LAO ĐỘNG ngày 01-11-2011 (Click vào để xem bản gốc)
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành NNPTNT và nhu cầu phục vụ “tam nông” trên vùng châu thổ sông Cửu Long đã được các chuyên gia trình bày thấu đáo tại cuộc tọa đàm thu hút đông đảo giảng viên và sinh viên tham gia do Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, ĐH Cần Thơ tổ chức.
Trang ĐBSCL Báo Lao Động ghi nhận dưới đây 2 ý kiến tiêu biểu:
Ông Trần Hữu Hiệp – Vụ trưởng Vụ Kinh tế - xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ:
Thời gian qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành NNPTNT ở các địa phương ĐBSCL chỉ chú trọng vấn đề đầu vào, nhưng lại ít chú ý vấn đề đầu ra. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không về phục vụ tại nông thôn mà làm việc trái ngành. Đây là sự lãng phí rất lớn mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do khâu tiếp thị, định hướng ngành học tại các trường, cơ sở đào tạo chưa thực tốt, dù hàng năm vẫn có tổ chức các đợt tư vấn tuyển sinh. Sinh viên là sản phẩm lao động chất lượng cao, do vậy việc đào tạo các đối tượng này phải song hành với việc quảng bá nhu cầu xã hội tương xứng. Đặc biệt, các trường phải tăng cường gắn kết sau đào tạo, phải nắm được có bao nhiều sinh viên đã ra trường, đang làm gì, ở đâu. Từ đó, tạo cầu nối giúp sinh viên có việc làm ổn định, tránh lãng phí nguồn nhân lực.
Ông Phạm Văn Quỳnh – Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ:
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành NNTNT không trở về công tác tại các vùng nông thôn, hoặc chỉ tham gia từ xa thông qua một hình thức nào đó. Ngoài những nguyên nhân trong vấn đề đào tạo, bản thân các em sinh viên cần thay đổi cách suy nghĩ khi chọn việc làm. Hiện nay, các vùng nông thôn đang rơi vào cảnh khát nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao. Các em sinh viên phải hiểu rằng xã hội đang cần chúng ta và chúng ta phải cống hiến cho xã hội.
Trần Lưu thực hiện
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành NNPTNT và nhu cầu phục vụ “tam nông” trên vùng châu thổ sông Cửu Long đã được các chuyên gia trình bày thấu đáo tại cuộc tọa đàm thu hút đông đảo giảng viên và sinh viên tham gia do Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, ĐH Cần Thơ tổ chức.
Trang ĐBSCL Báo Lao Động ghi nhận dưới đây 2 ý kiến tiêu biểu:
Ông Trần Hữu Hiệp – Vụ trưởng Vụ Kinh tế - xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ:
Thời gian qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành NNPTNT ở các địa phương ĐBSCL chỉ chú trọng vấn đề đầu vào, nhưng lại ít chú ý vấn đề đầu ra. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không về phục vụ tại nông thôn mà làm việc trái ngành. Đây là sự lãng phí rất lớn mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do khâu tiếp thị, định hướng ngành học tại các trường, cơ sở đào tạo chưa thực tốt, dù hàng năm vẫn có tổ chức các đợt tư vấn tuyển sinh. Sinh viên là sản phẩm lao động chất lượng cao, do vậy việc đào tạo các đối tượng này phải song hành với việc quảng bá nhu cầu xã hội tương xứng. Đặc biệt, các trường phải tăng cường gắn kết sau đào tạo, phải nắm được có bao nhiều sinh viên đã ra trường, đang làm gì, ở đâu. Từ đó, tạo cầu nối giúp sinh viên có việc làm ổn định, tránh lãng phí nguồn nhân lực.
Ông Phạm Văn Quỳnh – Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ:
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành NNTNT không trở về công tác tại các vùng nông thôn, hoặc chỉ tham gia từ xa thông qua một hình thức nào đó. Ngoài những nguyên nhân trong vấn đề đào tạo, bản thân các em sinh viên cần thay đổi cách suy nghĩ khi chọn việc làm. Hiện nay, các vùng nông thôn đang rơi vào cảnh khát nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao. Các em sinh viên phải hiểu rằng xã hội đang cần chúng ta và chúng ta phải cống hiến cho xã hội.
Trần Lưu thực hiện
Nhận xét
Đăng nhận xét