Trần Hữu Hiệp
Báo Nông thôn ngày nay, 18-7-2014
“Em đi theo chồng, anh nơi này bao tháng ngày trông/Như dây đủng đỉnh, nuôi trái tình bao tháng ngày qua/Tình đã trọn xanh rồi, người nỡ đem đi hết cho đành/Ai xui cho mình, ôm nỗi buồn cho người ta vui”. Đó là lời bài hát “Dây đủng đỉnh buồn”. Loài này sinh ra như thể gắn liền với những đám cưới nhà quê xưa một thời bãng lãng.
“Em đi theo chồng, anh nơi này bao tháng ngày trông/Như dây đủng đỉnh, nuôi trái tình bao tháng ngày qua/Tình đã trọn xanh rồi, người nỡ đem đi hết cho đành/Ai xui cho mình, ôm nỗi buồn cho người ta vui”. Đó là lời bài hát “Dây đủng đỉnh buồn”. Loài này sinh ra như thể gắn liền với những đám cưới nhà quê xưa một thời bãng lãng.
Cây đủng đỉnh là loài cọ, họ
cau, lá giống đuôi cá nên trong tiếng Anh còn được gọi là fishtail palm (cọ đuôi cá). Lá và
bông đủng đỉnh cùng với tàu dừa, tàu cau, bẹ chuối thường được dùng để làm cổng,
màn cửa, rạp cưới.
Tôi nhớ những đám cưới quê xưa rộn ràng, trẻ
con xúm xít bên ngoài rạp cưới làm bằng cây đủng đỉnh. Đám trẻ chạy theo một
quãng đường để nhìn mặt cô dâu, chú rễ; lao nhao mấy câu đồng dao: “Cô dâu chú rễ, làm bể bình bông, đổ thừa
con nít, bị đòn nát đít”…
Tôi nhớ về cây đủng đỉnh của một thời tuổi
thơ. Con nít xứ quê miền Tây xưa, đứa nào mà không “rành sáu
câu” những đám cưới che rạp đủng đỉnh. Khung sườn, cột kèo làm bằng thân cau, bằng
tre hay các loại cây trong vườn nhà. Bẹ chuối tách ra quấn vào thân cột, kèo,
trang trí bằng lá, bông đủng đỉnh thành “ngôi nhà sinh thái” cho hai họ, quan
khách đến chung vui. Trên mỗi thân cột trong rạp cưới, người ta viết tên 2 người
chạy bàn phục vụ khách với thực đơn rõ ràng. Đãi đám cưới tùy theo gu mỗi nơi,
nhưng món cù lao thì không thể thiếu. Theo “Việt Nam tự điển” của Lê Văn Đức (Khai Trí, Sài Gòn, 1970), thì “Cù lao
chính là cái lẩu, đồ đựng thức ăn có nước, giữa có ống đựng than lửa”. Còn tên
gọi cái lẩu, theo nhà Nam Bộ học Sơn Nam, chính là kết tinh văn hóa, giao thoa
ngôn ngữ của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trên mảnh đất phương Nam.
Một trái ớt đỏ, mấy trái cau kiểng hay lá,
bông đủng đỉnh thường ngày, với bàn tay tài hoa của những nghệ nhân miệt vườn
quê tôi, bỗng chốc biến thành mắt chim phượng, mào, cánh chim công, những cặp
uyên ương, long - phụng hấp dẫn.
Dáng cây đủng đỉnh lơ thơ, nhởn nhơ như tên gọi
của nó ngày nào và những đám cưới miền quê xưa đang lùi vào dĩ vãng. Ngày nay dịch
vụ “cưới trọn gói” với xe hoa, seri ảnh cưới, giàn nhạc, âm thanh xập xình vang
cả một khúc sông và bao tiện nghi khác không chỉ có ở thị thành, mà đã về tận
miền quê xa xôi… Ngày xưa đã lùi xa. Đám cưới nay chẳng mấy ai dựng rạp bằng
cây đủng đỉnh. Trẻ con bây giờ thiếu gì đồ chơi điện tử, có đứa còn nổi tiếng là
game thủ tung hoành thế giới mạng, nên đâu còn hứng thú với những trò cất nhà
chòi, đám cưới giả ngày trước đượm chất quê mùa với dây đủng đỉnh!
Cây đủng đỉnh xứ quê xưa một thời chỉ còn
trong ký ức.
Nhận xét
Đăng nhận xét