Dân Việt - Ở miền quê Tây Nam Bộ có nhiều rắn mối, nhất là vào những tháng 11, tháng Chạp sau khi con nước lũ rút dần. "Con chi rọt rẹt sau hè/ Hay là rắn mối tới ve chuột chù" - Ca dao
Rắn mối con lớn nhất bằng ngón chân cái, dài khoảng một gang tay, có lớp vảy đen óng ánh trên mình. Bình thường chúng rất dạn, bò dọc theo vách lá trong nhà hay nền đất ngoài vườn tạp. Chúng chạy rất nhanh khi gặp nguy hiểm. Đặc biệt loài vật này cũng sẵn sàng tự “cắt” bỏ đuôi để thoát thân.
Rắn mối cũng là loài nhạy bén trong cách săn mồi, vì chúng có cái mũi và lưỡi rất thính. Gọi là rắn mối vì thức ăn khoái khẩu của chúng là những con mối sống trong các tổ mối và gốc cây mục.
Những ngày hè, người miền Tây thường dùng cây ví đập rắn mối. Trẻ con rủ nhau đi chọi, phang rắn mối. Các em lấy đất cục hoặc những khúc củi chẻ sẵn cầm tay "thủ thế", gặp rắn mối cứ nhè ngay đầu chúng nẻ trúng phóc. Rắn lăn quay, giẫy giẫy vài cái rồi êm re luôn, cứ thế bắt về.
Cũng có khi người ta lấy ít hột cơm nguội trộn cám hay lột vài ba con tép trấu móc vô lưỡi câu để dọc hè để câu chúng. Khoảng nửa tiếng là kiếm được bộn rắn mối để chế biến các món vừa ngon vừa bổ.
1. Rắn mối nướng mọi
Bắt rắn mối đem về, đập chết, bỏ vô bếp lửa than nấu cơm chiều còn đỏ rực. Chờ một chút, vẩy rắn cháy sém, mỡ tươm vàng ươm. Khều ra, dùng cây cạo sạch lớp vẩy cháy, bẻ từng khúc ăn nóng với muối hột thịt rắn ngọt lịm vừa ngon, vừa là niềm vui đầy phấn khích của tụi nhỏ miền quê.
Người cầu kì hơn thì từ thịt rắn mối nướng đó, họ lấy xoài chua, cóc, mận xắt sợi nhuyễn để trộn ... gỏi. Gỏi bày ra dĩa cho thêm ngò, ớt, tiêu, chanh và vài lát ớt đỏ.
Gỏi rắn mối ăn với bánh tráng mè nướng than, hay bánh phồng chiên.
Rắn mối nướng mọi
2. Rắn mối nướng chao, nương nước mắm
Đem rắn mối sống vừa mắc câu, trấn nước một lúc cho chúng bất tỉnh, rồi đem nướng sơ qua lửa rơm. Cách làm này vừa dễ cạo vẩy, vừa để rắn mối không bị rụng đuôi, bởi đuôi rắn mối rất béo, ngon. Khi làm rắn thì cạo vảy, bỏ đầu, ruột, chân, chỉ giữ lại mỡ, gan, ... rồi để cho ráo nước.
Sau đó, đem rắn chặt khúc rồi ướp với chao giã nhuyễn. Chờ thịt rắn thấm thì bắc vỉ nướng trên bếp than hồng. Thịt chín gắp ra dĩa bày ăn cùng với rau sống mọc hoang sau vườn nhà như đọt sộp, lá lụa, càng cua, cải trời, ... Đặc biệt nước chấm món này cũng chế biến từ chao pha thêm ớt, chanh và ít đường cát, bột ngọt, ...
Tương tự với cách nướng chao, có nơi người bình dân chỉ cần ướp thịt rắn với nước mắm rồi nướng, cách ăn cũng tương tự, có đều thay nước chấm chao bằng nước mắm chua, cay, ...
Bắt con rắn mối nướng chao
Nhấp chung rượu đế dạt dào tình quê – Ca dao
Rắn mối nướng chao
4. Rắn mối nướng lá cách
Cũng làm sạch rắn mối như cách đá nói trên. Sau đó, người ta dùng dao bén bằm thật nhuyễn với ít mỡ heo, nêm tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, muối, ... cho vừa ăn.
Lá cách hái về rửa sạch để ráo nước, lấy tay quấn với thịt rắn mối vừa bằm, sắp lên vỉ, nướng trên than. Khi lá cách cháy sém là thịt chín. Trẻ con thường gỡ bỏ lá, người lớn để cả gói gắp chấm với nước mắm chua cay.
Cũng từ thịt rắn mối bằm có thể đem xào sả ớt, thêm chút bột nghệ cho có màu vàng đẹp. Bắt chảo xào rắn mối và nêm vừa ăn. Đổ thịt rắn ra dĩa, cho lên trên chút ngò, đậu phộng. Món này ăn với bánh tráng nước, bánh phồng tôm chiên giòn.
