Một hệ thống pháp luật có chất lượng cao, được thực thi nghiêm túc là nhân tố quan trọng bậc nhất để phát triển đất nước, để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh.
Một số luật có các điều khoản trái với Hiến pháp, tức là vi hiến. Một số nghị định trái luật, thậm chí trái Hiến pháp.
Trong thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai, nhiều ý kiến cho rằng quy định cho Nhà nước có quyền thu hồi đất là một quy định vi hiến như vậy trong Luật Đất đai hiện hành. Chỉ hợp hiến khi thay việc thu hồi đất bằng việc trưng mua. Sự vi hiến này đã là một nguyên nhân chính dẫn đến sự khiếu kiện quá nhiều về đất đai trong thời gian qua và phải được sửa trong Luật Đất đai sắp tới.
Dư luận đã lên tiếng về tính vi hiến của Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định rằng phải ghi tên bố mẹ vào giấy chứng minh nhân dân (CMND). Ngày 24.12.2012, trong buổi làm việc của Ủy ban Pháp luật với Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã nhận lỗi vì không thẩm định tốt dự thảo nghị định và thông tư 27 của Bộ Công an, khiến cho cả nghị định lẫn thông tư đều vi hiến. Điều đáng nói là quy định vi hiến đó đã tồn tại 13 năm- từ năm 1999.
Đó chỉ là hai thí dụ điển hình được dư luận quan tâm gần đây, nhưng còn có thể kể ra không ít luật, nghị định, thông tư trái với Hiến pháp, trái với các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Đấy là một chỉ báo chứng tỏ chất lượng pháp luật của chúng ta còn thấp.
Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật cũng không tốt. Và đó là 2 nguyên nhân chính làm cho hệ thống pháp luật của nước ta chưa tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
Tại sao lại có tình trạng này? Làm thế nào để bớt các luật vi hiến, bớt các nghị định trái luật hay vi hiến?
Thứ nhất, trình độ, sự hiểu biết của các nhà lập pháp, của những người soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật là nguyên nhân đầu tiên. Họ phải là những người hoạt động chuyên nghiệp (không cần phải là chuyên gia). Đáng tiếc ở nước ta, các đại biểu Quốc hội không phải là các chính khách chuyên nghiệp. Việc bầu họ cũng không được tiến hành trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh dựa trên các tiêu chí cần đối với một nhà lập pháp chuyên nghiệp, mà chủ yếu theo các tiêu chuẩn chính trị và sự sắp xếp theo yêu cầu chỉ đạo. Vì thế, bản thân các đại biểu Quốc hội không có động lực mạnh để nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình. Họ có thể học, có thể được đào tạo, huấn luyện để nâng cao trình độ nhưng thiếu động lực cạnh tranh, thiếu trách nhiệm giải trình với cử tri khiến cho việc học, huấn luyện như vậy ít có tác dụng.
Thứ hai, thiếu các thể chế giám sát, kiểm tra quá trình lập pháp là nguyên nhân chính khiến cho chất lượng pháp luật thấp, nhiều luật vi hiến. Tại các nước dân chủ, bên cạnh các chế định bền vững như nhiều tổ chức chính trị, như việc tổ chức quốc hội dưới dạng hai viện, như sự độc lập của các cơ quan tư pháp và có tòa án hiến pháp để phán xét, hủy bỏ các điều luật hay cả bộ luật vi hiến, v.v… Các thể chế này bảo đảm cho quá trình lập pháp là một quá trình thương thuyết, mặc cả phản ánh trung thực hơn quyền lợi của các nhóm cử tri, tạo ra các rào cản để sàng lọc những quy định pháp luật trái hiến pháp hay trái các quy định của các công ước quốc tế.
