Vài lời: Qua, bậu là đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ nhất và thứ hai số ít được dùng rất phổ biến ở Nam Kỳ lục tỉnh trước đây, nay chỉ còn chăng ở người ngoài tầm 60 tuổi, vùng quê mới dùng. Cách đây mấy mươi năm, khi còn sống ở quê, tôi thường nghe ông Tư Hộ, người cùng xóm, tuy không biết chữ, nhưng lại là một kho tàng truyện dân gian. Ông thường kể chuyện cho con nít trong xóm nghe và thường xưng QUA với mọi người. Ngày nay, có thể tìm thấy đại từ nhân xưng này trong hầu hết các tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh, với chất giọng đặc sệt Nam Bộ.
(chớ) Ngó lên hòn Kẽm, đá Dừng / Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi... / Thương cha nhớ mẹ thì về/ Nhược bằng thương cảnh nhớ quê thì đừng !
Hòn Kẽm, đá Dừng là hai địa danh đèo heo, hút gió tận thượng nguồn sông Thu Bồn (Quảng Nam). Ngày trước để ngược dòng lên đây, từ Hội An là nơi đô thị trên bến, dưới thuyền đi thuyền, bè chèo phải mất cả tháng trời. Và người Quảng Nam có lẽ hiếm ai không biết vùng đất cùng câu ca dao buồn tênh này. Sinh thời, nhà Quảng Nam học Nguyễn Văn Xuân phân tích, câu ca dao nói trên thể hiện nỗi niềm riêng tây của người lưu dân trên đường mở đất vào phương Nam. Giữa một bạt ngàn điệp trùng rừng núi thâm u, nỗi nhớ quê cha đất tổ cũng dễ làm tha nhân chạnh lòng. Và vế thứ hai là lời người vợ khuyên chồng, đừng lấy cái cớ “thương cha, nhớ mẹ” mà quay gót trở lui. Có vậy mà hôm nay, đất nước mới rộng mở về phương Nam.
Rồi trong một câu nói lối khác trai gái miền Trung mượn lối chơi chữ đồng âm dị nghĩa để chấp trách nhau: “Hôm qua, qua nói qua qua mà qua không qua / Hôm ni qua nói qua không qua mà qua qua”. Quả thật, quá khó để đọc cho tròn vành rõ chữ câu này. Nói theo kiểu Quảng Nam, nói cho xuôi thì cũng trẹo cả bản họng.
Hai câu ca dao (nói lối) trên có hai từ khá đặc biệt, tuy không lạ, nhưng nay không còn mấy người dùng. Đó là từ qua và bậu. Việt Nam Tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức (1931) chú giải: “tiếng trong Nam”. Bậu là em hay mày, có ý thân thiết như anh chị nói với em, chồng nói với vợ: Bậu đi với qua (mày đi với tao).
Ngày nay trong đàm thoại, người miền Nam ít sử dụng, nhưng tần suất hiện diện của qua, bậu lại xuất hiện khá nhiều trong văn chương trữ tình dân gian lưu truyền đến hôm nay. Ví dụ: Qua với bậu hầu như có đó / Có rồi mà có có lại không / Cũng may bậu đã có chồng / Nên chi qua chả bận lòng bận tâm. Hay trách người phụ nữ bội bạc, ca dao có câu: Ví dầu tình bậu muốn thôi / Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra. Kể cả trong truyện Lục Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng viết: “...Dân rằng: Lũ nó còn đây / Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đành”- bậu ở đây chỉ Lục Vân Tiên.
Hầu hết các tự điển do học giả phía Bắc được soạn thảo trước năm 1975, ít chú giải hai từ qua, bậu, hoặc có thì cũng đều cho biết là phương ngữ miền Nam. Đại Nam Quốc âm tự vị (1895-1896) của Huỳnh Tịnh Của – một học giả miền Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu) giải thích từ bậu là bầu bạn: bạn hữu, chung cùng; đi theo với nhau, sớm hôm có nhau. Một số học giả về ngôn ngữ cũng cố tìm hiểu nguồn gốc hai từ nói trên, tại sao chỉ có ở Nam mà người phía Bắc gần như không biết đến? Học giả Lê Ngọc Trụ, nhà văn Bình Nguyên Lộc... đều có những nghiên cứu cho rằng, nó xuất phát từ các nhóm người thiểu số từ Trung Hoa sang, hay của sắc dân bản địa trước khi người Việt đến.
Gốc của từ qua, theo Lê Ngọc Trụ là do chữ “wá” theo giọng Triều Châu. Bình Nguyên Lộc trong “Lột trần Việt ngữ” xếp hai đại từ qua, bậu là từ ngữ cổ Việt còn giữ lại nơi tiếng dân tộc Mạ. Mới đây Trung tâm Từ điển học xuất bản cuốn “Tự điển từ cổ” của tác giả Vương Lộc có giải thích thêm từ qua là của người Mường (kwa) có nghĩa là tôi, ta, chúng ta... Bậu nói với qua bậu không lang chạ / Vỡ lở ra rồi đành dạ bậu chưa (ca dao). Còn với từ bậu thì cuốn tự điển này cũng cho rằng, đó là tiếng của người Mường và Tày- Nùng (pậu) – người ta, chúng nó. Từ người con trai gọi vợ, gọi người yêu hay người ít tuổi hơn mình.
