Trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước và thế giới kéo dài, nông
nghiệp trở thành cứu cánh của nền kinh tế nước ta. Thế nhưng, hiện nay ngành nông nghiệp VN đang gặp khó khăn thật
sự (lúa, cá, trái cây, chăn nuôi…) đều khó khăn, nông dân sản xuất thua lỗ. Trong
bối cảnh như vậy Chính phủ đã có chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ vựa
lúa ĐBSCL, thạc sĩ Trần Hữu Hiệp- vụ trưởng vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ- người từng nhiều năm gắn bó ở vựa lúa này đã
dành cho TTCT cuộc trao đổi thú vị xung quanh câu chuyện đang rất thời sự “tái
cơ cấu ngành nông nghiệp VN”. Mở đầu cuộc trao đổi ông Hiệp nói:
Ngành nông nghiệp VN gặp khó khăn như hiện nay, theo tôi, có 2 nguyên nhân. Một là, do thị trường nông sản thế giới, rõ nhất là thị trường lúa gạo, thuỷ sản năm nay cực kỳ khó khăn. Các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam đang phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt về giá bán, về chất lượng hàng hoá và phương thức kinh doanh. Hai là, những yếu kém nội tại từ nhiều năm qua của ngành Nông nghiệp chúng ta. Đây là nguyên nhân chính, do kết nối cung – cầu nông sản chưa tốt. Mặc dù chúng ta nói nhiều đến “liên kết 4 nhà”, nhưng trên thực tế, thì mối liên kết giữa sản xuất - chế biến - tồn trữ và xuất khẩu gạo nói riêng, nông sản nói chung còn nhiều yếu kém. Nhìn tổng thể, nó đang “bị chặt” ra thành nhiều khúc mà phần thiệt thòi nhiều nhất đang thuộc về nông dân. Những “kỳ tích trong nông nghiệp”, đặc biệt là lúa gạo, thuỷ sản (cá tra, tôm) trong việc tăng năng suất, sản lượng vừa qua đã làm “vừa lòng” nhiều người, nên tư duy đổi mới được ca tụng một thời, dường như bắt đầu chậm lại, nhiều người say mê với “thành tích”, nên không thấy những đột phá mới của thời “khoán 10, khoán 100”. Một nghiên cứu, rà soát cơ chế, chính sách trong nông nghiệp của PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Ngiên cứu phát triển ĐBSCL gần đây cho thấy, trong khoảng 400 văn bản ngành nông nghiệp, thì có đến hơn 300 văn bản liên quan cây lúa. Các khuyến nông cũng xoay quanh phần nhiều về cây lúa mà ít quan tâm chuyển dịch các loại cây trồng khác với hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác, mô hình, đặc biệt là tiêu thụ.
Ngành nông nghiệp VN gặp khó khăn như hiện nay, theo tôi, có 2 nguyên nhân. Một là, do thị trường nông sản thế giới, rõ nhất là thị trường lúa gạo, thuỷ sản năm nay cực kỳ khó khăn. Các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam đang phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt về giá bán, về chất lượng hàng hoá và phương thức kinh doanh. Hai là, những yếu kém nội tại từ nhiều năm qua của ngành Nông nghiệp chúng ta. Đây là nguyên nhân chính, do kết nối cung – cầu nông sản chưa tốt. Mặc dù chúng ta nói nhiều đến “liên kết 4 nhà”, nhưng trên thực tế, thì mối liên kết giữa sản xuất - chế biến - tồn trữ và xuất khẩu gạo nói riêng, nông sản nói chung còn nhiều yếu kém. Nhìn tổng thể, nó đang “bị chặt” ra thành nhiều khúc mà phần thiệt thòi nhiều nhất đang thuộc về nông dân. Những “kỳ tích trong nông nghiệp”, đặc biệt là lúa gạo, thuỷ sản (cá tra, tôm) trong việc tăng năng suất, sản lượng vừa qua đã làm “vừa lòng” nhiều người, nên tư duy đổi mới được ca tụng một thời, dường như bắt đầu chậm lại, nhiều người say mê với “thành tích”, nên không thấy những đột phá mới của thời “khoán 10, khoán 100”. Một nghiên cứu, rà soát cơ chế, chính sách trong nông nghiệp của PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Ngiên cứu phát triển ĐBSCL gần đây cho thấy, trong khoảng 400 văn bản ngành nông nghiệp, thì có đến hơn 300 văn bản liên quan cây lúa. Các khuyến nông cũng xoay quanh phần nhiều về cây lúa mà ít quan tâm chuyển dịch các loại cây trồng khác với hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác, mô hình, đặc biệt là tiêu thụ.
“Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với yêu cầu nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cư dân nông thôn và 5 nhóm giải pháp chủ yếu từ chất lượng qui hoạch, khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả đầu tư công đến cải cách thể chế, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách. Mục tiêu của đề án đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008. Tuy nhiên, đề án chỉ mới vạch ra hướng đi, đích đến, lộ trình và đi bằng phương tiện gì ... nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều yếu tố và điều kiện thực thi. Tôi nghĩ ĐBSCL là vựa lúa của cả nước vì vậy cần có một vị trí quan trọng trong việc thực thi đề án này”. Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp nhấn mạnh.
-Chuỗi
giá trị sản xuất, kênh phân phối, phân khúc thị trường của các mặt hàng nông sản
đang có vấn đề mà rõ nhất là đối với cây lúa, ông đề xuất giải pháp nào để khắc
phục?
Chuỗi giá trị đó đang bộc lộ
nhiều khiếm khuyết đã được các nhà cứu phân tích, từ thực tiễn, các địa phương
phản ánh nhiều. Trong đó nổi lên là “lợi ích thực sự” chưa đến được với nông
dân. Cần hệ thống giải pháp căn cơ, đồng bộ thì mới giải quyết được tình trạng
“trúng mùa mất giá, được giá, hết hàng” và cái vòng luẩn luẩn: trồng cây gì,
nuôi con gì quá xưa cũ, thay bằng “cung cấp cái gì thị trường cần và có lợi nhuận”.
Nói khác hơn là nền kinh tế “giá trị” thay cho “sản lượng”. Chỉ có ngành nông
nghiệp và các địa phương thôi, khó để giải quyết được vấn đề này, khi mà kết nối
giữa sản xuất với tiêu thụ, giữa đồng ruộng với thị trường chưa tốt. Cần phải
chuyển từ tư duy làm ra “chén cơm đầy” – nhiều sản lượng, sang “chén cơm ngon”
– mang lại nhiều giá trị, đặc biệt là lợi nhuận hợp lý cho người nông dân. 30% lợi nhuận hay cao hơn
nữa cho người trồng lúa và mức lãi hợp lí cho các ngành nghề nông nghiệp khác để
nông dân có thể sống được với nghề, làm giàu được bằng nghề nông, phải chuyển
được từ “quyết tâm chính trị” sang “bài toán kinh tế”.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp”, ông đề xuất
việc tái cơ cấu như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Cây lúa, con cá, chăn nuôi?
Tôi nghĩ phải từ chính những thế
mạnh và yếu kém nội tại của nền nông nghiệp, nhưng nên “hướng cầu”, thay vì chỉ
châm bẩm vào “nguồn cung” như cách trả lời chọn cây lúa, con cá hay chăn nuôi
hiện nay. Tái cơ cấu nông nghiệp Việt nam nói chung và ĐBSCL phải là quá trình hiện
đại hóa ngành sản xuất lúa gạo, thuỷ sản, cây ăn trái và xây dựng nông thôn
mới, giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức, trở thành “doanh
nhân nông nghiệp”, làm giàu được bằng nghề nông. Một cách tiếp cận “làm như mọi
khi” chắc chắn sẽ không hiệu quả trước yêu cầu và thách thức mới. Tôi nghĩ, hơn
cả “tái cơ cấu” phải “đổi mới tư duy” như ta đã từng làm trong nông nghiệp.
Bộ nông
nghiệp khuyến cáo cần giảm trên 200 ngàn ha trồng lúa ở ĐBSCL chuyển sang trồng
đậu nành hoặc các loại cây khác, nhưng nhiều tỉnh lại cho rằng không nên vội
vàng chuyển đổi khi mà đầu ra còn rất mù mờ? quan điểm của ông thế nào?
Bây giờ mà vội vã “chuyển trồng
lúa” sang đậu nành, rau màu hay cây trồng khác chỉ vì lúa gạo đang gặp khó là
cách làm không căn cơ. Ai đảm bảo đậu nành làm ra tiêu thụ tốt, nông dân lãi
cao trong khi các loại rau màu, khoai lang, con cá tra, tôm cũng đang gặp khó?
Chưa kể đầu tư cho “chuyển dịch” này, nông dân cần vốn nhiều hơn, kỹ thuật canh
tác tốt hơn, rồi giống nào để giá đậu nành trong nước đủ sức cạnh tranh, người
ta không nhập đậu nành để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản như hiện nay? ĐBSCL
cũng đã từng “chuyển đổi” trồng đậu nành, bông vải, mè, nuôi bò sữa …, nhưng
không thành công vì thiếu giải pháp đồng bộ. Thực tế hiện nay đang rất cần một
cuộc "chuyển đổi lớn" trong nông nghiệp, mang tính cải cách mạnh mẽ. Các
vấn đề đất đai, khoa học kỹ thuật cho sản xuất hàng hoá lớn đang cần những sửa
đổi cực kỳ mạnh dạn để chuyển đổi nông nghiệp sang một mô hình khác, chứ cứ lắt
nhắt một ít chính sách trợ giúp tạm trữ, một ít chính sách hỗ trợ vốn, một vài
dự án hỗ trợ khoa học kỹ thuật ... có tính đối phó, theo đuôi thiệt hại như vừa
qua, thì rõ ràng không ăn thua. Việc “chuyển đổi” là cần thiết, nhưng phải trên
cơ sở kết quả rà soát qui hoạch, phân công, phân vai trong liên kết vùng, tạo
giống mới cạnh tranh, tổ chức sản xuất, đặc biệt là đảm bảo thị trường tiêu thụ
và phải liên kết vùng.
Câu
chuyện liên kết đã được đề xuất từ nhiều năm rồi mà vẫn chưa có cơ chế để thực
thi. Bộ, ngành làm chậm, địa phương chờ đợi. Có nơi “nóng ruột” tìm đến với
nhau và tạo liên kết với quy mô vài ba tỉnh như câu chuyện sở Nông nghiệp 3 tỉnh
Long An, Bến Tre và Tiền Giang liên kết sản xuất trái cây là một ví dụ? Theo
ông có nên ủng hộ xu hướng này?
Kịch bản cung – cầu nông sản hiện
nay, thật ra đã được các nhà khoa học của Viện lúa ĐBSCL, Viện cây ăn quả miền
Nam, Trường ĐH Cần Thơ dự báo cách đây 5 năm. Nhóm này đã đề xuất một đề án tổng
thể liên kết vùng với 5 dự án kết nối, phát triển sản xuất và tiêu thụ: lúa gạo,
trái cây, tôm, cá tra; đào tạo nghề cho nông dân và cơ chế, chính sách kèm
theo. Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã nhiều lần làm việc với các Bộ ngành Trung ương,
các địa phương xác định qui hoạch sản xuất và thị trường cụ thể các dòng sản phẩm
chủ lực; Thủ tướng Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, thống nhất chủ
trương giao Bộ NN & PTNT trình thủ tục, nhưng đến nay đề án vẫn chưa được
phê duyệt.
Trong bối cảnh như vậy thì việc
một số tỉnh chủ động liên kết với nhau cần được khuyến khích, nhưng cần liên kết
thực chất theo chuỗi giá trị ngành hàng, chứ không nên cam kết chung chung.
Cũng cần phải thấy, có những vấn đề như dịch bệnh, nguồn nước, thị trường … phải
được giải quyết ít nhất ở cấp vùng, chứ vài ba tỉnh không làm nổi. Phải liên kết
vùng và nó cần phải được hỗ trợ bằng khung cơ chế, chính sách và pháp lí từ
Trung ương.
Giải
pháp tổng thể dài hạn để cứu ngành nông nghiệp, cứu nông dân là gì, thưa ông?
Là đổi mới tư duy. Tất nhiên,
trước tiên là tư duy hoạch định cơ chế, chính sách đất đai, làm nông nghiệp, tổ
chức sản xuất. Cái gì Nhà nước làm, cái gì doanh nghiệp làm và thị trường điều
tiết, cần chính sách tác động vào. Đó cũng là những yêu cầu của đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp. Lúa gạo, trái cây, thủy sản
đồng bằng tuy đã làm nên kỳ tích, nhưng vẫn mang sức ì “4 không” (không đúng chất,
không đúng lượng, không đúng thời điểm và không đạt giá cao). Nông dân cần được
giải phóng bằng kiến thức của nhà kinh doanh. Họ phải được đào tạo nghề nông
nghiệp, tập trung vào việc nâng cao giá trị sản xuất các ngành hàng chủ lực của
vùng; đào tạo nghề phi nông nghiệp để tác động tích cực trở lại cho nông nghiệp,
nông thôn. Đó là cách thức giúp nông dân không chỉ đứng vững trên đồng ruộng,
mà còn có thể làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn.
HOÀNG TRÍ DŨNG – Thực hiện
Nhận xét
Đăng nhận xét