Hà Nguyễn
(baodautu.vn) Các khu kinh tế (KKT) Chu Lai - Dung Quất (Quảng Nam, Quảng Ngãi); Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); Nghi Sơn (Thanh Hóa); Vũng Áng (Hà Tĩnh); KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang) có thể sẽ được lựa chọn là các KKT ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn 2013.
Đề xuất mới nhất này, theo ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý KKT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), được đưa ra dựa trên các tiêu chí đánh giá, lựa chọn rất cụ thể. Đó là cảng biển đầu mối vận chuyển hàng hóa; cảng hàng không thuận lợi cho các KKT; dự án động lực của KKT; thu hút đầu tư và vị trí chiến lược của KKT đối với phát triển vùng.
“Mỗi KKT đều có những điều kiện, lợi thế riêng. Vì vậy, để tìm ra một bộ tiêu chí phản ánh chính xác, đầy đủ mức độ thuận lợi của từng KKT để so sánh, lựa chọn là khá khả thi. Tuy nhiên, chúng tôi đã tiến hành rà soát, đánh giá các điều kiện, lợi thế về vị trí, quy hoạch, hoạt động, cơ sở hạ tầng; các yếu tố tác động tới sự phát triển của từng KKT trong 15 KKT ven biển đã được thành lập để xây dựng bộ tiêu chí, chấm điểm một cách rất khoa học từng KKT và lựa chọn 5 (thực chất là 6, vì Chu Lai - Dung Quất là hai KKT khác nhau, nhưng đứng chung một nhóm - PV) KKT để đề xuất ưu tiên tập trung đầu tư phát triển”, ông Thắng nói.
“Mỗi KKT đều có những điều kiện, lợi thế riêng. Vì vậy, để tìm ra một bộ tiêu chí phản ánh chính xác, đầy đủ mức độ thuận lợi của từng KKT để so sánh, lựa chọn là khá khả thi. Tuy nhiên, chúng tôi đã tiến hành rà soát, đánh giá các điều kiện, lợi thế về vị trí, quy hoạch, hoạt động, cơ sở hạ tầng; các yếu tố tác động tới sự phát triển của từng KKT trong 15 KKT ven biển đã được thành lập để xây dựng bộ tiêu chí, chấm điểm một cách rất khoa học từng KKT và lựa chọn 5 (thực chất là 6, vì Chu Lai - Dung Quất là hai KKT khác nhau, nhưng đứng chung một nhóm - PV) KKT để đề xuất ưu tiên tập trung đầu tư phát triển”, ông Thắng nói.
Thực tế, chính ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng phải thừa nhận, lựa chọn KKT nào để ưu tiên phát triển là không dễ dàng, nhưng trong điều kiện nguồn lực có hạn, thì buộc phải đưa ra các quyết định cần thiết để tránh câu chuyện đầu tư dàn trải. “Điều này sẽ tạo động lực thực sự cho các KKT trọng điểm phát triển, tạo sức lan tỏa cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của cả nước”, ông Trung nhấn mạnh.
Hiện nay, cả nước có 15 KKT ven biển. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cho các KKT này có hạn. Từ năm 2004 đến nay, ngân sách nhà nước mới dành khoảng 4.000 tỷ đồng để phát triển các KKT này. Còn năm 2012, tổng vốn đầu tư từ ngân sách cho các KKT khoảng 2.300 tỷ đồng. “Thực tế, chúng tôi đã lựa chọn 6 KKT để ưu tiên phân bổ 65% nguồn vốn đầu tư của năm nay, 9 khu còn lại chỉ còn được sử dụng 35%”, ông Thắng nói và cho biết, từ năm 2013, ngân sách sẽ chỉ tập trung đầu tư cho những KKT được ưu tiên lựa chọn.
Điều này, tất nhiên sẽ đồng nghĩa với việc, các KKT còn lại như Đông Nam Nghệ An, Vân Phong, Vân Đồn, Nam Phú Yên… sẽ không còn được nhận vốn đầu tư từ ngân sách. Vì thế, dễ hiểu vì sao, ngay khi có thông tin này, không ít địa phương đã có những kiến nghị về việc xem xét, chấm điểm lại, cũng như bày tỏ, KKT của địa phương mình mang tính chất động lực, lan tỏa đối với kinh tế - xã hội, địa phương, cũng như toàn vùng.
Tuy nhiên, đồng tình với cách làm khoa học, với các tiêu chí cụ thể, cách chấm điểm rõ ràng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đan Đức Hiệp, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho rằng, vấn đề hiện nay không phải nằm ở chỗ KKT nào được phát triển, mà là lựa chọn KKT nào được ưu tiên để tập trung đầu tư trước.
“Hiện chúng ta đang tái cơ cấu đầu tư công, nên phải sắp xếp lại, làm sao để đầu tư hiệu quả nhất”, ông Hiệp nói và cũng bày tỏ quan điểm rằng, trong cách tính điểm, cần tập trung nhiều hơn tới tác động kinh tế vùng của các KKT.
Trong khi đó, một cách thẳng thắn, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, người lâu nay có quan điểm rất quyết liệt về chuyện Việt Nam có quá nhiều KKT, cũng đã bày tỏ sự đồng tình với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong lựa chọn các KKT để tập trung đầu tư.
“Con số thậm chí có thể thấp hơn, nhưng quan trọng là, phải lựa chọn cho đúng. Hơn nữa, nếu đã lựa chọn 5 KKT để ưu tiên, thì cũng phải có chiến lược riêng, có thể chế, chính sách để các KKT còn lại có thể tiếp tục kêu gọi đầu tư dựa trên tiềm năng phát triển của thị trường”, ông Thiên nói.
Nhận xét
Đăng nhận xét