỆP THỦY
Những lúc rảnh rỗi, người ta thấy anh đạp xe rong ruổi trên đường hay ngồi mấy quán cà phê bụi, lân la với mấy tay thợ sửa xe đạp hè phố... Bình dân đến mức “bị phê bình”. Nhưng anh cứ cười trừ, bởi Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi xe đạp không phải để “làm dáng” hay “rèn luyện sức khỏe” mà anh “chơi” xe đạp bằng niềm đam mê …
“Ngày xưa là Chánh Văn phòng - Ngày nay Chủ nhiệm đặt vòng tránh thai” - có dạo tôi hay chào gọi anh theo kiểu “Bút Tre” cải biên đó. Ở tỉnh Cần Thơ (cũ), anh từng là Chánh Văn phòng UBND tỉnh nhảy sang làm Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, rồi về tỉnh mới Hậu Giang giữ nhiều trọng trách, làm Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư rồi nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Hết phụ trách lĩnh vực công - nông nghiệp, giải phóng mặt bằng nóng bỏng một thời, cả lĩnh vực công nghệ thông tin nhiều thách thức, rồi sang lĩnh vực văn hóa - xã hội bộn bề công việc. Ở đâu, làm gì anh cũng cần mẫn, không ồn ào, nhưng đều tạo dấu ấn. Anh em trìu mến gọi anh là Tư Lập (Trần Thành Lập), còn tôi và số bạn bè thân quen thì gọi là anh “Tư xe đạp”.


Người không ồn ào
Có mặt tại tỉnh Hậu Giang ngay từ những ngày đầu thành lập, anh “Tư xe đạp” cùng mọi người sẻ chia cảnh “ở nhà tạm, ngủ giường xếp, ăn cơm bếp” suốt một thời gian dài. Với nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin, anh xông vô “3 điểm yếu” căn bản của tin học hóa quản lý nhà nước: Cơ sở hạ tầng mạng, phần mềm ứng dụng và trình độ cán bộ, công chức.
Được lãnh đạo tỉnh ủng hộ, anh em đồng lòng, Trung ương quan tâm, nhờ cách làm sáng tạo mà chỉ trong vài năm, Hậu Giang nổi lên như một hiện tượng của vùng ĐBSCL: Văn phòng UBND tỉnh là nơi được công nhận ứng dụng “ISO hành chính” gắn với “tin học hóa” sớm nhất và nhờ hiệu quả thực chất đã nhanh chóng nhân rộng ra các sở, ngành, cấp huyện, cấp xã. Hầu hết văn bản ở “tỉnh thứ 13” này của Tây Nam bộ đều được trao đổi qua mạng từ rất sớm; website của UBND tỉnh (www.haugiang.gov.vn) cũng được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp hạng là một trong những trang tin điện tử tốt nhất. Nhiều cán bộ, công chức ở Hậu Giang vẫn chưa quên những ngày đầu lọng cọng gõ bàn phím máy tính, rồi chỉ sau vài tháng tham gia chiến dịch “xóa dốt tin học” do anh Trần Thành Lập phát động, họ đã sử dụng thành thạo internet, phần mềm quản lý hành chính như thế nào.
Có những chuyện “tin học hóa” bây giờ là bình thường, nhưng cách nay 2 thập niên là “rất mới mẻ”. Thời ấy, dưới sự chỉ đạo “mềm mỏng và quyết liệt” của anh “Tư xe đạp”, Văn phòng UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) là một “điểm sáng” ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống văn phòng cả nước. Có lẽ vì vậy mà đã góp phần “truyền lửa” cho người về tỉnh mới, với cách làm sáng tạo của anh “Tư xe đạp” và anh em, đã nhanh chóng tạo ra “hiện tượng” mới trong tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của một Hậu Giang sinh sau, đẻ muộn, còn nhiều khó khăn.
Dấu ấn của anh “Tư xe đạp” còn để lại trong công tác giải phóng mặt bằng ở Hậu Giang cũng rất sâu đậm. Với tư cách là “tư lệnh” trên “mặt trận nóng bỏng”, anh trực tiếp xuống dân, lắng nghe - đối thoại. Nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh được triển khai với tốc độ giải phóng mặt bằng nhanh kỷ lục. Nhiều năm liên tiếp, Hậu Giang gần như không phát sinh điểm nóng khiếu kiện đông người, vượt cấp về giải phóng mặt bằng. Đây chính là kết quả của một cuộc vận động lớn, là cả một nghệ thuật “nghe dân nói, nói dân nghe, dân hiểu; làm dân tin, dân hưởng ứng”. Cũng từ năm 2004 đến nay, Hậu Giang luôn duy trì tốt “Chiến dịch giao thông - thủy lợi”. Đã có hàng ngàn tỉ đồng được đầu tư mà vốn dân đóng góp chiếm hơn 80%. Cách thức phát động và “treo thưởng” của tỉnh này cũng đầy sáng tạo. Các giải thưởng cho chiến dịch hàng năm trị giá từ 5-10 tỉ đồng, nhưng tiền thưởng không bị tiêu xài mà chảy vào công trình của những nơi làm tốt. Đó cũng là cách anh “Tư xe đạp” treo giải thưởng bằng “bộ máy vi tính” cho cơ quan có cán bộ, công chức đạt giải trong các cuộc thi tin học. Kết quả là, kiến thức công nghệ thông tin của cán bộ được nâng lên mà tỉnh cũng chẳng tốn kém kinh phí khen thưởng vì đằng nào cũng phải đầu tư trang bị máy tính cho anh em.
Xe đạp và đời thường
Ở đời, mỗi người đều phải đóng nhiều vai nên không phải dễ “làm tròn vai”. Quen biết anh “Tư xe đạp” nhiều năm, từng là cán bộ dưới quyền, là em út, rồi bạn bè “cà phê”, tôi cảm nhận được rằng, anh đóng nhiều vai nhưng không hề “diễn”, mà rất thật, thật như chuyện anh… đi xe đạp.
Những ngày cuối tuần, ngoài giờ hành chính, sau khi cởi bỏ chiếc áo công chức trở về với gia đình, người thân, bạn bè, anh thực sự hòa mình với họ. Những lúc rảnh rỗi, người ta vẫn thấy anh đạp xe rong ruổi trên đường hay ngồi mấy quán cà phê bụi, lân la với mấy tay thợ sửa xe đạp hè phố... Bình dân đến mức “bị phê bình”. Nhưng anh cứ cười trừ, bởi Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi xe đạp không phải để “làm dáng” mà thực sự là niềm đam mê.