Thứ ba, cần một hệ thống báo chí mạnh. Báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng để giúp các cử tri có thông tin đa chiều phục vụ cho việc giám sát, đánh giá thành tích của các nhà lập pháp do họ bầu ra. Nếu các đại biểu làm việc không tốt, cử tri sẽ có lựa chọn khác bằng lá phiếu của mình trong kỳ bầu cử tiếp theo. Báo chí cũng phanh phui ra những sai sót trong pháp luật và góp phần chuyển tải các đề xuất khác nhau để sửa.
Đấy là ba nguyên nhân chính khiến cho chất lượng của hệ thống pháp luật không cao, có nhiều luật vi hiến, nhiều nghị định trái luật và vi hiến. Có lộ trình sửa chữa ba nguyên nhân chủ yếu trên thì mới có thể có hệ thống pháp luật tốt.
Chúng ta đã có luật về quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đã có quy định lấy ý kiến của nhân dân (dự thảo phải được công bố công khai một thời gian nhất định để lấy ý kiến của nhân dân, của những người bị luật tác động). Nhưng kết quả không như mong đợi, mà sự thừa nhận của Người phát ngôn của Chính phủ ngày 24.12.2012 là một minh chứng: Ông đã phải nhấn mạnh, "tới đây cần công khai, minh bạch hơn quá trình xây dựng văn bản, bởi công khai thì mới rõ được ai làm tròn trách nhiệm, ai không. Chúng ta cũng chưa làm tốt khâu tuyên truyền nên nhân dân chưa tham gia góp ý. Đến khi văn bản có hiệu lực mới có nhiều ý kiến phản hồi.
Chúng tôi mong muốn nhân dân, xã hội quan tâm hơn tới công tác xây dựng pháp luật và có góp ý sớm"; tức là ông yêu cầu thực hiện tốt Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành từ 2008. Thực hiện đúng quy trình ấy là một bước tiến tốt nhằm nâng cao chất lượng pháp luật, thế nhưng các quy định thủ tục ấy không thật sự nâng cao chất lượng pháp luật vì 3 nguyên nhân chính nêu trên đã vô hiệu hóa quy trình tốt này, biến nó thành hình thức và nguy hiểm hơn, tạo cái cớ cho một số thế lực hợp thức hóa các quy định vi hiến của mình.
Trong thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai, nhiều ý kiến cho rằng quy định cho Nhà nước có quyền thu hồi đất là một quy định vi hiến như vậy trong Luật Đất đai hiện hành. Chỉ hợp hiến khi thay việc thu hồi đất bằng việc trưng mua. Sự vi hiến này đã là một nguyên nhân chính dẫn đến sự khiếu kiện quá nhiều về đất đai trong thời gian qua và phải được sửa trong Luật Đất đai sắp tới.
Dư luận đã lên tiếng về tính vi hiến của Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định rằng phải ghi tên bố mẹ vào giấy chứng minh nhân dân (CMND). Ngày 24.12.2012, trong buổi làm việc của Ủy ban Pháp luật với Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã nhận lỗi vì không thẩm định tốt dự thảo nghị định và thông tư 27 của Bộ Công an, khiến cho cả nghị định lẫn thông tư đều vi hiến. Điều đáng nói là quy định vi hiến đó đã tồn tại 13 năm- từ năm 1999.
Đó chỉ là hai thí dụ điển hình được dư luận quan tâm gần đây, nhưng còn có thể kể ra không ít luật, nghị định, thông tư trái với Hiến pháp, trái với các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Đấy là một chỉ báo chứng tỏ chất lượng pháp luật của chúng ta còn thấp.
Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật cũng không tốt. Và đó là 2 nguyên nhân chính làm cho hệ thống pháp luật của nước ta chưa tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
Tại sao lại có tình trạng này? Làm thế nào để bớt các luật vi hiến, bớt các nghị định trái luật hay vi hiến?
