Mùa vàng này người nông dân được hưởng bao nhiêu khi hạt gạo còn bị cắn chia làm 8 |
Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 08-11-2011 (Click vào để xem bản gốc)
TRẦN HỮU HIỆP
Thời gian qua, một số cơ quan chức năng địa phương đã lấy giá lúa thời điểm trừ “chi phí đầu vào” theo cách tính toán riêng của mình để công bố mức lãi 30-40% cho nông dân. Nhưng ai cũng biết, giá thành sản phẩm bao gồm cả khấu hao tài sản cố định, những hao mòn vô hình...
Để tạo ra giá trị sản phẩm như lúa gạo, phải bao gồm cả “hao mòn” đất đai, công cụ sản xuất, sức khỏe - sức lao động của nông dân trong môi trường sản xuất nông nghiệp hiện tại. Chắc chắn còn nhiều “chi phí” đầu vào đang bị bỏ sót trong hạch toán giá thành hạt lúa như chi phí đầu tư và vận hành hạ tầng nguồn nước, chi phí về sức khỏe và các chi phí khác do ô nhiễm nguồn nước...
Theo kết quả nghiên cứu về “Chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo” của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL-ĐH Cần Thơ cho thấy, về lý thuyết, quy mô sản xuất lúa từ 3ha/người trở lên mang lại lợi nhuận tối ưu, nhưng với đặc thù sản xuất manh mún hiện nay, bình quân chỉ khoảng 0,4ha/hộ, thì nông dân khó bề làm giàu. Theo tính toán, “30% lợi nhuận” được giữ lại cho nông dân vừa qua (nếu có) còn thấp hơn mức thu nhập 1USD/người/ngày! Chuỗi giá trị lúa gạo hiện nay có quá nhiều nấc, có quá ít giá trị gia tăng, trong đó nông dân hưởng lợi từ sự gia tăng chưa tương xứng. Đặc biệt, giá trị gia tăng ròng từ xuất khẩu gạo thấp hơn hẳn so với các loại lương thực và sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu khác của Việt Nam.
Làm gì để nông dân làm giàu từ lúa? Lời giải cho bài toán cần một sự tiếp cận đa ngành, trong đó liên kết để có quy mô sản xuất lớn hơn, tổ chức sản xuất chuyên nghiệp hơn là đòi hỏi bức xúc. Do tính chất nhạy cảm của vấn đề an ninh lương thực nên doanh nghiệp đang bị đặt vào tình thế ngày càng khó khăn khi phải theo đuổi cả 2 mục tiêu thương mại và xã hội, mà họ lại chưa được chuẩn bị tốt để làm tốt những mục tiêu này.
Thương mại hoá ngành sản xuất lúa gạo, đặc biệt là hiện đại hoá chuỗi giá trị hạt gạo, bao gồm đổi mới thể chế, cải tiến công nghệ, ứng dụng ngày càng nhiều hơn các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, hướng đến sản xuất bền vững hơn, với môi trường, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Khả năng cạnh tranh của ngành sẽ được xây dựng trên cơ sở hiệu quả và đổi mới, chứ không phải trên thù lao giá rẻ cho nông dân. Thành công bước đầu của những mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, “công ty cổ phần nông nghiệp” cho thấy nâng cao giá trị các công đoạn làm ra hạt lúa (giống, kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tác động chính sách đầu vào) đều rất quan trọng, song “chuỗi giá trị” càng quan trọng hơn. Nó đòi hỏi sự tác động tích cực hơn nữa vào các khâu: Chống thất thoát sau thu hoạch, kho chứa, xay xát, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu gạo.
Đề án liên kết vùng ĐBSCL do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp Viện Lúa ĐBSCL, Viện Cây ăn quả Miền Nam, Trường ĐH Cần Thơ, các tỉnh, thành trong vùng và bộ, ngành trung ương có liên quan đề xuất đã xác định trọng tâm của chuỗi giá trị hạt gạo ở ĐBSCL là “vành đai lúa” gồm khoảng 30 huyện thuộc 3 tỉnh trọng điểm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và một phần ở các tỉnh còn lại. Đi đôi với “vành đai lúa” là yêu cầu đổi mới toàn diện cơ chế xuất khẩu gạo trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khi xuất hiện doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn trong lĩnh vực xuất khẩu gạo năm 2012.