Hiện tượng phát âm, biến âm tương tự giữa các dân tộc trong quá trình tiếp biến, giao lưu là điều không có gì mới mẻ trong ngôn ngữ. Dù được các học giả truy xuất từ nguồn gốc ngôn ngữ nào, qua và bậu vẫn được coi là từ ngoại lai làm giàu có, phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ nước nhà. Điều thú vị ở đây, hai đại từ nói trên, đặc biệt phần lớn chỉ lưu truyền trong ca dao, tục ngữ, hát ru... nói về tình cảm lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng của người miền Nam. Như nhiều tập quán văn hóa đặc trưng trong nếp ăn ở, suy nghĩ... của con người phương Nam, sự giao thoa, vay mượn ngôn ngữ của nhau giữa các chủng dân bản địa, nhập cư là điều diễn ra hết sức tự nhiên. Và hơn hết, đó còn là dấu ấn lưu dân mạnh mẽ của những đoàn người tha phương trong quá trình hòa nhập cuộc sống trên vùng đất mới.
Rồi trong một câu nói lối khác trai gái miền Trung mượn lối chơi chữ đồng âm dị nghĩa để chấp trách nhau: “Hôm qua, qua nói qua qua mà qua không qua / Hôm ni qua nói qua không qua mà qua qua”. Quả thật, quá khó để đọc cho tròn vành rõ chữ câu này. Nói theo kiểu Quảng Nam, nói cho xuôi thì cũng trẹo cả bản họng.
Hai câu ca dao (nói lối) trên có hai từ khá đặc biệt, tuy không lạ, nhưng nay không còn mấy người dùng. Đó là từ qua và bậu. Việt Nam Tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức (1931) chú giải: “tiếng trong Nam”. Bậu là em hay mày, có ý thân thiết như anh chị nói với em, chồng nói với vợ: Bậu đi với qua (mày đi với tao).
Ngày nay trong đàm thoại, người miền Nam ít sử dụng, nhưng tần suất hiện diện của qua, bậu lại xuất hiện khá nhiều trong văn chương trữ tình dân gian lưu truyền đến hôm nay. Ví dụ: Qua với bậu hầu như có đó / Có rồi mà có có lại không / Cũng may bậu đã có chồng / Nên chi qua chả bận lòng bận tâm. Hay trách người phụ nữ bội bạc, ca dao có câu: Ví dầu tình bậu muốn thôi / Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra. Kể cả trong truyện Lục Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng viết: “...Dân rằng: Lũ nó còn đây / Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đành”- bậu ở đây chỉ Lục Vân Tiên.
Hầu hết các tự điển do học giả phía Bắc được soạn thảo trước năm 1975, ít chú giải hai từ qua, bậu, hoặc có thì cũng đều cho biết là phương ngữ miền Nam. Đại Nam Quốc âm tự vị (1895-1896) của Huỳnh Tịnh Của – một học giả miền Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu) giải thích từ bậu là bầu bạn: bạn hữu, chung cùng; đi theo với nhau, sớm hôm có nhau. Một số học giả về ngôn ngữ cũng cố tìm hiểu nguồn gốc hai từ nói trên, tại sao chỉ có ở Nam mà người phía Bắc gần như không biết đến? Học giả Lê Ngọc Trụ, nhà văn Bình Nguyên Lộc... đều có những nghiên cứu cho rằng, nó xuất phát từ các nhóm người thiểu số từ Trung Hoa sang, hay của sắc dân bản địa trước khi người Việt đến.
Gốc của từ qua, theo Lê Ngọc Trụ là do chữ “wá” theo giọng Triều Châu. Bình Nguyên Lộc trong “Lột trần Việt ngữ” xếp hai đại từ qua, bậu là từ ngữ cổ Việt còn giữ lại nơi tiếng dân tộc Mạ. Mới đây Trung tâm Từ điển học xuất bản cuốn “Tự điển từ cổ” của tác giả Vương Lộc có giải thích thêm từ qua là của người Mường (kwa) có nghĩa là tôi, ta, chúng ta... Bậu nói với qua bậu không lang chạ / Vỡ lở ra rồi đành dạ bậu chưa (ca dao). Còn với từ bậu thì cuốn tự điển này cũng cho rằng, đó là tiếng của người Mường và Tày- Nùng (pậu) – người ta, chúng nó. Từ người con trai gọi vợ, gọi người yêu hay người ít tuổi hơn mình.
Hiện tượng phát âm, biến âm tương tự giữa các dân tộc trong quá trình tiếp biến, giao lưu là điều không có gì mới mẻ trong ngôn ngữ. Dù được các học giả truy xuất từ nguồn gốc ngôn ngữ nào, qua và bậu vẫn được coi là từ ngoại lai làm giàu có, phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ nước nhà. Điều thú vị ở đây, hai đại từ nói trên, đặc biệt phần lớn chỉ lưu truyền trong ca dao, tục ngữ, hát ru... nói về tình cảm lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng của người miền Nam. Như nhiều tập quán văn hóa đặc trưng trong nếp ăn ở, suy nghĩ... của con người phương Nam, sự giao thoa, vay mượn ngôn ngữ của nhau giữa các chủng dân bản địa, nhập cư là điều diễn ra hết sức tự nhiên. Và hơn hết, đó còn là dấu ấn lưu dân mạnh mẽ của những đoàn người tha phương trong quá trình hòa nhập cuộc sống trên vùng đất mới.
Nhận xét
Đăng nhận xét