Báo điện tử Dân Việt - Tuổi thơ của con trẻ ở miền Tây Nam Bộ luôn gắn liền với lời ru ngọt ngào của mẹ: "Ví dầu cầu ván đóng đinh. Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi".
Đồng bào dân tộc Khmer ở miệt Sóc Trăng – Bạc Liêu còn kể câu chuyện "Sự tích cây cầu", tóm lược như sau: Một gia đình nông dân nọ có ba người con. Khi người cha già lâm trọng bệnh, các con mời sư sãi trong sóc đến làm lễ cầu siêu. Vị sư cả giỏi thuốc, biết rằng bệnh tình của chủ nhà sẽ cứu được nếu tìm được một thứ lá cây rừng. Nhà sư nói:
- Các con làm sao đi và về trong vòng ba ngày tới, bệnh cha con sẽ khỏi. Quá thời gian ấy, ta không cứu được!
Thương cha, những người con băng qua những trảng dừa nước ngút ngàn, vượt không biết bao là mương rạch chằng chịt để tìm thuốc cứu cha.
Cầu khỉ.
Hết ngày thứ nhất, họ đi chưa được một phần nhỏ của quãng đường cần tới. Tối đến, ba anh em dù mệt nhoài nhưng cũng chẳng dám nghỉ chân. Bỗng người em út nghĩ ra cách, chàng hợp sức với người anh kế dùng dao phay mang theo chặt cây bắc ngang những dòng nước, cho anh lớn đi nhanh hơn.
Thế là hàng chục cây cầu được bắc qua các bờ sông. Nhờ vậy, người anh đã mang thuốc về kịp lúc chữa bệnh cho cha. Người cha khoẻ lại, vị sư già kể câu chuyện cảm động trên cho bà con nghe. Từ đó, họ truyền nhau cách bắc cầu vượt sông rạch, … Vừa nhanh, vừa tiện trong việc đi lại.
Với độ cao trung bình gần 2m, miền đất này là vùng đất phù sa mới. Sông Mê Kông chảy vào vùng đất phương Nam chia ra làm hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang rồi hoá chín rồng tuôn ra biển. Nằm giữa hai nhánh sông lớn có đến 4.000 kênh rạch với chiều dài tổng cộng khoảng 5.700 km.
Câu nói, ở xứ này bước ra cửa là gặp sông nước mênh mông, phản ánh đúng thực trạng ấy. Ngày xưa giao thông chính của vùng đất này lại là đường thủy và một phần đường bộ. Đường sông thì đi bằng ghe, xuồng, tắc ráng, … Đường bộ thì chủ yếu đi bộ bằng… chân. Để có thể qua được sông, rạch mà không phải ướt mình, không phải lội sông, không có chiếc đò ngang chắc chắn họ phải cần có cây cầu.
Chiếc cầu tre.
Trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức – Lê Ngọc Trụ, khái niệm cầu là vật ngang để đi từ bên này qua bên kia, hoặc từ bờ ra chỗ sâu.
Trong thực tế đời sống, cầu có thể dài ngắn khác nhau, tuỳ theo độ lớn giữa hai bờ sông, bờ mương, bờ kênh, rạch, … Có khi cầu phải bắc trên cột cầu, cũng có khi bờ sông hẹp chỉ cần một cây dài gác ngang là đi lại được. Như hình ảnh cầu ván, cầu tre trong câu ca ở phần đầu bài viết này. Cũng có khi người dân quê bắc cầu bằng thân dừa lão, gọi là cầu dừa, …
Để tiện cho người đi, khi bắc cầu người ta thường làm tay vịn, nhưng cũng có khi cầu chẳng có cây vịn nào, người đi phải tự dò, tự bước đi vậy …
"Thương chàng vô lượng, vô cân. Cầu không tay vịn cũng lần mà qua".
Cầu cây, để chỉ chung những cầu được bắc bằng cây. Cầu cây, cầu tre gập ghềnh gọi là cầu khỉ. Gọi thế là vì khi đi trên những cây cầu đó người đi phải trổ tài giữ thăng bằng, uốn, quăng mình như … khỉ, có vậy mới mong không rơi … “ùm” xuống nước!
"Phải chi lấy được vợ vườn. Tập đi cầu khỉ thêm đường dọc ngang".
Tốt hơn, kỹ công hơn, người dân xả ván bần, ván bạch đàn, xếp ngang trên các thanh xà, đóng đinh gọi là cầu ván.
"Bước lên cầu ván cong vòng. Thấy em ở bạc trong lòng hết thương".
Theo đặc điểm của cầu gọi dần rồi thành luôn tên gọi vùng đất, tên làng, tên xã, Cầu Kè (Trà Vinh), Cầu Bông (Long An), cầu Cao (Sóc Trăng), cầu Sắt (có ở nhiều địa phương), …
Như cầu Bông là một địa danh ở giữa ranh giới hai huyện Bến Lức và Thủ Thừa của tỉnh Long An, Cái Răng là một địa danh của thành phố Cần Thơ. Cầu Cái Răng là cầu lớn nằm trên quốc lộ 1.
