Hữu
Hiệp
Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý về nguyên tắc việc đóng Cảng hàng
không Phú Quốc và mở Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Đây là cảng hàng không
quốc tế thứ 2 của vùng ĐBSCL và thứ 3 tại khu vực phía Nam, dự kiến khánh
thành, đưa vào khai thác vào trung tuần tháng 12.2012.
Sân bay Phú Quốc cuối tháng 11-2012 đnag khẩn trương hoàn thành đưa vào sử dụng |
Sân
bay quốc tế Phú Quốc được xây dựng mới tại xã Dương Tơ (huyện Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang) với tổng diện tích gần 1.000ha, tổng vốn đầu tư tương đương 1 tỉ
USD, đạt chuẩn cấp 4E của ICAO. Sân bay có đường băng hạ cất cánh dài 3.000m,
rộng 45m, đảm bảo tiếp nhận máy bay Boeing 777, 747 - 400 và tương đương; công
suất 2,5 - 3 triệu/lượt khách/năm và 14.300 tấn hàng hóa/năm. Theo quy hoạch
đến 2030, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có khả năng tiếp nhận 20 máy bay,
3.500 người trong giờ cao điểm, lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công
suất 7 triệu hành khách/năm.
Hiện
sân bay này đã có 3 hãng hàng không đăng ký bay là: Vietnam Airlines, Air
Mekong và VietJet Air. Việc mở thêm các tuyến bay quốc tế trong tương lai sẽ
kết nối trực tiếp đảo ngọc Phú Quốc với các thành phố lớn trong khu vực Đông
Nam Á và châu Á.
Huyện
đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang là đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam, nằm ở
vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, có lợi thế quan trọng trong mối liên kết
giao thông hàng hải, hàng không với các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới; vừa có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, vừa có vị trí quân sự đặc
biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ đất nước.
Qui
hoạch phát triển đảo Phú Quốc được xác định hướng đến mục tiêu trở thành một
đặc khu kinh tế - hành chính vào năm 2020. Để đẩy nhanh tốc độ đầu tư, phát
triển đảo, Tổ Công tác Phú Quốc cũng vừa tổng hợp kết quả rà soát, đề xuất Thủ
tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc giai đoạn
2013-2015. Theo Tổ Công tác, trước khi đề xuất chọn tư vấn nước ngoài, phối hợp
đơn vị trong nước xây dựng chiến lược dài hạn, đề án tổng thể phát triển đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 cho đảo ngọc, cần tháo gỡ ”3 nút thắt”trước mắt là: Cơ
chế tài chính, đầu tư; qui hoạch - cơ sở hạ tầng và tổ chức, bộ máy phát triển
đảo.
Việc
mở “cổng trời” cho đảo ngọc Phú Quốc là một trong những bước đi hướng đến mục
tiêu xây dựng hòn đảo này trở thành một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; “trung tâm tài chính ngoài khơi”
tầm cỡ khu vực.
Nhận xét
Đăng nhận xét