Hữu Hiệp
Bảng so màu lá lúa (BSMLL) là công cụ hữu hiệu cho người
trồng lúa được Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI phổ biến; nông dân ĐBSCL sử
dụng thành thạo và hiểu quả. Việc đánh giá, phân loại cán bộ để đào tạo, bồi
dưỡng, hay “điều trị bệnh” cũng cần có tiêu chí chính xác, dễ nhận biết như
BSMLL.
Thêm chú thích |
Tất nhiên, công việc liên quan con người sẽ khó hơn nhiều
so với nhận biết qua “màu lúa”. Nhưng rất cần được xây dựng tiêu chí rõ ràng,
cụ thể để nhận biết, đánh giá công bằng; nhất là trước yêu cầu “lấy phiếu, bỏ
phiếu tín nhiệm”. Các vị đại biểu Quốc hội (QH), hội đồng nhân dân (HĐND) khi
lấy hay bỏ “tín nhiệm” đối với các chức danh do QH và HĐND bầu, phê chuẩn rất
cần được thông tin đầy đủ, rõ ràng, cụ thể như “màu sắc” của BSMLL.
Biện pháp “dùng phiếu” là công cụ đắc lực để cơ quan dân cử
làm tốt hơn vai trò giám sát, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý điều
hành của các chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước, có tác dụng kiềm chế lạm
dụng quyền lực, góp phần phòng ngừa và chống tham nhũng... Song, kết quả lấy
phiếu tín nhiệm (PTN) vừa qua cũng cho thấy “cơ chế” này cần được tiếp tục hoàn
thiện. “Lá PTN” nếu được dùng không đúng cách, bằng cảm quan, không có tiêu chí
đánh giá rõ ràng cho từng chức danh, công việc quản lý, thì chẳng những không
đáp ứng được kỳ vọng mà còn cổ súy cho “căn bệnh thành tích”, dễ thiên lệch.
Lâu nay, việc lãnh đạo, điều hành của cán bộ hay chạy theo
thành tích ngắn hạn với “tư duy nhiệm kỳ”. Nay đang đứng trước nguy cơ bị “vo
tròn” thành “tư duy niên kỳ” theo đợt lấy PTN hằng năm. Kết quả là nhiều “chỉ
tiêu, cơ cấu đẹp” sẽ có khả năng được chế biến, phù phép. Thí dụ, để có “thành
tích” học sinh đậu tốt nghiệp cao ngất ngưỡng 99,99%, thì giải pháp sẽ được
chọn không phải là “nâng cao chất lượng dạy và học” mà là ra đề thi dễ, tổ chức
thi không khó. Để đối phó với “lá PTN”, các “tư lệnh” ngành tài chính, kế hoạch
có khả năng sẽ không siết chặt chi tiêu ngân sách, cắt giảm đầu tư công mà tìm
cách “ban phát” kinh phí, phân bổ vốn đầu tư nhiều hơn cho các ngành, địa
phương để “lấy lòng” đại biểu khi phần đông đại biểu là của các ngành, địa
phương.
Mấu chốt của việc lấy PTN là tạo động lực làm việc, trách
nhiệm cho người lãnh đạo chứ không phải làm vừa lòng người bỏ phiếu. Một cách
“lấy phiếu” chung chung, chẳng những không công bằng giữa người làm nhiều, làm
ít, mà còn triệt tiêu động lực phát triển dài hạn. Người đứng đầu bộ máy, bộ
phận bên cạnh việc luôn “bị soi” của tập thể vẫn cần có thực quyền quyết định
êkíp làm việc; quyền nhận xét, đánh giá cấp dưới; quyền chọn lựa và loại thải những
người giúp việc mình chứ không phải cứ chờ tập thể quyết, dẫn đến tình trạng
“trên bảo dưới không nghe”.
Nếu các đại biểu QH, HĐND có quyền bỏ phiếu, lấy PTN thì chính họ cũng rất cần được cử tri “soi lại” - với cơ chế giám sát hữu hiệu hơn - để việc “quyết định” của họ đúng thực chất. Giải quyết cả hai mặt, lá PTN mới thực sự được tín nhiệm.
Nếu các đại biểu QH, HĐND có quyền bỏ phiếu, lấy PTN thì chính họ cũng rất cần được cử tri “soi lại” - với cơ chế giám sát hữu hiệu hơn - để việc “quyết định” của họ đúng thực chất. Giải quyết cả hai mặt, lá PTN mới thực sự được tín nhiệm.
Nhận xét
Đăng nhận xét