17/04/2014, 14:23:38
Sau quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo của Thủ tướng Chính phủ, giá lúa có nhích lên. Tuy nhiên tình hình triển khai thu mua tạm trữ của các doanh nghiệp còn chậm.
Về sản xuất công nghiệp, mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp toàn vùng tăng khoảng 6,6% so với cùng kỳ 2013, nhưng do nhiều DN chế biến thủy sản đông lạnh thiếu nguyên liệu, chi phí sản xuất cao, thị trường tiêu thụ khó khăn, nên sản lượng sản xuất giảm.
Sản lượng thủy sản đạt trên 722.000 tấn, tăng 36,2% so cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra ước đạt 5.400 ha với sản lượng 382.000 tấn, hiện nay giá cá tra đang ở mức khá cao,khoảng 25.000 đồng/kg, tuy nhiên sản lượng thu hoạch trong dân không nhiều do thời gian dài giá cá giảm, người nuôi thua lỗ phải "treo" ao.
Từ đầu năm 2014, các tỉnh ĐBSCL tập trung thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận định, trong quý I/2014, cùng với cả nước, kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các địa phương thu hoạch trên 976.000 ha lúa Đông Xuân (chiếm 60,8% diện tích xuống giống), năng suất bình quân 6,87 tấn/ha (có nơi lên đến 10 tấn/ha), sản lượng đạt khoảng 6,5 triệu tấn. Các địa phương cũng đã xuống giống được 258.000 ha lúa Hè Thu.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các địa phương thu hoạch trên 976.000 ha lúa Đông Xuân (chiếm 60,8% diện tích xuống giống), năng suất bình quân 6,87 tấn/ha (có nơi lên đến 10 tấn/ha), sản lượng đạt khoảng 6,5 triệu tấn. Các địa phương cũng đã xuống giống được 258.000 ha lúa Hè Thu.
Sau quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo của Thủ tướng Chính phủ, giá lúa có nhích lên. Tuy nhiên tình hình triển khai thu mua tạm trữ của các doanh nghiệp còn chậm.
Về sản xuất công nghiệp, mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp toàn vùng tăng khoảng 6,6% so với cùng kỳ 2013, nhưng do nhiều DN chế biến thủy sản đông lạnh thiếu nguyên liệu, chi phí sản xuất cao, thị trường tiêu thụ khó khăn, nên sản lượng sản xuất giảm.
Sản lượng thủy sản đạt trên 722.000 tấn, tăng 36,2% so cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra ước đạt 5.400 ha với sản lượng 382.000 tấn, hiện nay giá cá tra đang ở mức khá cao,khoảng 25.000 đồng/kg, tuy nhiên sản lượng thu hoạch trong dân không nhiều do thời gian dài giá cá giảm, người nuôi thua lỗ phải "treo" ao.
Trong quý I/2014, kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 2,5 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ 2013 và đạt 22,7% kế hoạch; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, thủy sản chế biến, hàng dệt may. Kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD, tăng 10% so cùng kỳ; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên liệu sản xuất.
Về xuất khẩu gạo, tính đến ngày 31/3, toàn vùng đã xuất khẩu được 1,2 triệu tấn gạo (giá trị đạt 529 triệu USD), giảm 15,9% về lượng so với cùng kỳ.
Về xuất khẩu gạo, tính đến ngày 31/3, toàn vùng đã xuất khẩu được 1,2 triệu tấn gạo (giá trị đạt 529 triệu USD), giảm 15,9% về lượng so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 130.046 tỷ đồng, tăng 16,8% so cùng kỳ và đạt 23,6% kế hoạch. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I/2014 tăng 3,6% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng thấp chủ yếu do giá cả các mặt hàng thuộc nhóm lương thực, thực phẩm giảm.
Thu ngân sách toàn vùng đạt 14.688 tỷ đồng, đạt 38,6% kế hoạch và tăng 8,07% so với cùng kỳ.
Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xác định tiếp tục phối hợp với các địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, qua đó tạo động lực và cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu cho ngân sách Nhà nước trong toàn vùng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế, giảm nợ đọng thuế.
Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xác định tiếp tục phối hợp với các địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, qua đó tạo động lực và cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu cho ngân sách Nhà nước trong toàn vùng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế, giảm nợ đọng thuế.
Triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động; tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc giám sát và điều tiết quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, từng bước cơ cấu lại lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu các lĩnh vực kinh tế của ngành, vùng, địa phương, đặc biệt là tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp…
Minh Khôi
Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ
Nhận xét
Đăng nhận xét