Trần Hữu Hiệp
Tổ chức mở rộng SX cánh đồng lớn (CĐL) đạt trên 50%
diện tích đất trồng lúa vùng ĐBSCL, trong đó hơn 90% diện tích để XK
gạo là mục tiêu "khát vọng" của Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang
(AGPPS).
SX cánh đồng lớn còn nhiều
vướng mắc
Tại
buổi lễ ký kết chương trình hợp tác chiến lược giữa AGPPS với Viện Bảo vệ thực
vật và khánh thành Trung tâm Nghiên cứu SX sản phẩm sinh học diễn ra hôm
8/7/2014, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT AGPPS một lần nữa khẳng định
quyết tâm đó.
Điển hình
Với phương châm “trước là phục vụ, sau là kiếm ăn”, nhiều năm
qua, AGPPS luôn gắn bó với nhà nông. Vừa qua, AGPPS đã phát hành hơn 1,8 triệu
cổ phiếu trị giá hơn 56 tỷ đồng cho 1.724 nông dân miền Tây để gắn bó lợi
ích sống còn với Cty, đặc biệt là tham gia CĐL, biến nông dân thành cổ đông
Cty, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân nông nghiệp tương lai.
Quá trình chuyển hóa từ “Cty bán thuốc sâu” sang DN nông
nghiệp nổi tiếng của AGPPS cho thấy bước chuyển quan trọng của SXKD nông
nghiệp ở ĐBSCL. Từ cánh đồng mẫu lớn của AGPPS năm 2007 chỉ 200 ha đã phát
triển mạnh, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, mà quan
trọng hơn là đã tạo ra mô hình tổ chức SX mới gắn kết thị trường, khắc
phục tình trạng SX nhỏ lẻ, manh mún.
Liên kết chặt chẽ “4 nhà” trong SX, chế biến và tiêu thụ, từng
bước đưa nông nghiệp ĐBSCL lên SX hàng hóa lớn, hiện đại.
CĐL của AGPPS đã trở thành hiện tượng trong nông nghiệp,
được nhân rộng ở nhiều tỉnh, thành, không chỉ ở vùng ĐBSCL, mà còn “tiến ra
Bắc”, với tổng diện tích đến nay đạt khoảng 134.000 ha.
Còn đó nỗi lo
Nhiều hội nghị, hội thảo về CĐL đã được tổ chức. Mô
hình này trở thành “nguồn cung thực tiễn” sinh động để các cơ quan Trung ương
và địa phương hoạch định cơ chế, chính sách hỗ trợ, tổ chức triển khai thực
hiện.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
62/2013/QĐ-TTg, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT về chính
sách khuyến khích hợp tác hỗ trợ liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản,
xây dựng CĐL.
Tuy nhiên, thực tiễn vừa qua ở ĐBSCL cho thấy SX lúa gạo
trong CĐL vẫn tồn tại nhiều bất ổn, cần được tiếp tục tháo gỡ để hoàn
thiện. Những thách thức và vướng mắc của mô hình này vượt ngoài tầm nỗ lực của
một DN như AGPPS hay các DN làm nông nghiệp. Nó đang đòi hỏi sự chuyển đổi căn
bản, toàn diện và cần những cải cách mạnh mẽ hơn nữa từ cơ chế, chính sách đồng
bộ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập cho nông
dân và xây dựng NTM.
CĐL đang là một mô hình tốt, nhưng vẫn còn đó nỗi lo lớn,
đặt ra trách nhiệm không chỉ của DN, nông dân mà đang đòi hỏi các cơ chế,
chính sách mới hơn, mạnh mẽ hơn từ các cơ quan hoạch định chính sách và thực
thi để tháo gỡ, mang lại hiệu quả cao hơn.
|
Những bất ổn nội tại của CĐL là liên kết giữa nông
dân và DN vẫn lỏng lẻo. Chuyện “bẻ kèo” khi thị trường có biến động đã
diễn ra ở cả 2 phía doanh DN lẫn nông dân mà bên thiệt hại không thể làm
gì được, bởi hiện không có quy định pháp luật cụ thể để xử lý. DN đầu tư,
ứng giống cho nông dân khi bị “xé hợp đồng” không biết kêu ai.
Ngược lại, để đáp ứng điều kiện được XK gạo, có xu hướng
DN hợp thức hóa việc liên kết xây dựng vùng nguyên liệu hơn là quyết tâm hợp
tác thực sự, DN “quay lưng” với nông dân khi giá gạo xuống thấp. Thực tế
đang cần một cơ chế pháp lý và xử lý theo luật hợp đồng liên kết để bảo vệ các
quan hệ mới một cách hữu hiệu qua CĐL. Nhìn rộng ra là cơ chế pháp lý về liên
kết vùng ĐBSCL, trong đó có liên kết DN và nông dân.
Do tính chất nhạy cảm của vấn đề an ninh lương thực nên DN
đang bị đặt vào tình thế ngày càng khó khăn khi phải theo đuổi cả hai mục tiêu
thương mại và xã hội, phục vụ và kiếm lời mà họ lại chưa được chuẩn bị tốt để
làm tốt những mục tiêu này.
Thương mại hóa ngành SX lúa gạo, đặc biệt là hiện đại hóa
chuỗi giá trị hạt gạo, bao gồm đổi mới thể chế, cải tiến công nghệ, ứng dụng
ngày càng nhiều hơn các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, hướng đến sản xuất bền vững
hơn với môi trường, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Khả năng cạnh tranh
của ngành phải xây dựng trên cơ sở hiệu quả và đổi mới, chứ không phải trên thù
lao giá rẻ cho nông dân hay phong trào xây dựng cánh đồng lớn.
Những thách thức lớn hơn từ đồng ruộng mà CĐL đang
đối mặt là mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên
nghiệp với thực trạng thu nhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay.
Yêu cầu đòi hỏi mỗi tiểu vùng trong vùng ĐBSCL, tùy điều kiện
tự nhiên, sinh thái, trình độ phát triển SX và quy mô phát triển thị trường,
cần có quy hoạch ưu tiên sản phẩm lợi thế để thúc đẩy tái cơ cấu không chỉ về
sản lượng mà về giá trị, thu nhập của người dân.
Cần áp dụng phân vùng theo không gian, có chính sách hỗ trợ
khác nhau ở “vùng lõi”, “vành đai” và các khu vực trồng lúa bình thường khác,
có xem xét mục tiêu SX lúa cho an ninh lương thực hay lúa hàng hóa.
Điều quan trọng hơn là phải tách biệt hẳn các hệ thống và
chiến lược XK gạo mang “tính chính trị - xã hội” và tính thương mại để có
chính sách rõ ràng, phân biệt giữa hai mục tiêu để tăng cường hỗ trợ nhóm thực
hiện mục tiêu chính trị - xã hội, giải phóng một phần gánh nặng để tăng lợi
nhuận, đồng thời nâng cao trách nhiệm cho nhóm thương mại. Những chuyển đổi này
rất cần cho việc xây dựng và phát triển bền vững CĐL.
Nhận xét
Đăng nhận xét