Bộ Chính trị họp tổng kết 4 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh của 4 vùng kinh tế trọng điểm
* Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp
Ngày 5.7, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng, Bộ Chính trị đã họp tổng kết 4 Nghị quyết của Bộ Chính trị Khóa IX về
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của 4 vùng: đồng bằng
sông Cửu Long, Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bắc Trung bộ và
duyên hải miền Trung, trung du và miền núi phía bắc.
Tham dự có Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng; các ủy viên Bộ Chính trị; Ban cán sự Đảng Chính phủ; đại
diện các Ban của Đảng, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; Ban cán sự
Đảng các bộ, ngành, Trung ương; đại diện Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - Ngân
sách của QH...
Tại cuộc họp, Bộ Chính trị đã nghe Tờ trình tổng
kết 4 Nghị quyết: Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 37-NQ/TW, Nghị quyết số
39-NQ/TW và Nghị quyết số 53-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh của 4 vùng. Kết quả tổng kết thực hiện các Nghị quyết ở các địa
phương đã khẳng định việc ban hành các Nghị quyết của Bộ Chính trị là kịp thời,
phù hợp; với nhiều chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn làm cơ sở cho Chính
phủ chỉ đạo các tỉnh ủy, thành ủy và các bộ, ngành nỗ lực thực hiện, đã góp phần
mang lại nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh ở các
vùng. Về kinh tế, các vùng đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng,
tạo tiền đề cho việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các vùng đều cao hơn mức bình
quân của cả nước và vượt so với mục tiêu các Nghị quyết đề ra. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng,
dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm
2010 tăng khá cao và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra: vùng đồng bằng sông Cửu
Long tăng 2,5 lần; vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đạt hơn 12 triệu đồng, tăng
3,6 lần so với năm 2004; khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đạt hơn 17
triệu đồng, tăng 5,5 lần so với năm 2000; khu vực Đông Nam bộ và vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam đạt hơn 48 triệu đồng, cao hơn mức bình quân hơn 22 triệu
đồng của cả nước.
Về mối liên kết vùng, tuy chưa có cơ chế phối
hợp, liên kết vùng, nhưng bước đầu trong các vùng đã hình thành một số liên kết
thông qua việc xây dựng các quy hoạch chung của một số tiểu vùng, công trình, dự
án do bộ, ngành thực hiện trên địa bàn hoặc do các địa phương, doanh nghiệp chủ
động thực hiện. Trong đó, liên kết nổi bật nhất là đầu tư xây dựng hệ thống giao
thông, gồm cả đường bộ, đường sắt, đường sông, tạo ra một hệ thống giao thông
đường bộ huyết mạch lớn.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Bộ Chính trị hoan nghênh và đánh giá cao việc các Ban chỉ đạo đã khẩn trương triển khai chỉ đạo của Bộ Chính trị tổng kết 4 Nghị quyết về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của 4 vùng trọng điểm. Trên cơ sở ý kiến đóng góp và thảo luận tại cuộc họp, Bộ Chính trị nhất trí xây dựng 4 Kết luận cho 4 vùng để tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị Khóa IX trong giai đoạn sắp tới. Bởi lẽ, những nội dung cơ bản trong 4 Nghị quyết của Bộ Chính trị Khóa IX đến nay vẫn còn giá trị và cần tiếp tục triển khai thực hiện. Và việc ban hành Kết luận này không có nghĩa là giảm giá trị của Nghị quyết mà quan trọng là nội dung của Kết luận cần khẳng định được rằng, các Nghị quyết mà Bộ Chính trị đã ban hành là cần thiết, đúng đắn, cần tiếp tục triển khai thực hiện và có bổ sung những tinh thần mới của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, có tư tưởng rất mới là tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tạo nền tảng để trước năm 2020 cơ bản trở thành các vùng công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Bộ Chính trị hoan nghênh và đánh giá cao việc các Ban chỉ đạo đã khẩn trương triển khai chỉ đạo của Bộ Chính trị tổng kết 4 Nghị quyết về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của 4 vùng trọng điểm. Trên cơ sở ý kiến đóng góp và thảo luận tại cuộc họp, Bộ Chính trị nhất trí xây dựng 4 Kết luận cho 4 vùng để tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị Khóa IX trong giai đoạn sắp tới. Bởi lẽ, những nội dung cơ bản trong 4 Nghị quyết của Bộ Chính trị Khóa IX đến nay vẫn còn giá trị và cần tiếp tục triển khai thực hiện. Và việc ban hành Kết luận này không có nghĩa là giảm giá trị của Nghị quyết mà quan trọng là nội dung của Kết luận cần khẳng định được rằng, các Nghị quyết mà Bộ Chính trị đã ban hành là cần thiết, đúng đắn, cần tiếp tục triển khai thực hiện và có bổ sung những tinh thần mới của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, có tư tưởng rất mới là tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tạo nền tảng để trước năm 2020 cơ bản trở thành các vùng công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tổng bí thư lưu ý, trước khi đánh giá, tổng kết
việc thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị và đề ra phương hướng cho thời
gian sắp tới, Bộ Chính trị cho rằng cần thống nhất nhận thức rõ vai trò, vị trí,
tầm quan trọng và đặc điểm của từng vùng; xác định nội hàm của các vùng là phát
triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Và vùng ở đây có vị
trí, vai trò quan trọng như thế nào đối với khu vực và cả nước; có tính chất
liên hoàn về kinh tế và không gian với nhau, gắn kết và bổ trợ cho nhau như thế
nào để phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh, khắc phục những hạn chế, khó khăn
của từng vùng...? Việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
này sẽ tác động đến cả nước như thế nào? Việc đánh giá, tổng kết thực hiện các
Nghị quyết cần cố gắng làm bật lên những nét đặc thù và những hạn chế lớn cần
khắc phục của từng vùng. Các tư tưởng của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
giai đoạn 2011 – 2020 với ba khâu đột phá và chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng sẽ được cụ thể hóa như thế nào ở 4 vùng
trọng điểm?
Về tổ chức thực hiện Nghị quyết, Tổng bí thư
khẳng định, giao Ban cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, điều hành việc cụ
thể hóa và triển khai thực hiện tốët các Kết luận của Bộ Chính trị.
Thanh Tâm
Nhận xét
Đăng nhận xét