Trần Hiệp Thủy
Mùa này, phố cũng như sông |
“Kế
hoạch châu thổ sông Cửu Long đến năm 2100”, phiên bản lần thứ
II do nhóm chuyên gia Hà Lan xây dựng đã thể hiện cách làm mới, hướng về tương
lai với tầm nhìn xa, giúp chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhưng nó
không phải là “cây đũa thần” mà cần được nhìn nhận như một “công cụ” cho nhiều
thế hệ con người vừa thực hiện, vừa hoàn thiện. Kế hoạch phác thảo “4 kịch bản
quan trọng” định hướng phát triển ĐBSCL - vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây của
quốc gia và quốc tế như thế nào trong gần một thập kỷ tới. Kịch bản được phác
thảo theo hướng đề xuất ưu tiên phát triển kinh doanh nông nghiệp hàng hóa đã
được các nhà khoa học ĐBSCL đóng góp trách nhiệm, trí tuệ và sắc xảo. Các
chuyên gia Hà Lan đã tiếp thu và đánh giá rất cao.
Tham luận của GSTS. Nguyễn Ngọc Trân, nhà khoa học đã có hơn 30 năm gắn
bó với ĐBSCL thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu. Một lần nữa GS. Trân đã
nhắc lại việc châu thổ này “bị tác động kép” từ thượng nguồn sông Mêkông và từ
biển vào; bị đe dọa bởi 21 con đập thủy điện trên dòng chính với các dự án đã,
đang và sẽ chuyển nước như một kiểu “trích máu sông Mêkông” của một số quốc gia
thượng nguồn; tình trạng xói lở và xâm nhập mặn từ biển vào như “hai gọng kiềm”
mà ĐBSCL đang đối mặt.
Thách
thức đang đặt ra cho ĐBSCL yêu cầu liên kết vùng và hợp tác quốc tế. Ứng phó
với BĐKH đòi hỏi sự chủ động chuẩn bị bằng các giải pháp công trình lẫn phi
công trình, sự thích nghi, mà yêu cầu trước tiên là tăng cường liên kết vùng
một cách chặt chẽ, thực chất và hiệu quả. ĐBSCL không phải là phép cộng đơn
giản của 13 tỉnh, thành trong vùng. Cách đây 26 năm, Báo cáo Chương trình điều
tra cơ bản tổng hợp ĐBSCL đã kiến nghị “cần có một chính sách phát triển kinh
tế vùng cho ĐBSCL”. Cách đây 21 năm, Báo cáo Chương trình điều tra cơ bản tổng
hợp ĐBSCL tiếp nối đã tiếp tục kiến nghị 8 quan điểm và giải pháp phát triển
kinh tế vùng ĐBSCL đến đầu thế kỷ XXI. Nhưng kinh tế vùng đến nay, theo nhà
khoa học này, vẫn chưa được hình thành trong, mới được manh nha trong cách thức
tiếp cận qui hoạch, triển khai qui hoạch. Thách thức trước BĐKH, nước biển dâng
và cuộc đấu tranh lợi ích giữa các quốc gia có liên quan trong thế “vừa hợp
tác, vừa đấu tranh” càng đặt ra cho yêu cầu bức thiết về liên kết vùng, “nhạc
trưởng vùng”, tăng cường hợp tác quốc tế. Liên kết vùng cần sớm được tạo dựng
trong hiện tại và tiếp nối hiệu quả trong tương lai.
Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 13-12-2012.
Nhận xét
Đăng nhận xét