IRV - Vấn đề liên kết vùng, nội vùng nhằm hỗ trợ chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các địa phương đã được bàn rất nhiều tại hội nghị tổng kết ở các khu vực, vùng miền. Tuy nhiên, đến nay, kết quả liên kết vùng giữa các địa phương chưa được như mong đợi. Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân hạn chế là do các địa phương chưa tìm được tiếng nói chung và hơn hết đó là chưa có một “tổng chỉ huy” để điều phối việc liên kết vùng.
Cần tiếng nói chung trong việc liên kết vùng và nội vùng - Ảnh: Lệ Hằng
Tìm tiếng nói chung
Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng do thiếu sự liên kết nên các địa phương chưa thật sự phát huy và khai thác được tiềm năng, lợi thế sẵn có về đất đai, tài nguyên khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu, thủy điện... vì vậy mà các địa phương chưa thật sự bứt phá đi lên.
Đối với vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của vùng chưa ổn định và vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của toàn vùng; quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở vật chất hạ tầng một số khu kinh tế cửa khẩu tại một số tỉnh còn thiếu thốn; mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ chưa thu hút được các nhà đầu tư bởi cơ chế chính sách thiếu cụ thể... Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của mỗi tỉnh trong vùng đạt 3.202 tỷ đồng, thấp nhất so với các khu vực khác và mức bình quân chung của toàn quốc.
Vùng đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng giàu tiềm lực phát triển công nghiệp, thương mại, song sự phát triển kinh tế ở vùng này còn nhiều bất cập và thiếu sự bền vững. Dựa trên đặc thù, mỗi địa phương đều xây dựng một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội riêng nhưng chưa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chưa xây dựng được chuỗi cung ứng hàng hóa, liên kết thị trường giữa các địa phương theo ngành hàng, nhóm hàng để tạo năng lực cạnh tranh cho kinh tế vùng. Đơn cử như Nam Định rất quan tâm đến chuyện đưa hàng vào hệ thống siêu thị. Ninh Bình đang thí điểm xây dựng mô hình hợp tác công - tư. Thái Bình rất chú trọng đến việc tuyên truyền sử dụng sản phẩm của địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho. Tuy nhiên, những kết quả thu được còn rất hạn chế.
Với khu vực miền Đông Nam bộ, việc liên kết hợp tác dù đã đạt được một số kết quả nhất định và có khá hơn so với các vùng miền khác, song chính sách thu hút đầu tư theo hướng chuyên môn hóa nhằm phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy hợp tác và giao thương các địa phương trong vùng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể, không gian kinh tế vùng vẫn còn tình trạng chia cắt, thu hẹp; sản phẩm thế mạnh của vùng chưa được liên kết; lợi thế so sánh của từng tỉnh chưa phát huy mà còn cạnh tranh cục bộ lẫn nhau. Về công tác quản lý, vùng chưa có cơ chế liên kết hợp tác, điều phối thực sự hiệu quả.
Có một điều được nhận thấy rất rõ là, một số địa phương mặc dù có những điểm tương đồng về lợi thế, tiềm năng, địa lý... nhưng lại chưa có sự liên kết để phát triển.
Theo ông Trần Hữu Hiệp - Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, các địa phương phải nhìn từ cấp vùng, từ tổng thể, phải thấy mình ở vai nào, vị trí nào để phát triển chứ không thể “chạy đua” nhau để xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hay cụm công nghiệp… Vì vậy, rất cần một cơ chế liên kết hợp tác hiệu quả giữa các tỉnh, thành để tạo ra kinh tế vùng mà vẫn không mất đi vai trò của các địa phương.
Tại Hội nghị chắp nối cung cầu hàng hóa do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cũng khẳng định: Chỉ có liên kết vùng chặt chẽ chúng ta mới tìm được tiếng nói chung nhằm tạo ra những giải pháp đồng bộ mang tính lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển chung giữa các địa phương.
Cần một “tổng chỉ huy”
TS. Dương Đình Giám- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, chủ trương liên kết vùng đặt ra đã lâu nhưng đến nay vẫn thiếu một thể chế chính sách, thiếu cơ chế pháp lý rõ ràng cho hoạt động này. Đặc biệt, việc thiếu một “tổng chỉ huy” giữ vai trò điều phối là nguyên nhân khiến cho việc xây dựng chuỗi liên kết trở nên lỏng lẻo, dẫn đến kém hiệu quả.
Địa phương nào cũng cho rằng, cần thiết phải liên kết hợp tác thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng được mối liên kết hiệu quả? Và ai sẽ là “tổng chỉ huy”, giữ vai trò là người điều hành, thực hiện việc giám sát, đánh giá kết quả các nội dung liên kết vùng, nội vùng mà các tỉnh trong vùng đã đề ra?
Để giải được bài toán hợp tác và liên kết vùng, ngoài việc cần có một đơn vị đảm nhiệm vai trò trên, có ý kiến cho rằng, trước hết, phải giải quyết được các vấn đề: mục tiêu, cơ chế, chính sách cụ thể nào để thực hiện liên kết vùng.
Mới đây, tại hội nghị giao ban với sự tham gia của ba Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng yêu cầu Ban chỉ đạo các vùng cần phối hợp phát huy tính liên kết vùng. Đây là mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ, để các địa phương bảo đảm an ninh quốc phòng, thực hiện tốt phát triển kinh tế xã hội.
