Chuyển đến nội dung chính

Giao thoa "Bún nước lèo" ở miền Tây

 - Người miền sông nước Tây Nam bộ hầu như ai cũng thuộc lòng câu thơ dân gian về mon ắn đặc trưng - tô bún nước lèo: Đi xa có nhớ quê nghèo/nhớ bún nước lèo, nhớ mắm Ba Xuyên.

Bún nước lèo ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang tuy cùng cách thức chế biến và tên gọi nhưng vẫn có sự khác biệt ít nhiều, đó là do người chế và khẩu vị của người ăn ở từng địa phương trong vùng không hoàn toàn giống nhau. Đặc trưng dân gian của món ăn đã in dấu ấn khó phai trong tô bún nước lèo.

Ăn sang thì tô bún có đủ món cá lóc tép bạc, heo quay, … đơn giản hơn thì con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo. Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc. 

Ngải bún vốn là loại cây mọc hoang, sau đó được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh của mắm. Mắm bò hóc được người Khmer làm từ các loại cá đồng trộn với muối và cơm nguội, …

Để có được nồi nước lèo ngon phải kiếm con cá lóc đồng gần kí lô, được cá có trứng càng hấp dẫn. 

Cá làm sạch, cắt làm hai phần đầu và đuôi. Phần đầu cá dính với bộ đồ lòng. Đây là phần ngon nhất. Dùng dao bén rạch bao tử cá ra cạo sạch, khéo lấy mật cá ra, tránh để giập và nát gan cá. Nếu cá có trứng thì tách riêng cặp trứng ra. 

Cá làm xong, để ra rổ cho ráo nước. Tép bạc hoặc tôm thẻ luộc rồi lột bỏ vỏ cứng. Có nhà sang thì cắt thêm mấy miếng thịt heo quay xắt miếng cỡ ngón tay người lớn để ra đĩa. Cũng có người bào thịt cá thác lác hoặc thịt cá mè vinh để chiên những miếng chả tròn lớn hơn miệng ly uống nước, rồi cắt thành những sợi dài.

Bắc xoong nước lên, cho thêm nước trái dừa tươi vô để tăng thêm vị ngọt. Dở mắm bò hóc ra để trong bọc vải thả vào nồi nước nấu sôi. Ngải bún nướng sơ qua lửa than, đập dập, gốc sả đập thả vô nấu tiếp. Chú ý phải hớt bọt kỹ, nước đã trong thì mới thả cá vào. Khi cá chín thì vớt ra. Có người gợt nhẹ phần trứng cá để trứng nổi trên mặt nước vàng óng. Nêm nếm vừa ăn là được. Đem cá đã chín gợt lớp da đen đi, rỉa cá thành những miếng cỡ ngón tay, tách bỏ xương cá.

Ăn kèm với bún thường là rau muống chẻ, giá sống, bắp chuối bào nhỏ, chuối cắt ghém, … Sắp rau dưới đáy tô, để những cọng bún nhỏ, cuộn tròn lên rồi chế nước lèo thật nóng vào, lại chắt liền cho ráo nước, sau đó xếp trên cùng là tép, cá lóc, thịt quay, chả, … Đổ nước lèo nóng ngập tô, thêm ít lá rau húng, lá quế, ớt sừng trâu chín đỏ xắt lát xéo, chan nước mắm Hòn Lại Sơn hay nước mắm Phú Quốc mới đúng điệu và làm tăng hương vị đậm đà miền quê.

Đây là món ăn vừa thể hiện sự giao thoa, vừa là sự sáng tạo văn hóa giữa các dân tộc anh em sống ở miệt đất Cửu Long giang. Ở các chợ nổi như Ngã Năm (Sóc Trăng), Ngả Bảy (Phụng Hiệp), Cái Răng (Cần Thơ) hay chợ nổi Năm Căn (Cà Mau), … còn thú vị hơn nữa là cứ mỗi buổi sáng sớm, từng ghe tam bản bán bún nước lèo với tiếng rao văng vẳng: Ai ăn bún nước lèo hôn? 

Ghe có người chèo, người bán, tất cả nồi nước lèo, rổ bún, chuối ghém, rau xanh, thịt, tép, … đều bày biện trên ghe. Người mua kêu ghe ghé lại, tô bún sẽ nhanh chóng đưa tận tay người thưởng thức, … 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...