Hữu Hiệp
Ngày 9.7 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ KHĐT đã chủ trì phối hợp
với Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ, các bộ - ngành Trung ương liên quan, đại diện
lãnh đạo 13 tỉnh, thành ĐBSCL và TPHCM tổ chức hội nghị góp ý dự thảo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế pháp lý về liên kết vùng (LKV)
ĐBSCL.
Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng được nêu
trong Tuyên bố chung Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL - Cà Mau năm 2011 với chủ
đề “Liên kết phát triển bền vững”. Một cơ chế pháp lý, trách nhiệm rõ ràng của
các bên liên quan là điều kiện quan trọng để tăng cường LKV ĐBSCL hiện
nay.
Thời gian qua, hoạt động LK song phương giữa các tỉnh thành
với nhau; giữa các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL với TPHCM, kể cả các nhóm liên
kết đa phương theo lĩnh vực như du lịch, tiêu thụ nông sản… đã diễn ra sôi động
trên nhiều lĩnh vực hợp tác, tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh và đóng góp quan trọng cho sự phát
triển chung của toàn vùng. Song, LKV bị vướng do chưa có một “cơ chế pháp lý”
rõ ràng, một “mô hình chỉ đạo, điều phối” phù hợp nên việc hợp tác chủ yếu dựa
vào “mối quan hệ tốt đẹp”, sự cam kết tự nguyện, thiếu ràng buộc trách nhiệm
pháp lý, hiệu quả chưa tốt.
Cho đến nay, các bên liên quan đã cơ bản thống nhất việc tổ
chức bộ máy chỉ đạo, điều phối LKV không nên tổ chức thành bộ máy hành chính
cồng kềnh, nhưng cũng không thể “kiêm nhiệm” chung chung, “họp rồi thôi” mà
phải có thực quyền. Theo đó, đề nghị một Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Trưởng
ban BCĐ Tây Nam Bộ làm Trưởng ban chỉ đạo LKV để đảm đương vai trò “nhạc
trưởng”; sử dụng bộ máy sẵn có của Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ, một Thứ trưởng
Bộ KHĐT làm Phó Trưởng ban Thường trực theo dõi, chỉ đạo LKV và thành lập t ổ
LKV tại các tỉnh, thành phố do Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng. Ngoài LK nội
vùng ĐBSCL, cần hướng đến LK ngoại vùng, mà đặc biệt là vai trò rất quan trọng
của TPHCM.
Nội dung và kết quả thực chất của LKV phụ thuộc nhiều vào
doanh nghiệp nên chỉ có thể làm tốt bằng cơ chế, chính sách. Vì vậy, cần có tổ
chức chỉ đạo, điều phối LKV trên cả 2 mặt là giữa “chính quyền với chính quyền”
và LK thị trường, giữa “doanh nghiệp với doanh nghiệp”. Các LK thị trường cần
hướng ưu tiên cho việc LK hình thành và phát triển các chuỗi giá trị ngành hàng
chủ lực của vùng như: Lúa gạo, thuỷ sản, trái cây và LK phát triển du lịch vùng
ĐBSCL. Cơ chế pháp lý về LKV ĐBSCL đang là nhu cầu bức xúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét