Báo cáo của đoàn công tác liên ngành do Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ đã ghi nhận chuyện quan hệ đồng giới đã có từ lâu đời, ngăn cấm chuyển giới, kết hôn đồng giới là vi phạm quyền mưu cầu hạnh phúc của họ.
- Bang Washington tổ chức kết hôn đồng giới
- Giới trẻ nhảy flashmob ủng hộ hôn nhân đồng giới
- Cần tiền ăn chơi, giết dã man người tình đồng giới
- Sống chung đồng giới - Bài 3: Rắc rối pháp lý nhưng không gây hại?
- Sống chung đồng giới - Bài 2: Cho hay cấm?
- Hơn 70% người đồng tính muốn luật thừa nhận hôn nhân đồng giới
- 14 tuổi giết người tình đồng giới, cướp… vàng giả
- Trên 10% nam quan hệ đồng giới lây nhiễm HIV
“Nên nghiên cứu để công nhận hình thức kết hợp dân sự hoặc chung sống có đăng ký được áp dụng chung cho mọi trường hợp cặp đôi không phân biệt giới tính hoặc chỉ áp dụng riêng cho các cặp đôi cùng giới”. Đó là một đề xuất trong báo cáo của đoàn công tác liên ngành thuộc Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) về dự án Bộ luật Dân sự (BLDS) và dự án Luật Hôn nhân và Gia đình liên quan đến vấn đề đồng tính và chuyển giới. Báo cáo này là một trong những nội dung được đưa ra tại Hội thảo “Quan điểm xã hội về đồng tính và hôn nhân đồng giới” do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) tổ chức ngày 13-12 tại Hà Nội.
Sống chung đồng giới đã có lâu đời
Sau quá trình khảo sát thực tế ở một số tổ chức và các tỉnh ở phía Nam, báo cáo của đoàn công tác kết luận chấn chỉnh một số nhận thức chưa chính xác về người đồng tính và chuyển giới. Báo cáo khẳng định “Chuyển giới và đồng tính không phải là sản phẩm của xã hội hiện đại mà cả hai đã được ghi nhận ở nhiều nền văn hóa và thời đại lịch sử khác nhau”. Báo cáo cũng chỉ ra những bất cập của quy định hiện hành như: “BLDS nghiêm cấm việc thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính. Quy định này đã khép lại cánh cửa pháp lý cho những người chuyển giới mong muốn được thay đổi giới tính để được sống với tư cách của chính mình. Đối với những người chuyển giới đã trải qua phẫu thuật, quy định này tạo ra rào cản pháp lý vô cùng lớn, làm cho họ không thể thực hiện được những quyền cơ bản của công dân….Vô hình trung pháp luật hiện hành đã tước đi một trong những quyền cơ bản của con người, đó là quyền được mưu cầu hạnh phúc của những người trong cộng đồng LGBT”.
Do chưa được luật pháp công nhận, nhiều cặp đôi kết hôn đồng giới đã bị dư luận kỳ thị, thậm chí bị xử phạt không có cơ sở. Trong ảnh:Vụ kết hôn đồng giới ở Hà Tiên. Ảnh: TN
Báo cáo của đoàn công tác cho rằng thừa nhận quyền chung sống của những người đồng tính cũng là lẽ tự nhiên, pháp luật không nên ngăn cản. Về vấn đề hôn nhân đồng tính, đoàn công tác đưa ra phương án: “Nên nghiên cứu để công nhận hình thức kết hợp dân sự hoặc chung sống có đăng ký được áp dụng chung cho mọi trường hợp cặp đôi không phân biệt giới tính hoặc chỉ áp dụng riêng cho cặp đôi cùng giới”. Với phương án này, các cặp đôi cùng giới tính sẽ được hưởng một số quyền giống như vợ chồng khác giới kết hôn nhưng hạn chế hơn ở một số quyền và nghĩa vụ.
Không có con nên không được cưới?
Một công trình nghiên cứu của iSEE về quan điểm xã hội đối với người đồng tính và hôn nhân đồng giới cho thấy có 36% những người được hỏi đồng ý với quyền kết hôn của người cùng giới. Trong khi đó có tới 89% người được hỏi vẫn còn kỳ thị người đồng tính ở các mức độ khác nhau.
Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân của vấn đề trên là do xã hội Việt Nam nặng truyền thống đề cao chủ nghĩa độc tôn - dị tính (chỉ chấp nhận quan hệ tình yêu và tình dục giữa người khác giới). Giải thích chung nhất của những người phản đối hôn nhân cùng giới là gia đình người đồng giới không thể sinh con, cha mẹ đồng giới không thể nuôi dạy con tốt và thiểu số thì nên thích nghi theo số đông… Điển hình của nhóm quan niệm này, PGS-TS Phùng Trung Tập, giảng viên Trường ĐH Luật Hà Nội, lập luận luật pháp chưa nên công nhận hôn nhân đồng giới vì bản chất của tính loài trong con người là sinh đẻ để duy trì nòi giống, nếu thừa nhận hôn nhân đồng tính mà trở thành trào lưu thì có nguy cơ dân tộc sẽ diệt vong (do người đồng giới không thể có con - PV). Cũng theo ông Tập, để tiến tới việc công nhận hôn nhân cùng giới, còn phải căn cứ vào yếu tố truyền thống của đất nước, không nên dựa vào nước ngoài, không công nhận hôn nhân đồng giới là để “giữ trật tự chung của xã hội”.
Tranh luận với quan điểm này, anh Lương Thế Huy (Trung tâm ICS) cho rằng công nhận hôn nhân cùng giới không có nghĩa là phủ nhận hôn nhân truyền thống mà chỉ là tạo ra một điều mới trong truyền thống. Phản biện với ý kiến của PGS-TS Phùng Trung Tập, bạn Vũ Phương Linh (sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội) bày tỏ: Nếu lo ngại công nhận hôn nhân đồng giới sẽ dẫn đến nguy cơ diệt vong thì cũng nên cấm hôn nhân đối với những người vô sinh và những người già (không có khả năng sinh đẻ). Đồng quan điểm này, bạn Nguyễn Khắc Hùng (một người đồng tính nam) đặt câu hỏi: “Chúng cháu có phải là con người không ạ? Tại sao là con người mà chúng cháu không được mưu cầu hạnh phúc, khi bố mẹ cháu vẫn thường dạy cháu, hôn nhân là hạnh phúc?”.
Ghi nhận các ý kiến tại hội thảo, ông Lê Quang Bình - Viện trưởng Viện iSEE cho biết sẽ tiến hành một nghiên cứu về quan điểm của người dân nếu cho phép người cùng giới sống chung, thừa nhận hôn nhân sẽ ảnh hưởng gì đến gia đình của họ.
Các mô hình gia đình khác với gia đình truyền thống và các xu hướng tính dục đa dạng vốn tồn tại suốt chiều dài lịch sử nay cũng cần được thừa nhận và tôn trọng. Sự ủng hộ ngày càng cao của người dân Việt Nam đối với các quyền của người đồng tính cho thấy xu hướng tất yếu của phát triển là đề cao các quyền của cá nhân và sự đa dạng của xã hội.
Ông LÊ QUANG BÌNH, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội,
kinh tế và môi trường |
VIẾT THỊNH
Nhận xét
Đăng nhận xét