TRẦN HIỆP THỦYSGGP Chủ nhật, 27/04/2014, 00:30 (GMT+7)
Cùng với đó, một loại hình nghệ thuật mới ra đời trên nền tảng âm nhạc cung đình Huế, nhạc lễ Nam bộ, cùng những điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng, đó là đờn ca tài tử Nam bộ. Để vơi đi nỗi nhớ cố hương, bớt đi sự vất vả cực nhọc, hiểm nguy, những lưu dân vùng đất mới khao khát một loại hình nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu tinh thần. Chính vì vậy mà đờn ca tài tử được đông đảo người dân hấp thụ và sáng tác, sáng tạo.
Festival đờn ca tài tử quốc gia đang diễn ra từ ngày 24 đến 29-4 trên đất Bạc Liêu - quê hương bài Dạ cổ hoài lang. Lịch sử ghi lại rằng, từ những thập niên giữa và cuối thế kỷ thứ 17, những đoàn người hướng về phương Nam, trong hành trang mang theo có cả những âm điệu quê nhà. Sự thay đổi của phong thổ, đất đai cùng sự hào phóng của thiên nhiên nơi vùng đất mới đã làm thay đổi tính cách những lưu dân, họ trở nên rộng mở hơn, thoải mái hơn… Lần hồi đã hình thành nên tính cách phóng khoáng, hào hiệp, nghĩa tình của những người dân phương Nam; hình thành nên văn hóa sông nước, văn minh miệt vườn và hòa quyện trong giao thoa của nền văn hóa cộng cư Kinh, Khmer, Hoa…
Cùng với đó, một loại hình nghệ thuật mới ra đời trên nền tảng âm nhạc cung đình Huế, nhạc lễ Nam bộ, cùng những điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng, đó là đờn ca tài tử Nam bộ. Để vơi đi nỗi nhớ cố hương, bớt đi sự vất vả cực nhọc, hiểm nguy, những lưu dân vùng đất mới khao khát một loại hình nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu tinh thần. Chính vì vậy mà đờn ca tài tử được đông đảo người dân hấp thụ và sáng tác, sáng tạo.
Thuở ấy, “cọp rầm, sấu quậy”, “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”, vùng đất phương Nam đã thành một dải đồng bằng hơn 18 triệu dân, nối sông liền biển, là tâm điểm của 500 triệu dân ASEAN. Bây giờ, vẫn tiếng đờn, lời ca ấy, nhưng đã khác xưa khi cái bình dị thường ngày trong xóm, ấp được nâng tầm di sản nhân loại.
Nam bộ không chỉ có gạo trắng, nước trong, hoa thơm, trái ngọt, áo bà ba, khăn rằn quấn cổ của những cô gái miệt vườn, miệt ruộng tròn lẳng đẩy đà mà còn có đặc sản “phi vật thể” - đờn ca tài tử. Dạ cổ hoài lang, bài ca vọng cổ - cái nền, phần hồn của đờn ca tài tử - đã sản sinh ra sinh hoạt văn hóa đậm tính cách Nam bộ: cởi mở, hào sảng, phóng khoáng, ngang tàng; sản sinh ra lối ca à ơi, nói lối, bản vắn (xuân tình, lưu thủy hành vân, kim tiền bản...) xen với làn điệu dân ca (lý con cá, lý cây bông...), hò vè (hò chèo ghe, hò đi cấy...) và sản sinh ra nền cải lương Nam bộ vang bóng một thời, không chỉ tung hoành trong đời sống văn hóa sông nước đồng bằng mà đã lên ngôi ngay ở đất Sài Gòn hoa lệ.
Nghệ thuật đờn ca tài tử mang đậm hồn tính phương Nam là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Nam bộ không thể trộn lẫn. Bản sắc văn hóa ấy đã tắm tưới làm tươi mát tâm hồn bao thế hệ người dân Nam bộ và bồi đắp cho mối cố kết cộng đồng ngày một bền chặt.
Nhớ xưa quê nghèo, không dễ gì có máy hát đĩa, thâu băng. Nhớ những đêm bơi xuồng đi ruộng, ngang nhà ai có máy thâu băng, nghe Minh Cảnh, Mỹ Châu, Út Trà Ôn hát vọng cổ của Viễn Châu. Tiếng đờn Văn Vĩ mà không dám khua dầm để xuồng đi chầm chậm, chờ xuống hết câu vọng cổ. Thời khó khăn, ít được nghe cải lương, vọng cổ, tài tử trên truyền hình, trong máy thâu băng thì nghe ca ngoài đời. Bác Ba, thím Tám, thằng Năm trong xóm cũng thành danh với ngón đờn, chất giọng chẳng thua kém gì dân chuyên nghiệp. Chất hào sảng, phóng khoáng của những con người phương Nam như đọng lại, rồi bật ra từ tiếng đờn, lời ca vọng cổ.
Tôi đọc ở đâu đó phân tích của một nhà phê bình âm nhạc, khi chơi một bản nhạc của Mozart, Beethoven hay Chopin thì người ta phải đánh ra bấy nhiêu nốt, ngừng lại bấy nhiêu lâu, không sai một ly, chỉ có khác ở lối diễn tả bằng cảm xúc. Còn đờn ca tài tử Nam bộ thì lại trao cho người chơi cái quyền “sáng tạo” ngẫu hứng rất cao. Từ căn bản, nhịp nhàng của bài tổ thì cùng một bài, người đờn, người hát khác nhau. Cùng một người đờn, người hát, nhưng khi này khi khác biểu diễn khác nhau. Đó chính là chất tài tử mà vẫn tạo ra cái thần của môn nghệ thuật dân gian này.
Ai đang về dự Festival đờn ca tài tử quốc gia, xin cho tôi gửi lời tri ân bác gác cửa gánh hát cải lương “bù tèo” xưa đã cho “xả giàn” sớm để bọn trẻ con không tiền chúng tôi thời đó được vào xem. Xin cảm ơn bà hàng xóm quê tôi xưa cho “nghe ké” máy hát dĩa cũ mèm giọng ca Minh Cảnh lanh lảnh đêm khuya... Nhớ tiếng đờn, lời ca vọng cổ xưa như nhớ lời cha ông, bao thế hệ phải giữ gìn, phát huy tài sản vô giá của nhân loại.
Nam bộ không chỉ có gạo trắng, nước trong, hoa thơm, trái ngọt, áo bà ba, khăn rằn quấn cổ của những cô gái miệt vườn, miệt ruộng tròn lẳng đẩy đà mà còn có đặc sản “phi vật thể” - đờn ca tài tử. Dạ cổ hoài lang, bài ca vọng cổ - cái nền, phần hồn của đờn ca tài tử - đã sản sinh ra sinh hoạt văn hóa đậm tính cách Nam bộ: cởi mở, hào sảng, phóng khoáng, ngang tàng; sản sinh ra lối ca à ơi, nói lối, bản vắn (xuân tình, lưu thủy hành vân, kim tiền bản...) xen với làn điệu dân ca (lý con cá, lý cây bông...), hò vè (hò chèo ghe, hò đi cấy...) và sản sinh ra nền cải lương Nam bộ vang bóng một thời, không chỉ tung hoành trong đời sống văn hóa sông nước đồng bằng mà đã lên ngôi ngay ở đất Sài Gòn hoa lệ.
Nghệ thuật đờn ca tài tử mang đậm hồn tính phương Nam là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Nam bộ không thể trộn lẫn. Bản sắc văn hóa ấy đã tắm tưới làm tươi mát tâm hồn bao thế hệ người dân Nam bộ và bồi đắp cho mối cố kết cộng đồng ngày một bền chặt.
Nhớ xưa quê nghèo, không dễ gì có máy hát đĩa, thâu băng. Nhớ những đêm bơi xuồng đi ruộng, ngang nhà ai có máy thâu băng, nghe Minh Cảnh, Mỹ Châu, Út Trà Ôn hát vọng cổ của Viễn Châu. Tiếng đờn Văn Vĩ mà không dám khua dầm để xuồng đi chầm chậm, chờ xuống hết câu vọng cổ. Thời khó khăn, ít được nghe cải lương, vọng cổ, tài tử trên truyền hình, trong máy thâu băng thì nghe ca ngoài đời. Bác Ba, thím Tám, thằng Năm trong xóm cũng thành danh với ngón đờn, chất giọng chẳng thua kém gì dân chuyên nghiệp. Chất hào sảng, phóng khoáng của những con người phương Nam như đọng lại, rồi bật ra từ tiếng đờn, lời ca vọng cổ.
Tôi đọc ở đâu đó phân tích của một nhà phê bình âm nhạc, khi chơi một bản nhạc của Mozart, Beethoven hay Chopin thì người ta phải đánh ra bấy nhiêu nốt, ngừng lại bấy nhiêu lâu, không sai một ly, chỉ có khác ở lối diễn tả bằng cảm xúc. Còn đờn ca tài tử Nam bộ thì lại trao cho người chơi cái quyền “sáng tạo” ngẫu hứng rất cao. Từ căn bản, nhịp nhàng của bài tổ thì cùng một bài, người đờn, người hát khác nhau. Cùng một người đờn, người hát, nhưng khi này khi khác biểu diễn khác nhau. Đó chính là chất tài tử mà vẫn tạo ra cái thần của môn nghệ thuật dân gian này.
Ai đang về dự Festival đờn ca tài tử quốc gia, xin cho tôi gửi lời tri ân bác gác cửa gánh hát cải lương “bù tèo” xưa đã cho “xả giàn” sớm để bọn trẻ con không tiền chúng tôi thời đó được vào xem. Xin cảm ơn bà hàng xóm quê tôi xưa cho “nghe ké” máy hát dĩa cũ mèm giọng ca Minh Cảnh lanh lảnh đêm khuya... Nhớ tiếng đờn, lời ca vọng cổ xưa như nhớ lời cha ông, bao thế hệ phải giữ gìn, phát huy tài sản vô giá của nhân loại.
Hóm hỉnh !
Trả lờiXóaTác giả không bao giờ quên cây viết và nghiệp của người cầm viết.