- Lẩu mắm là một hình thức mắm kho được nâng cao lên mức nghệ thuật. Nghệ thuật này được thể hiện cả trong cách trang trí món ăn và cả trong cách ăn phải biết phối hợp đủ sắc, hương, vị trong từng miếng ăn. Làm sao đủ sắc trắng, xanh, tím, hồng... đủ vị mặn, ngọt, chua, cay... để khi ăn bạn sẽ thấy bâng khuâng một nỗi nhớ về một cuộc sống xa quê hương, có vậy mới thấy được ẩm thực có giá trị tinh thần như thế nào đối với mỗi con người chúng ta.Hiểu được giá trị của ẩm thực, đặc biệt là món lẩu mắm nổi tiếng miền Tây, Nhà hàng lẩu mắm Nam Bộ ra đời như một điểm hẹn dành cho những thực khách là người con của miền Tây Nam Bộ đến để tìm về với hương vị quê nhà.Nhà hàng tọa lạc tại số 94B Cao Thắng (quận 3), đối diện làng nướng 63 Cao Thắng. Nhà hàng có cách bài trí cũng khá sang trọng và sạch sẽ, yên tĩnh, thích hợp cho việc đãi khách hay ăn uống gia đình. Quán chỉ phục vụ mỗi món lẩu mắm, một phần lẩu cho hai người gồm có cá, chả cá dồn ớt, mực, đầu mực, tôm, thịt bò, chả cá thơm, ngọt, the the vị ớt… tất cả đều là những nguyên liệu tươi ngon, đậm đà hương vị lẩu mắm chính gốc miền Tây Nam Bộ.Điểm đặc biệt tại nhà hàng lẩu mắm Nam bộ là rau ăn kèm được dùng thoải mái và thực khách tự phục vụ, rau tươi, sạch, có đầy đủ hết từ kèo nèo, bông súng, bắp chuối, rau muống, rau đắng, cà tím, rau tần ô… hầu hết là các loại rau luôn song hành cùng lẩu mắm miền Tây Nam Bộ. Hơn hết, nước lẩu được chế biến rất đậm đà, mặn mà vị mắm, cho nhiều rau nhưng vẫn không bị mất vị lẩu.Lẩu mắm là một món ăn thể hiện nét tài hoa của người miền Nam nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng, lẩu mắm được tôn vinh thành một trong các món đặc sản đặc sắc của Nam Bộ và được xem là đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực dân dã. Hãy một lần ghé nhà hàng lẩu mắm Nam Bộ để tận hưởng hương vị đậm đà của món ăn quê hương này.Proguide.vn
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét