Chuyển đến nội dung chính

Chợ trời ở Pháp


Đăng lại bài viết này vì nhớ cách đây hơn chục năm, mình cũng đã từng lang thang chợ trời nước Pháp, Đức và năm ngoái lửng thửng ngoài chợ đêm Đài Bắc (Đài Loan) mà ngẫm về "văn hóa chợ" và kinh tế thị trường. Nói về chợ, ĐBSCL quê mình không thiếu, từ chợ quê, chợ chồm hổm, chợ xã, chợ huyện ... đến một loại hình độc đáo "chợ nổi" trên sông. 

Cũng đi chợ trời ở Paris nè
Một buổi sáng nắng vàng rực rỡ, tôi chuẩn bị đi một vòng ngoài Chợ Trời cách nhà tôi hơn cây số rưỡi. Đi Chợ Trời cũng có cái thú, đến đó mua thứ gì cũng có, như cái áo thun mới mua ở ngoài Chợ Trời rẽ hơn phân nửa ở tiệm. Nói chung món nào bán ở Chợ Trời cũng rẻ hơn là mua ở tiệm nhất là áo quần, giày dép, mũ, xách cho đến những hàng trái cây, hàng thịt, hàng cá, gà quay và dụng cụ cho phòng tắm, nhà bếp … Hàng bán áo quần là đông khách nhất vì 2, 3 euro một cái nên người mua mặc sức chọn lựa. Những biển hiệu trên áo quần mới này đều bị cắt bỏ hết. Áo quần này những tiệm bán không chạy, cuối cùng bán cho những người chuyên thầu những mặc hàng bị ứ đọng để thẩy ra Chợ Trời.
Ở Pháp, thị xã nào cũng có những khu Chợ Trời, 3 ngày mỗi tuần, có nơi 2 ngày. Chợ Trời có nơi vào ngày thứ ba, thứ sáu. Nơi khác, thứ bảy, chủ nhật … Người bán ở chợ bán đủ 3 ngày, có người bán năm, hoặc bảy ngày một tuần, nếu họ có sức khỏe và những khu Chợ Trời khác còn chỗ. Những người buôn bán này không cố định phải bán một chợ mà họ được quyền bán nhiều khu Chợ Trời khác nhau. Chợ Trời có đủ 4 mùa, có điều lạ, dầu cho trời lạnh dưới không độ âm, khách cũng trùm khăn, đội mũ, mang bao tay, áo ấm đi ra Chợ Trời coi hôm nay có thứ gì mới lạ không ?
Để giữ chỗ cho cả năm, tháng nghĩ hè người bán ở Chợ Trời vẫn phải trả tiền. Không mua một nơi cố định, người bán sẽ bị đổi chỗ lung tung, chủ chợ chỉ chỗ nào thì lấy chỗ đó, bán buổi nào chủ chợ thâu tiền buổi đó. Chợ đông nhất vào lúc 10 giờ 30 sáng và tan vào lúc 1 giờ chiều.
Trong thị xã tôi ở có 3 khu vực tổ chức Chợ Trời. Khu Chợ Trời tôi đến hôm nay có hai ngày chợ trong tuần, thứ ba và thứ sáu. Khu Chợ Trời này ngay nơi toà đô chính của thị xã. Trong chợ có 8 gian hàng bán trái cây, 9 hàng thịt đủ loại như : dê, thỏ, gà, ngựa … xúc xích khô. 4 hàng cá, 2 gian hàng bánh, hàng thức ăn tươi. Gian hàng trái cây khô, của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, ngoài ra có hơn 50 gian hàng như : hoa tươi, đồ trang sức, vòng vàng giả, mỹ phẩm, kính mắt, áo quần, hàng vải, rideaux …
Có những khu Chợ Trời, đậu xe nơi công cộng phải trả tiền dầu là ngày chủ nhật (thứ bảy thì đưọc free, một tuần được đậu xe miễn phí một ngày và lễ). Hầu hết người ta đến Chợ Trời ngày chủ nhật nên không ai để ý, khi ra về mới thấy hàng xe đậu hai bên lề đường đều dính phạt « bươm bướm » xanh trên xe.
Vì có ba ngày Chợ Trời nên số người đi làm cho công sở có quyền phụ bán hàng với vợ ngày cuối tuần, nhưng họ không được cấp giấy phép để hành nghề buôn bán vì đã có công việc làm rồi. Sau khi có giấy phép, người bán nộp đơn xin chủ Chợ Trời, chủ chợ sẽ sắp chỗ cho mình, (người buôn không có quyền chọn lựa). Chủ chợ cũng có quyền từ chối món hàng mình muốn đặt bán với lý do trong chợ đã có người bán món hàng đó rồi. Nhưng cũng có nhiều chợ có đến 5,7 gian hàng bán cùng một món. Chủ chợ sắp mỗi gian hàng này ở mỗi góc xa xa. Những người bán kiểu này là bán hàng rong họ đến bán thử, nếu được, lần sau đến bán tiếp, nếu thấy ế họ « chuồn » luôn … Mỗi tuần có 3 ngày chợ, con buôn phải có mặt bán đủ 3 ngày, luật như vậy là để lúc nào chợ cũng có đông người bán.
Người bán ở Chợ Trời khi về hưu, không được quyền sang nhượng chỗ bán của mình lại cho ai, nếu có, 2 bên thương lượng với nhau rồi người mua cứ đưa tiền khơi khơi cho người sang lại chỗ. Nhưng người sang chỗ phải xin phép người chủ chợ và đưa bao thư thật đầy cho chủ chợ, lúc đó chủ chợ mới nhắm … mắt để cho người mới này vào chợ tiếp tục bán món hàng vừa được sang lại.
Chủ chợ là người làm việc cho nhóm người thầu, họ có nhiệm vụ trông coi, và sắp xếp chỗ cho giới buôn bán, phần đông chủ chợ là người trong gia đình hoặc bà con với người thầu.
Chợ Trời ai muốn bán gì thì bán, ví dụ : một chợ ba, bốn tiệm gà quay, nhưng có chợ chỉ một người bán gà quay thôi, bởi chủ chợ đã bị người bán gà này đã mua đứt bằng cách hối lộ tiền, nên chủ chợ không cho người khác đến bán món gà nướng nữa. Mỗi lần thâu tiền chợ, lúc nào chủ chợ cũng có tiền « típ » và lúc nào những người bán trong chợ cũng làm chủ chợ vui lòng, chủ chợ mua gì không ai tính tiền.
Một người Việt Nam tên Nam Gà, vì cách ướp gà sả tiêu của ông rất mặn mà thơm, ngon. Tôi tìm ông đến ông. Ông bán 2 loại gà nướng lớn và nhỏ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Mỗi ngày ông bán được 200 con. Loại gà nhỏ ông mua vào 2 euro, bán ra 7 euro. Gà lớn nuôi ở nông trại, ông mua một con giá 3,50 euro, bán 13 euro. Ông cho biết cách đây 10 năm chỉ việc xin vào bán gà nướng ở Chợ Trời thôi mà ông phải đưa bao thơ cho chủ chợ trong đó có 2500 euro, một thời gian bán gà quay, ông mua được căn Appartement 40000 euro. Thấy bán gà nướng tiền vào túi dễ dàng, ông xin thêm 4 m² trong một khu Chợ Trời khác để bán gà, và bao thơ lần này nặng ký đến 7000 euro, nhưng chủ chợ từ chối vì trước ông Nam đã có người khác tặng chiếc xe hơi mới keng cho chủ chợ rồi.
Tôi hỏi :
- Chợ Trời có gì đặc biệt mà người ta phải mất tiền để được vào đó, mùa hè thì không sao đến mùa đông lạnh từng khía da …
Ông Nam nói :
- Ừ, vậy đó ! Xin vào bán ở chợ rất khó, mà muốn bán gà nướng còn khó hơn, có nhiều Chợ Trời nằm trong khu giàu, nhất là Paris ở quận 8, 15, và 16 bán cái gì cũng gấp hai, ba lần ở chợ khác, nên phải có bao thư cho chủ chợ …
- Chợ Trời thường xẩy ra những chuyện gì ?
- Thỉnh thoảng cảnh sát vào thình lình để xét giấy tờ, người bán không khai báo sẽ bị phạt ngay như trường hợp của tôi, vợ bị cảm tôi mướn tạm người đứng bán, cảnh sát đến hỏi và tôi bị phạt 1500 euro vì mướn người trái phép.
Ông Nam ngưng nói, móc trong áo ra bao thuốc lá, rút một điếu châm lửa hít một hơi rồi nói :
- Gà quay là món dễ bán nhất ở Chợ Trời, các món khác khuất lại để mua lần sau chứ đói là phải ăn. Gần trưa nghe thơm phức mùi gà nướng nên ai cũng muốn mua …
Ông Nam phì phà khói thuốc vừa nói với lời hằn hộc :
- Chủ Chợ Trời ở đây là thằng mị dân ăn hối lộ đủ mọi cách. Trong chợ trước kia chỉ mình tôi bán gà nướng thôi, tôi đã bao thư cho nó để độc quyền bán gà nướng, nó gật đầu hứa, nhưng lại cho người thứ hai vào chợ bán gà nướng, rồi đến người thứ ba … Bây giờ số gà nướng của tôi bán ra mỗi ngày chỉ được 30, con thôi.
- Ở Pháp mà cũng hối lộ cho chủ chợ vậy sao ! Gà bán ra ít hơn so với lần trước thì có đủ chi phí không ?
Ông Nam gà nói :
- Giới bán buôn ai cũng biết chủ chợ hối lộ mà không dám làm gì, mình thưa nó thì mình cũng mất chỗ để bán. Chủ chợ có đủ quyền hành ở trong tay, vào đây thì phải chịu thôi … Gà bán ít tôi phải xin bán thêm các món khác như : Cơm chiên, chả giò, gỏi cuốn, gà xào với rau cải …
Tôi lại tò mò :
- Gà nướng bán không hết thì làm sao ?
- Gà còn lại thì đem cho bạn bè, cho người bán cá trong chợ, hàng cá bán không hết họ cũng cho tôi. Gà đem về làm gà xào chua ngọt, gà làm cơm chiên để chủ nhật bán tiếp, gà làm thứ khác không xuể thì đem vất đi. Tôi đã biết số khách của mình có bao nhiêu rồi nên gà nướng vừa đủ để bán. Gà dư, gà thiếu có ngày không chênh lệch bao nhiêu.
- Ông có thấy người giàu sang đi Chợ Trời không ?
- Sao lại không, mấy bà nhà giàu cứ đi loanh quanh trong Chợ Trời mua ba các thứ để chùi chân ở trong xe hơi, khăn để chùi nhà, để rửa chén, giày, dép đi trong nhà … Giàu nghèo chi cũng thích ra Chợ Trời ráo !
- Có khi nào con buôn ở trong chợ đánh nhau không ?
- Có chớ.
- Tại sao ?
- Thì bên này lấn qua chổ bên bia vài ba phân là có chuyện …
- Lúc đó thì cảnh sát đến ?
- Không, chủ chợ đến dàn sếp.
- Ngoài mấy chuyện này ra ở Chợ Trời có chuyện gì lạ nữa không ?
- Thỉnh thoảng có khách bị ngất xỉu, có người bị móc túi vậy thôi …
- Mùa đông đứng bán ngoài trời mấy tiếng đồng hồ lạnh buốt chịu sao nổi, và lạnh nhất là ở đâu ?
- Thường thì lạnh nhất là hai lòng bàn chân đến đầu gối, tồi vùng thắc lưng rồi đến hai bàn tay. Phải có máy sưởi để bên cạnh chứ không thì … chết cứng.
Thình lình trời bỗng kéo mây đen, gió thổi ù ù rồi sấm chớp ầm ầm. Cơn mưa to lớn đổ xuống thật nhanh, khách vội vã chạy tránh mưa dưới những cây dù của người chủ hàng trong chợ. Cơn mưa kéo dài 15 phút, tôi đứng tránh mưa dưới cây dù của người bán trái cây nhìn sang bên gian hàng phía trước gian hàng bán áo quần trưng bày trêm sạp. Người đàn ông mặc quần jean, áo jacket hối hả trải tấm dãi dầu trên đống áo quần để tránh những gịot mưa bắn vào.
Tôi đứng nép người vào bên trong, nhưng nước mưa bắn vào hai ống quần bị ướt đẫm. Tôi đưa mắt người bán hàng phía trước, rồi nhìn mặt đường ướt sũng những cơn mưa nặng hạt mà tôi không trù tính là sẽ có mưa.
Trời hết mưa, tôi cảm ơn người bán hàng để tôi tránh cơn mưa. Trên suốt con đường trở về nhà, tôi cứ suy nghĩ hoài về những người bán hàng ở ngoài Chợ Trời hôm nay …
Bích Xuân Paris

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...