TRẦN HỮU HIỆP
Thời gian qua, một số cơ quan chức năng địa phương đã lấy giá lúa thời điểm trừ “chi phí đầu vào” theo cách tính toán riêng của mình để công bố mức lãi 30-40% cho nông dân. Nhưng ai cũng biết, giá thành sản phẩm bao gồm cả khấu hao tài sản cố định, những hao mòn vô hình...
Để tạo ra giá trị sản phẩm như lúa gạo, phải bao gồm cả “hao mòn” đất đai, công cụ sản xuất, sức khỏe - sức lao động của nông dân trong môi trường sản xuất nông nghiệp hiện tại. Chắc chắn còn nhiều “chi phí” đầu vào đang bị bỏ sót trong hạch toán giá thành hạt lúa như chi phí đầu tư và vận hành hạ tầng nguồn nước, chi phí về sức khỏe và các chi phí khác do ô nhiễm nguồn nước...
Theo kết quả nghiên cứu về “Chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo” của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL-ĐH Cần Thơ cho thấy, về lý thuyết, quy mô sản xuất lúa từ 3ha/người trở lên mang lại lợi nhuận tối ưu, nhưng với đặc thù sản xuất manh mún hiện nay, bình quân chỉ khoảng 0,4ha/hộ, thì nông dân khó bề làm giàu. Theo tính toán, “30% lợi nhuận” được giữ lại cho nông dân vừa qua (nếu có) còn thấp hơn mức thu nhập 1USD/người/ngày! Chuỗi giá trị lúa gạo hiện nay có quá nhiều nấc, có quá ít giá trị gia tăng, trong đó nông dân hưởng lợi từ sự gia tăng chưa tương xứng. Đặc biệt, giá trị gia tăng ròng từ xuất khẩu gạo thấp hơn hẳn so với các loại lương thực và sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu khác của Việt Nam.
Làm gì để nông dân làm giàu từ lúa? Lời giải cho bài toán cần một sự tiếp cận đa ngành, trong đó liên kết để có quy mô sản xuất lớn hơn, tổ chức sản xuất chuyên nghiệp hơn là đòi hỏi bức xúc. Do tính chất nhạy cảm của vấn đề an ninh lương thực nên doanh nghiệp đang bị đặt vào tình thế ngày càng khó khăn khi phải theo đuổi cả 2 mục tiêu thương mại và xã hội, mà họ lại chưa được chuẩn bị tốt để làm tốt những mục tiêu này.
Thương mại hoá ngành sản xuất lúa gạo, đặc biệt là hiện đại hoá chuỗi giá trị hạt gạo, bao gồm đổi mới thể chế, cải tiến công nghệ, ứng dụng ngày càng nhiều hơn các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, hướng đến sản xuất bền vững hơn, với môi trường, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Khả năng cạnh tranh của ngành sẽ được xây dựng trên cơ sở hiệu quả và đổi mới, chứ không phải trên thù lao giá rẻ cho nông dân. Thành công bước đầu của những mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, “công ty cổ phần nông nghiệp” cho thấy nâng cao giá trị các công đoạn làm ra hạt lúa (giống, kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tác động chính sách đầu vào) đều rất quan trọng, song “chuỗi giá trị” càng quan trọng hơn. Nó đòi hỏi sự tác động tích cực hơn nữa vào các khâu: Chống thất thoát sau thu hoạch, kho chứa, xay xát, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu gạo.
Đề án liên kết vùng ĐBSCL do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp Viện Lúa ĐBSCL, Viện Cây ăn quả Miền Nam, Trường ĐH Cần Thơ, các tỉnh, thành trong vùng và bộ, ngành trung ương có liên quan đề xuất đã xác định trọng tâm của chuỗi giá trị hạt gạo ở ĐBSCL là “vành đai lúa” gồm khoảng 30 huyện thuộc 3 tỉnh trọng điểm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và một phần ở các tỉnh còn lại. Đi đôi với “vành đai lúa” là yêu cầu đổi mới toàn diện cơ chế xuất khẩu gạo trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khi xuất hiện doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn trong lĩnh vực xuất khẩu gạo năm 2012.
Nhận xét
Đăng nhận xét