|
Hữu Hiệp - Quốc Khánh
Phú Quốc - huyện đảo lớn nhất cả nước, nằm ở vị trí trung tâm khu vực
Đông Nam Á, có lợi thế kết nối giao thông hàng hải - hàng không với các quốc
gia trong khu vực và thế giới. Phú Quốc rất gần với các trung tâm du lịch
phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Tổng diện tích tự nhiên
59.305ha, có 27 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong Vịnh Thái Lan, trong đó lớn nhất là
đảo Phú Quốc, diện tích 56.700ha.
|
3 nhiệm vụ chính của Đảo Ngọc
Với vị trí địa lý đắc địa như thế, Phú Quốc có tiềm năng kinh tế to lớn,
đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế biển, du lịch và dịch vụ, đồng thời có vị trí
quốc phòng an ninh đặc biệt trong chiến lược phòng thủ đất nước. Nơi đây được
ví von cái tên thật mỹ miều: Đảo Ngọc.
Tại Quyết định số 633/QÐ-TTg, ngày 11-5-2010, Chính phủ đã phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng Phú Quốc trở thành
Khu Kinh tế - Hành chính đặc biệt” vào năm 2020. Để khai thác các tiềm năng
lợi thế của đảo, ngày 22-5-2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập
Khu Kinh tế Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Chính phủ giao cho Ban chỉ đạo
Tây Nam bộ và tỉnh Kiên Giang thành lập Tổ công tác nhằm xây dựng Đề án phát
triển Phú Quốc theo hướng là Khu Kinh tế - Hành chính đặc biệt, yêu cầu phát
triển đảo theo hướng "bền vững, hài hoà giữa kinh tế với bảo tồn di tích
lịch sử, văn hoá và môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng vùng và quốc gia”.
Theo chủ trương trên, đảo ngọc Phú Quốc được giao 3 nhiệm vụ chính: du lịch,
dịch vụ cao cấp; khoa học công nghệ chuyên ngành; trung tâm bảo tồn đa dạng
sinh học rừng và biển của quốc gia và Đông Nam Á.
Mới đây, trong lần ra thăm và làm việc với huyện đảo Phú Quốc, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đề án xây dựng Đặc khu Hành chính - Kinh tế
Phú Quốc trực thuộc Trung ương là mô hình rất mới, là vấn đề Bộ Chính trị rất
quan tâm. Tổng Bí thư lưu ý tỉnh Kiên Giang cần đẩy mạnh khai thác, nuôi
trồng, chế biến hải sản, mở rộng xuất khẩu; gắn phát triển kinh tế biển với
bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; lấy phát triển du lịch làm một
khâu đột phá...
Diện mạo của Đặc khu
Ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: UBND tỉnh cũng
như huyện Phú Quốc đã trình đề án về thành lập đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt trực thuộc Trung ương, trong đó đề xuất một số cơ chế, chính sách
đặc biệt để đẩy mạnh phát triển. Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng ban
thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Tổ trưởng Tổ công tác, nghiên cứu cơ chế,
chính sách phát triển đảo, kể từ khi có Quyết định số 80/2013/QĐ-TTg ngày
27-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển đảo Phú Quốc (Quyết định 80), tình hình đầu tư phát triển
trên địa bàn tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Để định dạng thành phố
đảo đặc khu hành chính - kinh tế, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương cũng như
tỉnh Kiên Giang đầu tư hàng loạt công trình như: hệ thống giao thông đường
bộ, sân bay, cảng biển, các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, y tế,
giáo dục, môi trường đô thị cùng hàng loạt các cơ sở du lịch, dịch vụ.
Niềm vui lớn đối với người dân Đảo Ngọc là vào những ngày đầu năm mới
2014, đảo ngọc Phú Quốc được hoà mạng điện lưới quốc gia với tuyến cáp ngầm
110 KV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc, đem lại giá trị thu nhập tăng thêm trên
200 tỷ đồng nhờ giá điện ở đảo bằng với giá điện ở đất liền. Phú Quốc giờ đây
có sân bay quốc tế rộng gần 1.000 ha, hiện đã đón các chuyến bay thẳng từ
Liên bang Nga. Ngày 1-11-2014 tới đây, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng
Phú Quốc - Singapore; Phú Quốc - Xiêm Riệp mở ra hướng phát triển mới cho
cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cũng như phát triển tiềm năng kinh tế, du
lịch Phú Quốc. Chính phủ cũng cho phép UBND tỉnh Kiên Giang ban hành nhiều
chủ trương linh hoạt khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu
tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải và nước thải, bệnh viện chất lượng cao,
hệ thống thương mại, xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực cho các ngành du
lịch, thương mại, khu phi thuế quan gắn với sân bay quốc tế Phú Quốc… nhằm
tạo sức bật cho Phú Quốc.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cho phép tỉnh Kiên Giang được quyết định một số
chính sách đặc thù khác, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh được chỉ định thầu các
công trình hạ tầng trên đảo, quyết định một số ưu đãi về giá đất, tiền sử
dụng đất, giải phóng, bồi thường... Kể từ ngày 10-3-2014, nhà đầu tư có dự án
đầu tư vào đảo Phú Quốc được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo mức cao nhất
quy định tại Nghị định số 29/2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế
xuất và khu kinh tế. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước
ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực với
thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Trường hợp người nước ngoài vào một cửa
khẩu quốc tế của Việt Nam, kể cả đường hàng không và đường biển, lưu lại khu
vực quá cảnh ở cửa khẩu đó, rồi chuyển tiếp đi đảo Phú Quốc cũng được miễn
thị thực theo quy định này.
Cuối tháng 11-2013, trên cơ cở đề xuất của tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng
Chính phủ cũng đã đồng ý về việc điều chỉnh vị trí xây dựng khu vui chơi giải
trí, casino từ ấp Đá Chông, xã Bãi Thơm đến vị trí khác; giao tỉnh Kiên Giang
và Bộ Xây dựng cùng đối tác Singapore nghiên cứu, tìm vị trí thích hợp. UBND
tỉnh Kiên Giang đã thuê tư vấn, chuyên gia có năng lực trong và ngoài nước để
xây dựng đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến 2020, tầm nhìn 2030 để
trình Thủ tướng phê duyệt. UBND tỉnh Kiên Giang cũng báo cáo với Thủ tướng
Chính phủ về việc hợp tác với tỉnh Bình Dương liên kết xây dựng khu công nghiệp
Việt Nam - Singapore (VSIP) tại Phú Quốc trên diện tích hơn 2.900 ha hướng
tập trung vào các ngành công nghệ cao, công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi
trường.
Tạo dáng cho thành phố biển đảo
Trong 3 đơn vị xây dựng đề án Đặc khu gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân
Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc thì Phú Quốc đang dần được định dạng. Với hàng
loạt chính sách, cơ chế thông thoáng làm "đòn bẩy” cho Phú Quốc phát
triển.
3 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phú Quốc đạt bình quân 26%/năm,
gấp từ 2 đến 3 lần so với nhiều địa phương khác. Năm 2013, thu nhập bình quân
của người dân trên đảo là 3.416 USD; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,79%. Đến
nay, tổng số dự án trên địa bàn huyện là 194 dự án đầu tư được chấp thuận chủ
trương và được cấp giấy chứng nhận đầu tư, diện tích 8.530 ha, tổng số vốn
135.087 tỷ đồng. Số đồ án được phê duyệt đến nay là 36 đồ án, tổng diện tích
là 9.840 ha, đạt 99,7% trên tổng diện tích 9.965,24 ha đất đưa vào lập quy
hoạch.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ có chủ trương cho phép thành lập KCN Việt Nam
- Singapore tại Phú Quốc, Tổng công ty Phát triển công nghiệp TNHH MTV
Becamex IDC được giao diện tích 3.868 ha tại khu vực xã Cửa Dương, xã Cửa Cạn
để nghiên cứu lập quy hoạch phát triển dân cư, đô thị, công nghiệp sạch ứng
dụng công nghệ kỹ thuật cao, du lịch, thương mại và cấp nước sạch. Bây giờ, ở
Phú Quốc, ôtô chạy bon bon trên tuyến trục chính Nam - Bắc đảo, chiều dài
51,5 km với tổng mức đầu tư 2.468,630 tỷ đồng. Ngoài ra, các tuyến đường vòng
quanh đảo Phú Quốc có chiều dài 99,5 km, với tổng mức đầu tư là 3.011,795 tỷ
đồng đang khẩn trương thi công. Các dự án nâng cấp Cảng cá An Thới, dự án đê
chắn sóng và nạo vét luồng cửa sông Dương Đông, dự án cấp nước Phú Quốc, dự
án nâng cấp hồ nước Dương Đông tiếp tục triển khai. Phú Quốc nay đã có điện
lưới quốc gia. Ngày 14-3-2014, UBND tỉnh Kiên Giang có Tờ trình số
15/TTr-UBND về Đề án xây dựng Đặc khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tổ
Công tác Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang, UBND huyện Phú Quốc phối hợp với
Phân viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn thuộc Bộ Xây dựng triển khai xây dựng
đề cương, hoàn thành Đề án nâng cấp huyện đảo Phú Quốc lên đô thị loại II.
Hiện nay, đề án đang được Bộ Xây dựng thẩm định, trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ xem xét quyết định. Để làm rõ "đặc trưng của thành phố
đảo”.
Ngày 7-3 vừa qua, Tổ chức tư vấn quốc tế của Nhật Nikken Sekkei Civil
Engineering cũng đã trình đề án quy hoạch phân khu đô thị Dương Đông và An
Thới. Đây là 2 "phần lõi” tạo ra "điểm nhấn” của đô thị Phú Quốc
năng động và khác biệt.
Phú Quốc - Thành phố đảo đầu tiên của cả nước đang dần được định dạng để
trở thành thành phố vào năm 2015 và trở thành Đặc khu Hành chính - Kinh tế
vào năm 2020.
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra
Nhận xét
Đăng nhận xét