Tất nhiên, đây là những món ăn hấp dẫn để lai rai với vài chung đế đặc sản miền Tây Nam bộ.
5. Rắn mối nấu cháo
Rắn mối sau khi nướng qua rơm, và làm sạch thì bỏ vào nồi nước luộc cho chín. Vớt rắn ra đĩa dùng tay xé lấy thịt loại bỏ xương. Thịt rắn mối nhìn giống như thịt gà. Để cho thịt rắn mối thơm ngon hơn người ta đem thịt xào sơ qua với hành tỏi, thịt vàng ươm trông bắt mắt.
Rang gạo cho vàng đều rồi để vô nước luộc rắn mối nấu cho đến khi cháo nhừ rồi nêm muối, bột ngọt, hành, tiêu cho vừa ăn. Xong, cho thịt rắn mối xào chín vô tô, thêm ít lát gừng, hành lá xắt nhuyễn rồi múc cháo vô trộn đều, ăn nóng. Có người, có nhà khi nấu cháo còn nạo dừa vắt nước cốt vào để tăng thêm hương vị béo ngậy của món ăn dân dã này!
6. Rắn mối xào nghệ, xào sả ớt
Rắn mối làm sạch, bằm nhuyễn, rồi lấy nghệ tươi gọt sạch vỏ giã nát ướp với thịt rắn cho đều. Chờ thịt thấm, bắc chảo lên phi tỏi mỡ cho thơm rồi cho thịt rắn vào xào đều, để nhỏ lửa cho thịt rắn ráo, khô. Nêm nếm cho vừa ăn, thêm ít lát ớt và lá nghệ non xắt chỉ, vừa đẹp mắt vừa tăng thêm hương vị cho món ăn.
Cũng với cách làm tương tự nhưng người ta không ướp nghệ mà thay vào đó là sả, ớt bằm nhuyễn. Thịt rắn bằm ướp với nước mắm, xào săn thì cho sả ớt vào. Xào cho cạn nước, nêm lại cho vừa ăn rắc ít đâu phộng rang, hành lá, ngò tây, ngò gai, lên trên.
Người ta chuẩn bị thêm mấy miếng bánh tráng hoặc bánh phồng tôm nướng giòn. Bánh xúc thịt rắn xào chấm nước mắm chua cay để … nhâm nhi cùng vài ba chung rượu đế thì quả là … mát trời ông địa!
Dân gian tin rằng thịt rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trẻ con đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt rắn mối sẽ khỏi. Ăn thịt rắn mối còn giúp da mặt phụ nữ thêm mịn màng, xinh đẹp.
Rắn mối cũng là loài nhạy bén trong cách săn mồi, vì chúng có cái mũi và lưỡi rất thính. Gọi là rắn mối vì thức ăn khoái khẩu của chúng là những con mối sống trong các tổ mối và gốc cây mục.
Những ngày hè, người miền Tây thường dùng cây ví đập rắn mối. Trẻ con rủ nhau đi chọi, phang rắn mối. Các em lấy đất cục hoặc những khúc củi chẻ sẵn cầm tay "thủ thế", gặp rắn mối cứ nhè ngay đầu chúng nẻ trúng phóc. Rắn lăn quay, giẫy giẫy vài cái rồi êm re luôn, cứ thế bắt về.
Cũng có khi người ta lấy ít hột cơm nguội trộn cám hay lột vài ba con tép trấu móc vô lưỡi câu để dọc hè để câu chúng. Khoảng nửa tiếng là kiếm được bộn rắn mối để chế biến các món vừa ngon vừa bổ.
1. Rắn mối nướng mọi
Bắt rắn mối đem về, đập chết, bỏ vô bếp lửa than nấu cơm chiều còn đỏ rực. Chờ một chút, vẩy rắn cháy sém, mỡ tươm vàng ươm. Khều ra, dùng cây cạo sạch lớp vẩy cháy, bẻ từng khúc ăn nóng với muối hột thịt rắn ngọt lịm vừa ngon, vừa là niềm vui đầy phấn khích của tụi nhỏ miền quê.
Người cầu kì hơn thì từ thịt rắn mối nướng đó, họ lấy xoài chua, cóc, mận xắt sợi nhuyễn để trộn ... gỏi. Gỏi bày ra dĩa cho thêm ngò, ớt, tiêu, chanh và vài lát ớt đỏ.
Gỏi rắn mối ăn với bánh tráng mè nướng than, hay bánh phồng chiên.
Rắn mối nướng mọi
2. Rắn mối nướng chao, nương nước mắm
Đem rắn mối sống vừa mắc câu, trấn nước một lúc cho chúng bất tỉnh, rồi đem nướng sơ qua lửa rơm. Cách làm này vừa dễ cạo vẩy, vừa để rắn mối không bị rụng đuôi, bởi đuôi rắn mối rất béo, ngon. Khi làm rắn thì cạo vảy, bỏ đầu, ruột, chân, chỉ giữ lại mỡ, gan, ... rồi để cho ráo nước.
Sau đó, đem rắn chặt khúc rồi ướp với chao giã nhuyễn. Chờ thịt rắn thấm thì bắc vỉ nướng trên bếp than hồng. Thịt chín gắp ra dĩa bày ăn cùng với rau sống mọc hoang sau vườn nhà như đọt sộp, lá lụa, càng cua, cải trời, ... Đặc biệt nước chấm món này cũng chế biến từ chao pha thêm ớt, chanh và ít đường cát, bột ngọt, ...
Tương tự với cách nướng chao, có nơi người bình dân chỉ cần ướp thịt rắn với nước mắm rồi nướng, cách ăn cũng tương tự, có đều thay nước chấm chao bằng nước mắm chua, cay, ...
Bắt con rắn mối nướng chao
Nhấp chung rượu đế dạt dào tình quê – Ca dao
Rắn mối nướng chao
4. Rắn mối nướng lá cách
Cũng làm sạch rắn mối như cách đá nói trên. Sau đó, người ta dùng dao bén bằm thật nhuyễn với ít mỡ heo, nêm tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, muối, ... cho vừa ăn.
Lá cách hái về rửa sạch để ráo nước, lấy tay quấn với thịt rắn mối vừa bằm, sắp lên vỉ, nướng trên than. Khi lá cách cháy sém là thịt chín. Trẻ con thường gỡ bỏ lá, người lớn để cả gói gắp chấm với nước mắm chua cay.
Cũng từ thịt rắn mối bằm có thể đem xào sả ớt, thêm chút bột nghệ cho có màu vàng đẹp. Bắt chảo xào rắn mối và nêm vừa ăn. Đổ thịt rắn ra dĩa, cho lên trên chút ngò, đậu phộng. Món này ăn với bánh tráng nước, bánh phồng tôm chiên giòn.
Tất nhiên, đây là những món ăn hấp dẫn để lai rai với vài chung đế đặc sản miền Tây Nam bộ.
5. Rắn mối nấu cháo
Rắn mối sau khi nướng qua rơm, và làm sạch thì bỏ vào nồi nước luộc cho chín. Vớt rắn ra đĩa dùng tay xé lấy thịt loại bỏ xương. Thịt rắn mối nhìn giống như thịt gà. Để cho thịt rắn mối thơm ngon hơn người ta đem thịt xào sơ qua với hành tỏi, thịt vàng ươm trông bắt mắt.
Rang gạo cho vàng đều rồi để vô nước luộc rắn mối nấu cho đến khi cháo nhừ rồi nêm muối, bột ngọt, hành, tiêu cho vừa ăn. Xong, cho thịt rắn mối xào chín vô tô, thêm ít lát gừng, hành lá xắt nhuyễn rồi múc cháo vô trộn đều, ăn nóng. Có người, có nhà khi nấu cháo còn nạo dừa vắt nước cốt vào để tăng thêm hương vị béo ngậy của món ăn dân dã này!
6. Rắn mối xào nghệ, xào sả ớt
Rắn mối làm sạch, bằm nhuyễn, rồi lấy nghệ tươi gọt sạch vỏ giã nát ướp với thịt rắn cho đều. Chờ thịt thấm, bắc chảo lên phi tỏi mỡ cho thơm rồi cho thịt rắn vào xào đều, để nhỏ lửa cho thịt rắn ráo, khô. Nêm nếm cho vừa ăn, thêm ít lát ớt và lá nghệ non xắt chỉ, vừa đẹp mắt vừa tăng thêm hương vị cho món ăn.
Cũng với cách làm tương tự nhưng người ta không ướp nghệ mà thay vào đó là sả, ớt bằm nhuyễn. Thịt rắn bằm ướp với nước mắm, xào săn thì cho sả ớt vào. Xào cho cạn nước, nêm lại cho vừa ăn rắc ít đâu phộng rang, hành lá, ngò tây, ngò gai, lên trên.
Người ta chuẩn bị thêm mấy miếng bánh tráng hoặc bánh phồng tôm nướng giòn. Bánh xúc thịt rắn xào chấm nước mắm chua cay để … nhâm nhi cùng vài ba chung rượu đế thì quả là … mát trời ông địa!
Dân gian tin rằng thịt rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trẻ con đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt rắn mối sẽ khỏi. Ăn thịt rắn mối còn giúp da mặt phụ nữ thêm mịn màng, xinh đẹp.
Hai Miệt Vườn
Nhận xét
Đăng nhận xét