|
Làm thế nào để kích hoạt được Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày
6-4-2016 về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH)
vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ? Chủ đề nóng này sẽ
được các ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, ông Trần Hữu Hiệp, Ủy
viên Chuyên trách kinh tế, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ, và ông Nguyễn Phương
Lam, Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ, bàn thảo cùng Báo Nhân Dân cuối tuần.
|
Phóng viên (PV): Thưa các ông, muốn phá thế cạnh tranh lẫn nhau giữa 13 tỉnh
ĐBSCL thì liên kết vùng (LKV) sẽ phải tập trung vào điểm nào? Làm sao để có
được chính sách đặc thù đủ mạnh để điều chỉnh một số lĩnh vực mũi nhọn như
nông nghiệp, thủy sản…?
Ông Trần Công Chánh: Đây là một câu hỏi thú vị. Thực tế, LKV là câu chuyện
không đơn giản, nhất là trong bối cảnh, lâu nay các tỉnh còn tình trạng sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ. Do vậy cần hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể cho sự phát
triển sản xuất nông, thủy sản toàn vùng, gắn với thị trường. Nhà nước phải có
chính sách đặc thù mới tăng chuỗi giá trị liên kết hiệu quả, nhất là cần có
chính sách vĩ mô để giải quyết bài toán này.
Ông Trần Hữu Hiệp: Thời gian qua,
ai cũng thấy sự cần thiết và nhu cầu tăng cường LKV, như một mệnh lệnh phát
triển trong thời buổi hội nhập, cạnh tranh… Nhưng liên kết cái gì? Ai làm?
Làm như thế nào cho thực chất và hiệu quả?
Thực tế đã có những “xung đột lợi ích” khi các địa phương
hay các ngành chỉ “lo cho mình”... Vì vậy cần có một cơ chế liên kết, hợp tác
hiệu quả giữa các tỉnh, thành để tạo ra kinh tế vùng mà vẫn không mất đi vai
trò của các địa phương, cũng như bảo đảm hiệu quả phối hợp ngành, liên bộ.
Ông Nguyễn Phương Lam: Nói đến LKV, trước hết, cần có một cấu trúc đầy đủ từ
chính sách tới các hoạt động triển khai. Chúng ta mới chỉ dừng lại ở những
mong muốn và vẫn có nhiều điểm chưa thống nhất được. Thậm chí, còn đang “mắc
kẹt” bởi những chỉ tiêu KT - XH mà lẽ ra không nên quy định ở cấp địa phương,
hoặc nếu có thì phải được “phân công” hợp lý giữa các địa bàn xét trong bài
toán tổng thể. Thí dụ: Chuyển dịch cơ cấu giảm tỷ trọng nông nghiệp là đúng,
nhưng lẽ ra phải có những tỉnh phải tăng sản lượng nông nghiệp làm nguồn cung
ứng cho sản xuất chế biến ở các địa phương khác…
PV: Thúc đẩy LKV cần phải
gắn liền với quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp. Nhưng sự chựng lại của mô
hình “Cánh đồng lớn” (CĐL) gần đây lại bộc lộ sự lúng túng trong xác định
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn?
Ông Nguyễn Phương Lam: Trước hết, muốn
giải quyết vấn đề quy mô đất đai bảo đảm sản xuất lớn, thì cần giải bài toán
hạn điền. CĐL là một minh chứng, nhưng nó chưa được luật hóa để các lĩnh vực
nuôi trồng khác làm theo. Hiện nhiều DN và cá nhân đang làm một cách phi
chính thức, tại sao ta không đánh giá để nó trở thành chính thức?
Thứ hai, khi có được hạn điền quy mô, ứng dụng KHCN phải
được đầu tư. Chính phủ và chính quyền địa phương phải có chính sách rõ ràng
và cụ thể để người dân, DN tham gia sản xuất. Từ đó sẽ kéo theo các ngành hỗ
trợ và từng bước hình thành chuỗi sản xuất theo hướng chuyên môn.
Thứ ba, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho đầu tư nông
nghiệp trong thời kỳ đầu của sản xuất lớn. Tại sao ĐBSCL là vùng nông nghiệp
lớn, có tiềm lực nhưng ít có dự án FDI lớn nào trong nông nghiệp? Phải chăng
đầu tư nông nghiệp rủi ro cao? Điều đó gợi mở rằng Chính phủ cần xem xét
chính sách ưu đãi đặc biệt để có những dự án lớn, mang tính hệ thống, dẫn
dắt, tạo ra một chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu. Có như thế chúng ta mới có
được một nền sản xuất lớn.
Ông Trần Hữu Hiệp: Tái cơ cấu nông nghiệp
là quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài, cần được thường xuyên tổng kết,
rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế, trên cơ sở xây dựng một hệ
thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan,
nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Tư duy về lợi thế cần được thể hiện
trong chiến lược quốc gia, vùng miền để tạo ra sức cạnh tranh hơn là quanh
quẩn trong địa giới hành chính tỉnh, huyện như vừa qua. Muốn tái cơ cấu nông
nghiệp, không thể không nhắc đến vai trò của người nông dân và DN.
Ông Trần Công Chánh: Đã đến lúc chúng
ta không chỉ tập trung gia tăng sản lượng nông, thủy sản mà phải tính đến giá
trị gia tăng để người nông dân “một nắng, hai sương” gia tăng lợi nhuận chính
đáng trên thửa ruộng của chính họ.
PV: Hiện nay mối liên kết
giữa DN - Hợp tác xã - Nông dân vẫn còn lỏng lẻo, thậm chí đứt gãy... Muốn
khép kín được chuỗi sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm, yếu tố niềm tin,
sự công bằng trong phân chia lợi ích phải là điều kiện tiên quyết?
Ông Trần Công Chánh: Điều đáng mừng trong
khoảng 5 năm gần đây, cả nông dân và DN đều nhận thức được sự cần thiết và
tầm quan trọng của mối liên kết giữa hai chủ thể. Nhiều DN đã đến địa bàn Hậu
Giang liên kết với nông dân thông qua đầu tư xây dựng CĐL trong sản xuất lúa.
Theo tôi, cái chính là hài hòa lợi ích của các chủ thể tham
gia trong chuỗi liên kết sản xuất. Chúng ta cần những cơ chế có tính chất bệ
phóng như Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng
ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020”.
Ông Trần Hữu Hiệp: Rất cần tư duy mới về
hoạch định cơ chế, chính sách nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất. Cái gì Nhà
nước làm, cái gì DN làm và thị trường điều tiết, cần chính sách tác động
vào...?
Nhìn rộng hơn, tái cấu trúc nông nghiệp ĐBSCL phải theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn và phải chú trọng đến việc cải tiến, đổi mới cơ
chế, chính sách nhằm bảo đảm tính hài hòa trong việc phân chia lợi ích giữa
các khâu, trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Ông Nguyễn Phương Lam: Quan điểm của
tôi, đây là kiểu liên kết của thị trường. Nếu muốn mối liên kết này khả thi,
cần xem xét trên yếu tố lợi ích. Sau nhiều vụ kiện giữa nông dân và các DN
chế biến, năm 2012 - 2013 chúng tôi có làm nghiên cứu về mối quan hệ hợp
đồng. Kết quả cho thấy, quan hệ các bên thông qua hợp đồng mua bán thường bị
“bẻ kèo” vì xung đột lợi ích.
Do vậy Nhà nước cần phải giám sát và thực thi mạnh mẽ để bảo
đảm quyền lợi. Khi đó, các thành tố tham gia chuỗi sản xuất yên tâm và thực
thi nghiêm túc hợp đồng, giúp quan hệ này chặt chẽ hơn. Nhưng cũng cần lưu ý,
tư duy kinh doanh phải được đào tạo và tuyên truyền để các bên thấy được lợi
ích khi tham gia chuỗi, biết đầu tư dài hạn so với lợi ích trước mắt…
PV: Ông kỳ vọng gì vào
QĐ 593, liệu cơ chế đưa ra có đủ sức tháo gỡ những lực cản đang kéo tốc độ
tăng trưởng của ĐBSCL chậm lại?
Ông Trần Hữu Hiệp: Để bảo đảm thực hiện
thí điểm thành công, thì cần tập trung thực hiện tốt ba vấn đề cốt lõi: Nội
dung thí điểm; phương thức phối hợp thực hiện và cần có cơ chế tài chính sáng
tạo cho LKV.
Về nội dung, cần tập trung thực hiện “hai ưu tiên”. Một là,
liên kết phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng
sản phẩm nông nghiệp; bao gồm các liên kết thị trường, tạo thương hiệu... Hai
là, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, chủ động ứng phó
biến đổi khí hậu.
Về phương thức tiến hành, đề xuất cần có Tổ Công tác liên
ngành do lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ làm nòng
cốt, trong đó có bộ phận giúp việc, điều phối liên tỉnh. Có thể chọn các tiểu
vùng sinh thái như Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau… để chỉ
đạo điểm.
Về cơ chế tài chính để thực hiện các chương trình dự án LKV?
Ngoài 10% tổng vốn ngân sách bố trí thì cần thêm các nguồn vốn khác như
chương trình vốn tín dụng ưu tiên, phương thức hợp tác PPP, phân bổ vốn ODA,
thu hút FDI và các nguồn vốn dân doanh khác với cơ chế khuyến khích liên kết.
Ông Nguyễn Phương Lam: Tôi cho rằng, QĐ 593 ra đời phù hợp với nhu cầu LKV, không
chỉ cho ĐBSCL mà là mô hình để nhân rộng cho cả nước. Song điều tôi lo lắng
là khả năng thực hiện. Để triển khai, cần phải ưu tiên quy chế này trước
những hoạt động khác, nhằm tạo hiệu ứng lâu dài. Cùng đó, các bộ, ngành liên
quan cần có bộ phận chuyên trách thực hiện.
Ông Trần Công Chánh: Theo tôi, chúng ta cần
lấy lợi ích toàn vùng để xác định mục tiêu liên kết. Thực hiện tốt quy chế
này, ĐBSCL sẽ tạo được sự liên kết vững chắc, nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh
tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa
các địa phương; hướng đến mục tiêu hiện đại hóa ngành sản xuất lúa gạo, thủy
sản, cây ăn trái và xây dựng nông thôn mới. Liên kết vùng không chỉ nhằm phát
huy lợi thế của từng địa phương trong vùng mà còn phát huy lợi thế quốc gia.
|
Lê Đức Nghĩa (Thực
hiện
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét