Trước
thềm Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long – Tiền Giang năm 2012
(MDEC- TG 2012), ông Bùi Ngọc Sương - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - đã
có cuộc trao đổi với Báo Lao Động về các hoạt động và mục tiêu chính của Diễn
đàn năm nay. Ông Bùi Ngọc Sương (ảnh) cho biết:
MDEC
năm nay tiếp nối những thành công và đóng góp quan trọng của 5 kỳ MDEC trước
đó, diễn ra từ ngày 5 - 9.12.2012 tại Mỹ Tho (Tiền Giang) với chủ đề “Hướng đến
nền nông nghiệp chất lượng và bền vững”.
Mục
tiêu chính của MDEC - TG 2012 là nhằm tập hợp được tiếng nói và sáng kiến của
cộng đồng doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, nhà khoa học và quản lý, tiếng nói
nông dân ... để rà soát, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ
chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, bền
vững, chất lượng và hiệu quả. Trong đó, tập trung vào các sản phẩm chủ lực vùng
ĐBSCL là lúa gạo, thủy sản, trái cây; tăng cường liên kết vùng ĐBSCL theo hướng
trọng tâm là liên kết DN, liên kết thị trường với sự hỗ trợ của các cơ chế,
chính sách của Chính phủ, bộ, ngành trung ương và sự hợp tác của chính quyền
địa phương trong vùng.
Vấn
đề liên kết vùng ĐBSCL một lần nữa được đặt ra trong một ngành cụ thể là nông
nghiệp. Vậy liệu có gì mới so với MDEC - Cà Mau năm 2011 cũng với chủ đề “ĐBSCL
- liên kết phát triển bền vững”?
Liên kết vùng đã được đặt ra trong các kỳ MDEC
gần đây, đặc biệt là chủ đề chính của MDEC - Cà Mau năm 2011. Liên kết vừa là
mục tiêu, vừa là động lực, một phương thức để vùng ĐBSCL phát triển bền vững
trong mối quan hệ gắn bó với TPHCM, các vùng miền khác và quan hệ quốc tế dựa
trên lợi thế địa - kinh tế quan trọng của vùng này với các quốc gia trong
ASEAN. Quyết định số 388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức MDEC cũng
xác định rõ Diễn đàn là hoạt động liên kết mở nhằm tăng tính hợp tác và liên
kết vùng, liên vùng với TPHCM và với các bộ, ngành; tổ chức quốc tế và các
nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại, phát huy tiềm năng,
kinh tế to lớn của ĐBSCL.
Mỗi
kỳ MDEC, chúng tôi cụ thể hóa mục tiêu này thành lĩnh vực, hoạt động cụ thể để
bàn thảo, ra tuyên bố chung, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ; đồng thời cũng tổ
chức thực hiện các kết luận của Thủ tướng Chính phủ, đưa vào thực tiễn đời sống
sản xuất kinh doanh của DN, nông dân và các hoạt động đầu tư phát triển.
Chuỗi
sự kiện của diễn đàn năm nay gồm 7 hoạt động chính. Hội thảo tham vấn các bên
liên quan về Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long. Dự thảo Kế hoạch mang tầm chiến
lược này do Giáo sư Cess Veerman và nhóm chuyên gia Hà Lan xây dựng theo đề
nghị của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với tầm nhìn dài hạn đến năm 2100 sẽ được
các nhà khoa học Việt Nam và những người hoạt động thực tiễn xem xét, góp ý để
hoàn chỉnh. Phác thảo “4 kịch bản quan trọng” định hướng phát triển ĐBSCL sẽ là
nội dung chính được trao đổi tại hội thảo quốc tế này. Đó là việc trả lời cho câu hỏi, trong gần 1
thập kỷ tới, vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây của quốc gia sẽ ứng phó, thích
nghi với biến đổi khí hậu như thế nào?
4
kịch bản được phác thảo theo hướng ưu tiên: (1) Đảm bảo an ninh lương thực, (2)
Kinh doanh nông nghiệp hàng hóa (3), Phát triển hành lang công nghiệp hóa (4),
Kịch bản công nghiệp hóa nút kép (theo định hướng mở rộng đô thị, công nghiệp
hướng về hai nút xung quanh TPHCM và phía Tây Cần Thơ).
Vấn
đề ứng phó biến đổi khí hậu cũng đặt ra yêu cầu liên kết vùng, liên vùng và hợp
tác quốc tế. Diễn đàn nông dân ĐBSCL lần đầu tiên được tổ tại MDEC cũng được kỳ
vọng tập hợp tiếng nói nông dân, tạo “kênh thông tin - đối thoại” hữu ích và
thiết thực để các nhà hoạch định cơ chế, chính sách và quản lý cùng các doanh
nghiệp và nhà đầu tư với cộng đồng nông dân trong vùng. Hội nghị xúc tiến đầu
tư - thương mại - du lịch vùng ĐBSCL và Diễn đàn DN năm nay tiếp tục được tổ
chức trong thế tăng cường liên kết vùng, liên kết DN. Diễn đàn lần này cũng
nhằm bàn giải pháp, đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ khó khăn cho DN ĐBSCL và ra
mắt Hội đồng Hiệp hội DN ĐBSCL do VCCI quyết định thành lập. Tại các sự kiện
này, các tỉnh, thành trao giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án, ký kết hợp tác
giữa Nhà máy đạm Cà Mau với các địa phương để tăng cường liên kết phát triển
sản xuất nông nghiệp ...
Xin
cám ơn ông.
Nhận xét
Đăng nhận xét