Mấy chiếc xe đạp mà anh tìm kiếm, nài nỉ mua lại cho bằng được có “niên đại” từ thời Pháp thuộc hoặc những năm 1950, chắc là của những công chức xưa hay của thầy ký, thầy giáo nào đó. Có chiếc còn nguyên “facture” (hóa đơn mua hàng) với “con niêm” của Nha thuế vụ xưa được anh nâng niu như báu vật. Xe đạp và đời thường. Chơi xe đạp cổ, nhưng anh vẫn luôn tự làm mới mình. Thật xứng danh anh “Tư xe đạp”!

Nhận xét

  1. Cám ơn Hiệp đã cho người đọc những thông tin về anh Tư từ một góc nhìn khác. Có lẽ Hiệp phải viết thêm nhiều hơn nữa về anh Tư, một con người luôn vì công việc với trái tim nhiệt huyệt và trí óc thông tuệ. Mình chỉ ước gì tỉnh nào cũng có một anh Tư lãnh đạo thì nước ta đâu có chậm chạp thế này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất cám ơn đàn anh đã quan tâm đọc và nhận xét. Hơn tháng nay dư luận bàn tán quá chuyện "sở hữu đất đai" qua chuyện Tiên Lãng, chưa ai biết có một ông Thái "bụi" đã từ đề xuất về vụ này cách đây hàng chục năm. Có lẽ, anh cũng là một đề tài đáng để viết lắm chứ. Chúc vui cuối tuần.

      Xóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn