Chuyển đến nội dung chính

Tìm cơ hội cho đồng bằng sông Cửu Long

 Báo Đại biểu nhân dân, Thứ Hai, 02/01/2023, 06:57

TRẦN HỮU HIỆP

Nhìn tổng thể, nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đang có bước chuyển quan trọng từ sản xuất là chủ yếu sang kinh tế nông nghiệp, từ chiều rộng sang chiều sâu, từ sản lượng sang chú trọng nâng cao chất lượng, giá trị. Cánh cửa năm 2023 đang mở ra, nông sản ĐBSCL được kỳ vọng tiếp tục tạo ra điểm sáng mới, đóng góp chung vào tăng trưởng.

Từ “vòng xoáy đi xuống” đến điểm sáng kinh tế

Báo cáo Kinh tế thường niên đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 nhận diện "ba vòng xoáy đi xuống" của vùng này.

Đầu tiên là vòng xoáy ngân sách, khi đầu tư chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng. Tiếp đến là vòng xoáy lao động với chất lượng thấp kém, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 14,1%, thấp nhất trong sáu vùng kinh tế - xã hội cả nước; trong khi tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 4,05% và thiếu việc làm 4,33%, cao hơn bình quân chung cả nước là 3,2% và 3,1%. Kết quả Tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2019 chỉ ra, trong 10 năm đã có hơn 1,3 triệu người xuất cư khỏi vùng. Con số này trong các năm tiếp theo vẫn chưa cải thiện đáng kể. Vòng xoáy cuối cùng: cơ cấu kinh tế vùng - được cho là sự "thiên lệch" trong việc thực thi "sứ mệnh an ninh lương thực". Cấu trúc kinh tế “nặng nông nghiệp, nhẹ công nghiệp, dịch vụ” là rào cản nhiều năm qua khiến vùng này chưa thoát khỏi “chỗ trũng”.

Ảnh minh họa: ITN
Nguồn: ITN

Việc khai thác tài nguyên nước thượng nguồn, xây dựng các chuỗi đập thủy điện như treo các túi nước trên dòng chính sông Me Kong, mà vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long phải gánh chịu hậu quả thay đổi dòng chảy, làm giảm lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng. Khai thác bùn cát quá mức, xây dựng nhà cửa và hạ tầng sát bờ sông, kênh, rạch làm gia tăng nguy cơ sạt lở. Mặt trái từ hoạt động phát triển kinh tế với cường độ cao gây nhiều hệ lụy ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, giảm nước ngầm, giảm diện tích rừng tự nhiên.

Đồng bằng bước vào năm 2022 với các di chứng từ đại dịch Covid-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng đầu vào cho nông nghiệp, thủy sản và đầu ra cho nông sản. Song, sự phục hồi và phát triển kinh tế mạnh mẽ, nông nghiệp, thủy sản phát huy vai trò trụ cột. Bức tranh kinh tế của vùng cả năm 2022 đang nổi lên với nhiều điểm sáng đáng ghi nhận.

Năm 2022 đánh dấu bước chuyển căn bản của đồng bằng sông Cửu Long từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sang kinh tế nông nghiệp, ứng dụng tri thức và công nghệ nhiều hơn thay cho kinh nghiệm. Kết quả là vùng này tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho cả nước và xác lập các kỷ lục mới của quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản cả nước cán đích với con số 11 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2021. Đây là mốc kỷ lục lịch sử của ngành thủy sản Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia thị trường thế giới. Ngành thủy sản đang trong bước chuyển căn bản để nâng tầm từ đánh bắt sang đánh bắt có trách nhiệm và chủ động nuôi trồng, tạo ra giá trị mới, nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường; trong đó ngành nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng.

Hiện, toàn vùng chiếm 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước. Con tôm Việt tỏa ánh hào quang đến hơn 100 thị trường, lấn sân ở châu Âu, Mỹ, Nhật. Vùng này đã hình thành cụm nhà máy chế biến thủy sản có công nghệ hiện đại và thị trường tiêu thụ tốt. Một số doanh nghiệp lớn tầm cỡ quốc gia, vươn tầm quốc tế như Minh Phú, Việt Úc, Sao Ta, Sao Mai, Vĩnh Hoàn, Nam Việt đã đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước, đưa Việt Nam vào nhóm 3 nước xuất khẩu hàng đầu, chiếm 15% thị phần xuất khẩu các sản phẩm tôm trên thế giới.

Riêng phân khúc tôm chế biến, Việt Nam đứng đầu, chiếm 28% tổng giá trị xuất khẩu tôm trên thế giới. Năm 2021, bất chấp các khó khăn bởi đại dịch Covid-19, con tôm vượt sóng, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3,8 tỷ USD, chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu. Năm 2022 đạt mức kỷ lục với khoảng 4,3 tỷ USD.

Cùng với tôm, chỉ với diện tích vùng nuôi hơn 5.000ha, cá tra đã tạo ra kỳ tích, vượt biên giới nước ta đến 138 quốc gia và vùng lãnh thổ, có lúc chiếm hơn 90% thị phần cá tra xuất khẩu toàn cầu, đưa Việt Nam lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu cá tra. Ngành kinh tế cá tra có lúc đóng góp khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo việc làm cho hàng triệu người.

Nhưng, sau ánh hào quang vẫn còn cảnh khốn đốn của nhiều người nuôi trồng và doanh nghiệp, như tình trạng thua lỗ khi giá thị trường xuống thấp, tình trạng thiếu vốn, nợ dây chuyền. Ngành kinh tế này cứ lên xuống theo đường bơi thiếu bền vững của con cá. Đại dịch Covid-19 làm trầm trọng thêm những yếu kém nội tại, nhưng năm 2022 đã đánh dấu sự phục hồi và phát triển ngoạn mục của loài đế ngư này, kim ngạch xuất khẩu cá tra cả năm đạt 2,5 tỷ USD.

Trái ngược với cảnh hàng ngàn xe tải ùn ứ ở các cửa khẩu phía Bắc năm 2021, nông sản Việt cuối năm nay đang rộng cửa chính ngạch vào các thị trường lớn, thị trường mới, các phân khúc cao cấp hơn. Nhiều loại trái cây đồng bằng sông Cửu Long như sầu riêng, chuối, xoài, nhãn, thanh long giá xuất khẩu tăng gấp đôi.

Một điểm sáng kinh tế ngành hàng của vùng không thể bỏ qua là lúa gạo. Xuất khẩu gạo vượt kỳ vọng, ước tính đạt khoảng 7,2 triệu tấn. Không chỉ sản lượng xuất khẩu gạo cao nhất trong 10 năm qua từ sau con số xuất khẩu gạo kỷ lục hơn 8 triệu tấn năm 2012, mà quan trọng hơn là kim ngạch xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất khoảng 4 tỷ USD. Đặc biệt, gạo Việt đã vào được các phân khúc gạo cao cấp của thị trường Mỹ, EU. Ở các thị trường truyền thống, Philippines đã tăng nhập khẩu từ 2,9 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn. Thị trường Trung Quốc cũng chuyển sang nhập khẩu gạo Việt với khối lượng lớn vào cuối năm, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt ở phân khúc thị trường này.

Thách thức và cơ hội

Nhìn tổng thể, nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đang có bước chuyển quan trọng từ sản xuất là chủ yếu sang kinh tế nông nghiệp, từ chiều rộng sang chiều sâu, từ sản lượng sang chú trọng nâng cao chất lượng, giá trị.

Tuy nhiên, bước chuyển đó vẫn còn nhiều việc phải làm để tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Vùng này vẫn đang đối mặt trước nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh, hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Thách thức còn nhân lên với áp lực từ bên trong khi nhiều hoạt động kinh tế với cường độ cao ở nội vùng gây nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, trong khi quản lý nhà nước còn thiếu phối hợp, thừa chồng chéo.

Cùng với đó, hạ tầng giao thông và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác vẫn đang vướng các điểm nghẽn. Nút thắt lớn là thiếu vốn, thi công chậm tiến độ, đầu tư không đồng bộ theo kiểu “ngắt khúc”, thiếu kết nối, mạch máu giao thông vận tải, logistics của vùng vẫn chưa thông suốt, cần được tháo gỡ. Doanh nghiệp trong vùng đang đứng trước những thách thức mới về thị trường do tác động của suy thoái, lạm phát kinh tế ở nhiều quốc gia, thiếu đơn hàng, khó khăn về nguồn vốn, yêu cầu đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Sau bước chuyển căn bản, cần tăng tốc đầu tư cho nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Cần kết nối chặt chẽ giữa các mắt xích trong các chuỗi giá trị ngành hàng nông sản chủ lực vùng như thủy sản, trái cây, lúa gạo từ đầu vào đến đầu ra; từ sản xuất nông nghiệp đến các ngành công nghiệp chế biến, đổi mới, sáng tạo, ngành thương mại, dịch vụ hậu cần logistics, tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng với TP. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ. Dư địa tăng trưởng giá trị nông sản còn nhiều chưa khai thác hết để gia tăng hàm lượng chất xám thông qua chế biến sâu, chuyển đổi số, điều phối xuất nhập khẩu và thị trường trong nước.

Cánh cửa năm 2023 đang mở ra, nông sản ĐBSCL đứng trước nhiều thách thức và cơ hội mới, được kỳ vọng tiếp tục tạo ra điểm sáng mới khi tận dụng thời cơ và khắc phục điểm yếu. Cùng với việc tận dụng lợi thế nông sản được chắp cánh bởi các hiệp định thương mại song phương, thương mại nội khối ASEAN, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã có hiệu lực như TPCPP, EVFTA, UKVFTA tiếp tục thêm xung lực khi các quốc gia này phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

https://daibieunhandan.vn/kinh-te-xa-hoi/tim-co-hoi-cho-dong-bang-song-cuu-long-i313052/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em trong giấc mơ …”.   Nhớ Cần Thơ phố thời bao