Thứ nhất, trình độ, sự hiểu biết của các nhà lập pháp, của những người soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật là nguyên nhân đầu tiên. Họ phải là những người hoạt động chuyên nghiệp (không cần phải là chuyên gia). Đáng tiếc ở nước ta, các đại biểu Quốc hội không phải là các chính khách chuyên nghiệp. Việc bầu họ cũng không được tiến hành trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh dựa trên các tiêu chí cần đối với một nhà lập pháp chuyên nghiệp, mà chủ yếu theo các tiêu chuẩn chính trị và sự sắp xếp theo yêu cầu chỉ đạo. Vì thế, bản thân các đại biểu Quốc hội không có động lực mạnh để nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình. Họ có thể học, có thể được đào tạo, huấn luyện để nâng cao trình độ nhưng thiếu động lực cạnh tranh, thiếu trách nhiệm giải trình với cử tri khiến cho việc học, huấn luyện như vậy ít có tác dụng.
Thứ hai, thiếu các thể chế giám sát, kiểm tra quá trình lập pháp là nguyên nhân chính khiến cho chất lượng pháp luật thấp, nhiều luật vi hiến. Tại các nước dân chủ, bên cạnh các chế định bền vững như nhiều tổ chức chính trị, như việc tổ chức quốc hội dưới dạng hai viện, như sự độc lập của các cơ quan tư pháp và có tòa án hiến pháp để phán xét, hủy bỏ các điều luật hay cả bộ luật vi hiến, v.v… Các thể chế này bảo đảm cho quá trình lập pháp là một quá trình thương thuyết, mặc cả phản ánh trung thực hơn quyền lợi của các nhóm cử tri, tạo ra các rào cản để sàng lọc những quy định pháp luật trái hiến pháp hay trái các quy định của các công ước quốc tế.
Thứ ba, cần một hệ thống báo chí mạnh. Báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng để giúp các cử tri có thông tin đa chiều phục vụ cho việc giám sát, đánh giá thành tích của các nhà lập pháp do họ bầu ra. Nếu các đại biểu làm việc không tốt, cử tri sẽ có lựa chọn khác bằng lá phiếu của mình trong kỳ bầu cử tiếp theo. Báo chí cũng phanh phui ra những sai sót trong pháp luật và góp phần chuyển tải các đề xuất khác nhau để sửa.
Đấy là ba nguyên nhân chính khiến cho chất lượng của hệ thống pháp luật không cao, có nhiều luật vi hiến, nhiều nghị định trái luật và vi hiến. Có lộ trình sửa chữa ba nguyên nhân chủ yếu trên thì mới có thể có hệ thống pháp luật tốt.
Chúng ta đã có luật về quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đã có quy định lấy ý kiến của nhân dân (dự thảo phải được công bố công khai một thời gian nhất định để lấy ý kiến của nhân dân, của những người bị luật tác động). Nhưng kết quả không như mong đợi, mà sự thừa nhận của Người phát ngôn của Chính phủ ngày 24.12.2012 là một minh chứng: Ông đã phải nhấn mạnh, "tới đây cần công khai, minh bạch hơn quá trình xây dựng văn bản, bởi công khai thì mới rõ được ai làm tròn trách nhiệm, ai không. Chúng ta cũng chưa làm tốt khâu tuyên truyền nên nhân dân chưa tham gia góp ý. Đến khi văn bản có hiệu lực mới có nhiều ý kiến phản hồi.
Chúng tôi mong muốn nhân dân, xã hội quan tâm hơn tới công tác xây dựng pháp luật và có góp ý sớm"; tức là ông yêu cầu thực hiện tốt Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành từ 2008. Thực hiện đúng quy trình ấy là một bước tiến tốt nhằm nâng cao chất lượng pháp luật, thế nhưng các quy định thủ tục ấy không thật sự nâng cao chất lượng pháp luật vì 3 nguyên nhân chính nêu trên đã vô hiệu hóa quy trình tốt này, biến nó thành hình thức và nguy hiểm hơn, tạo cái cớ cho một số thế lực hợp thức hóa các quy định vi hiến của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét