Thứ sáu 13/07/2012 08:58
ĐBSCL đang thu hoạch vụ lúa hè thu trong năm với khoảng 1,6 triệu hécta, sản lượng ước tính hơn 9 triệu tấn. Vụ hè thu này lại được mùa với năng suất bình quân khoảng 6,5 tấn/ha; thế nhưng...
Lúa trúng mùa, nhưng người dân không vui. Ảnh: H.K
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành về việc công bố giá mua lúa định hướng vụ hè thu 2012. Theo đó, giá thành sản xuất lúa hè thu được khảo sát nằm trong khoảng 3.524 – 4.540đ/kg, bình quân là 3.993đ/kg. Từ đó, Bộ Tài chính đã quy định giá mua lúa định hướng bảo đảm mức lãi tối thiểu (30%) cho người trồng lúa.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Minh Đức – Giám đốc Sở NNPTNT Long An – cho rằng, giá thành sản xuất được khảo sát như trên là sát với thực tế. Tỉnh Long An đã thu hoạch được 16.000ha trên tổng số 225.000ha lúa hè thu. Tính đủ các chi phí, người nông dân Long An phải đầu tư xấp xỉ 20 triệu đồng/ha.
Quy định “giá mua định hướng” của Bộ Tài chính khi đi vào thực tế đồng ruộng ở ĐBSCL gặp phải “bất cập” đối với giống lúa 50404, là loại gieo sạ chiếm đa số ở nhiều tỉnh. Long An là tỉnh có biện pháp mạnh hạn chế gieo sạ lúa IR 50404, thì vụ hè thu này cũng có gần 20% diện tích gieo sạ giống lúa này, giảm so với vụ đông xuân là 26%. Nếu như các giống lúa thơm, lúa OM6976, OM9900... hiện đang dễ bán với giá trên 5.000đ/kg, bảo đảm mức lãi trên 30%, thì sản lượng lớn lúa IR50404 đang bị “dội chợ”, thương lái múa nhỏ giọt, dù giá mua đã xuống sát giá thành.
Theo ông Lê Minh Đức, quản lý nhà nước về sản xuất lúa cần nâng mức lãi cơ bản cao hơn so với mức 30% hiện nay, vì nó chưa bảo đảm cho nông dân... thoát nghèo. Một bài toán đơn giản: Nông dân Long An canh tác trung bình 1ha/hộ gia đình 4 nhân khẩu. Mỗi năm làm 2 vụ lúa, lãi tổng cộng 12 triệu đồng (30%). Chia cho 4 nhân khẩu, mỗi người thu nhập 250.000 đồng/tháng, còn nằm trong mức nghèo. Nếu giá mua định hướng bảo đảm cho người nông dân lãi 50%, khi ấy thu nhập bình quân của họ là gần 420.000 đồng/tháng, vừa thoát khỏi chuẩn nghèo.
Ông Đức cho biết, do tính chất đặc thù, vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL bao giờ cũng có năng suất cao hơn, mà giá thành lại thấp hơn vụ lúa hè thu (nhờ phù sa sau lũ, ít thiên địch...). Nếu quy định cứng nhắc mức lãi 30% thì vô hình trung nguồn lợi mà thiên nhiên đem lại cho vụ đông xuân không vào túi người nông dân, mà ở các khâu phi sản xuất. Theo ông Đức, có thể quy định mức lãi 30% cho vụ hè thu, từ cái chuẩn đó áp dụng cho vụ đông xuân, như thế vụ lúa sau lũ ở ĐBSCL người nông dân có thể lãi cao hơn, đến 60 – 70%.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Minh Đức – Giám đốc Sở NNPTNT Long An – cho rằng, giá thành sản xuất được khảo sát như trên là sát với thực tế. Tỉnh Long An đã thu hoạch được 16.000ha trên tổng số 225.000ha lúa hè thu. Tính đủ các chi phí, người nông dân Long An phải đầu tư xấp xỉ 20 triệu đồng/ha.
Quy định “giá mua định hướng” của Bộ Tài chính khi đi vào thực tế đồng ruộng ở ĐBSCL gặp phải “bất cập” đối với giống lúa 50404, là loại gieo sạ chiếm đa số ở nhiều tỉnh. Long An là tỉnh có biện pháp mạnh hạn chế gieo sạ lúa IR 50404, thì vụ hè thu này cũng có gần 20% diện tích gieo sạ giống lúa này, giảm so với vụ đông xuân là 26%. Nếu như các giống lúa thơm, lúa OM6976, OM9900... hiện đang dễ bán với giá trên 5.000đ/kg, bảo đảm mức lãi trên 30%, thì sản lượng lớn lúa IR50404 đang bị “dội chợ”, thương lái múa nhỏ giọt, dù giá mua đã xuống sát giá thành.
Theo ông Lê Minh Đức, quản lý nhà nước về sản xuất lúa cần nâng mức lãi cơ bản cao hơn so với mức 30% hiện nay, vì nó chưa bảo đảm cho nông dân... thoát nghèo. Một bài toán đơn giản: Nông dân Long An canh tác trung bình 1ha/hộ gia đình 4 nhân khẩu. Mỗi năm làm 2 vụ lúa, lãi tổng cộng 12 triệu đồng (30%). Chia cho 4 nhân khẩu, mỗi người thu nhập 250.000 đồng/tháng, còn nằm trong mức nghèo. Nếu giá mua định hướng bảo đảm cho người nông dân lãi 50%, khi ấy thu nhập bình quân của họ là gần 420.000 đồng/tháng, vừa thoát khỏi chuẩn nghèo.
Ông Đức cho biết, do tính chất đặc thù, vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL bao giờ cũng có năng suất cao hơn, mà giá thành lại thấp hơn vụ lúa hè thu (nhờ phù sa sau lũ, ít thiên địch...). Nếu quy định cứng nhắc mức lãi 30% thì vô hình trung nguồn lợi mà thiên nhiên đem lại cho vụ đông xuân không vào túi người nông dân, mà ở các khâu phi sản xuất. Theo ông Đức, có thể quy định mức lãi 30% cho vụ hè thu, từ cái chuẩn đó áp dụng cho vụ đông xuân, như thế vụ lúa sau lũ ở ĐBSCL người nông dân có thể lãi cao hơn, đến 60 – 70%.
Nhận xét
Đăng nhận xét