Câu chuyện về liên kết vùng, nội vùng đã được bàn đến từ lâu, nhưng để có kết quả như mong đợi, thiết nghĩ, các địa phương khi xây dựng chiến lược phát triển phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Việc quy hoạch phải theo sản phẩm thế mạnh của vùng, của từng tỉnh với mối quan hệ gắn bó chặt chẽ ngành hàng theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực của vùng.
Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng do thiếu sự liên kết nên các địa phương chưa thật sự phát huy và khai thác được tiềm năng, lợi thế sẵn có về đất đai, tài nguyên khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu, thủy điện... vì vậy mà các địa phương chưa thật sự bứt phá đi lên.
Đối với vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của vùng chưa ổn định và vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của toàn vùng; quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở vật chất hạ tầng một số khu kinh tế cửa khẩu tại một số tỉnh còn thiếu thốn; mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ chưa thu hút được các nhà đầu tư bởi cơ chế chính sách thiếu cụ thể... Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của mỗi tỉnh trong vùng đạt 3.202 tỷ đồng, thấp nhất so với các khu vực khác và mức bình quân chung của toàn quốc.
Vùng đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng giàu tiềm lực phát triển công nghiệp, thương mại, song sự phát triển kinh tế ở vùng này còn nhiều bất cập và thiếu sự bền vững. Dựa trên đặc thù, mỗi địa phương đều xây dựng một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội riêng nhưng chưa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chưa xây dựng được chuỗi cung ứng hàng hóa, liên kết thị trường giữa các địa phương theo ngành hàng, nhóm hàng để tạo năng lực cạnh tranh cho kinh tế vùng. Đơn cử như Nam Định rất quan tâm đến chuyện đưa hàng vào hệ thống siêu thị. Ninh Bình đang thí điểm xây dựng mô hình hợp tác công - tư. Thái Bình rất chú trọng đến việc tuyên truyền sử dụng sản phẩm của địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho. Tuy nhiên, những kết quả thu được còn rất hạn chế.
Với khu vực miền Đông Nam bộ, việc liên kết hợp tác dù đã đạt được một số kết quả nhất định và có khá hơn so với các vùng miền khác, song chính sách thu hút đầu tư theo hướng chuyên môn hóa nhằm phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy hợp tác và giao thương các địa phương trong vùng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể, không gian kinh tế vùng vẫn còn tình trạng chia cắt, thu hẹp; sản phẩm thế mạnh của vùng chưa được liên kết; lợi thế so sánh của từng tỉnh chưa phát huy mà còn cạnh tranh cục bộ lẫn nhau. Về công tác quản lý, vùng chưa có cơ chế liên kết hợp tác, điều phối thực sự hiệu quả.
Có một điều được nhận thấy rất rõ là, một số địa phương mặc dù có những điểm tương đồng về lợi thế, tiềm năng, địa lý... nhưng lại chưa có sự liên kết để phát triển.
Theo ông Trần Hữu Hiệp - Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, các địa phương phải nhìn từ cấp vùng, từ tổng thể, phải thấy mình ở vai nào, vị trí nào để phát triển chứ không thể “chạy đua” nhau để xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hay cụm công nghiệp… Vì vậy, rất cần một cơ chế liên kết hợp tác hiệu quả giữa các tỉnh, thành để tạo ra kinh tế vùng mà vẫn không mất đi vai trò của các địa phương.
Tại Hội nghị chắp nối cung cầu hàng hóa do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cũng khẳng định: Chỉ có liên kết vùng chặt chẽ chúng ta mới tìm được tiếng nói chung nhằm tạo ra những giải pháp đồng bộ mang tính lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển chung giữa các địa phương.
Cần một “tổng chỉ huy”
TS. Dương Đình Giám- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, chủ trương liên kết vùng đặt ra đã lâu nhưng đến nay vẫn thiếu một thể chế chính sách, thiếu cơ chế pháp lý rõ ràng cho hoạt động này. Đặc biệt, việc thiếu một “tổng chỉ huy” giữ vai trò điều phối là nguyên nhân khiến cho việc xây dựng chuỗi liên kết trở nên lỏng lẻo, dẫn đến kém hiệu quả.
Địa phương nào cũng cho rằng, cần thiết phải liên kết hợp tác thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng được mối liên kết hiệu quả? Và ai sẽ là “tổng chỉ huy”, giữ vai trò là người điều hành, thực hiện việc giám sát, đánh giá kết quả các nội dung liên kết vùng, nội vùng mà các tỉnh trong vùng đã đề ra?
Để giải được bài toán hợp tác và liên kết vùng, ngoài việc cần có một đơn vị đảm nhiệm vai trò trên, có ý kiến cho rằng, trước hết, phải giải quyết được các vấn đề: mục tiêu, cơ chế, chính sách cụ thể nào để thực hiện liên kết vùng.
Mới đây, tại hội nghị giao ban với sự tham gia của ba Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng yêu cầu Ban chỉ đạo các vùng cần phối hợp phát huy tính liên kết vùng. Đây là mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ, để các địa phương bảo đảm an ninh quốc phòng, thực hiện tốt phát triển kinh tế xã hội.
Câu chuyện về liên kết vùng, nội vùng đã được bàn đến từ lâu, nhưng để có kết quả như mong đợi, thiết nghĩ, các địa phương khi xây dựng chiến lược phát triển phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Việc quy hoạch phải theo sản phẩm thế mạnh của vùng, của từng tỉnh với mối quan hệ gắn bó chặt chẽ ngành hàng theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực của vùng.
Sông Thương - TCCN
|
Nhận xét
Đăng nhận xét