Cũng có khi theo chiều ngược lại, người ta dùng tên địa danh để đặt tên cho cầu: cầu Mỹ Thanh, cầu Cổ Cò (Sóc Trăng), cầu Rạch Ruộng (Đồng Tháp), cầu Rạch Bần, Rạch Ngỗng (Cần Thơ),
Cũng có khi những cây cầu ấy gắn liền với những chiến công lịch sử, với những danh nhân: cầu Nguyễn Trung Trực (An Giang), cầu Tham Tướng (Cần Thơ), …
Ở những dòng sông trung bình hoặc lớn, người ta bắc cầu với kỹ thuật dùng ít trụ đỡ mà chỉ dùng dây văng, gọi là cầu dây văng, … Cầu nhỏ hơn bắc qua rạch cũng dùng kỹ thuật ấy thì gọi là cầu dây võng, …
Thập niên 40 – 50 của thế kỷ XX, ở Sóc Trăng và Bạc Liêu còn có hai cây cầu quay nổi tiếng. Cầu quay thường có ba trụ. Hai trụ chính nối hai đầu cầu. Do cầu thấp gần bằng mặt nước nên ghe, xuồng tàu bè không đi lại được. Nên theo chu kỳ thời gian, đầu cầu quay sẽ quay qua gác tạm trên một trụ khác, “nhường dòng sông” cho các phương tiện thuỷ hành. Cả hai cầu quay ấy nay chỉ còn lại trong tâm trí của dân gian và … địa danh “Cầu Quay” mà thôi!
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, người ta đã dùng bê tông, sắt, thép bắc cây thay cho tre, ván. Hình ảnh cây cầu khỉ đã dần lùi xa vào dĩ vãn. Có điều nét đẹp của nó vẫn luôn tồn tại trong kí ức của nhiều người, của lời thơ, câu hò, điệu lý dân gian.
Hình bóng xưa của cây cầu khỉ đã trở thành nét đẹp văn hóa, nó âm thầm nuôi dưỡng bao kỉ niệm của tuổi thơ trên vùng đất Chín Rồng, giống như phù sa của chín dòng sông ấy đang lặng lẽ đêm ngày bồi đắp quê hướng xứ sở, …
- Các con làm sao đi và về trong vòng ba ngày tới, bệnh cha con sẽ khỏi. Quá thời gian ấy, ta không cứu được!
Thương cha, những người con băng qua những trảng dừa nước ngút ngàn, vượt không biết bao là mương rạch chằng chịt để tìm thuốc cứu cha.
Cầu khỉ.
Hết ngày thứ nhất, họ đi chưa được một phần nhỏ của quãng đường cần tới. Tối đến, ba anh em dù mệt nhoài nhưng cũng chẳng dám nghỉ chân. Bỗng người em út nghĩ ra cách, chàng hợp sức với người anh kế dùng dao phay mang theo chặt cây bắc ngang những dòng nước, cho anh lớn đi nhanh hơn.
Thế là hàng chục cây cầu được bắc qua các bờ sông. Nhờ vậy, người anh đã mang thuốc về kịp lúc chữa bệnh cho cha. Người cha khoẻ lại, vị sư già kể câu chuyện cảm động trên cho bà con nghe. Từ đó, họ truyền nhau cách bắc cầu vượt sông rạch, … Vừa nhanh, vừa tiện trong việc đi lại.
Với độ cao trung bình gần 2m, miền đất này là vùng đất phù sa mới. Sông Mê Kông chảy vào vùng đất phương Nam chia ra làm hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang rồi hoá chín rồng tuôn ra biển. Nằm giữa hai nhánh sông lớn có đến 4.000 kênh rạch với chiều dài tổng cộng khoảng 5.700 km.
Câu nói, ở xứ này bước ra cửa là gặp sông nước mênh mông, phản ánh đúng thực trạng ấy. Ngày xưa giao thông chính của vùng đất này lại là đường thủy và một phần đường bộ. Đường sông thì đi bằng ghe, xuồng, tắc ráng, … Đường bộ thì chủ yếu đi bộ bằng… chân. Để có thể qua được sông, rạch mà không phải ướt mình, không phải lội sông, không có chiếc đò ngang chắc chắn họ phải cần có cây cầu.
Chiếc cầu tre.
Trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức – Lê Ngọc Trụ, khái niệm cầu là vật ngang để đi từ bên này qua bên kia, hoặc từ bờ ra chỗ sâu.
Trong thực tế đời sống, cầu có thể dài ngắn khác nhau, tuỳ theo độ lớn giữa hai bờ sông, bờ mương, bờ kênh, rạch, … Có khi cầu phải bắc trên cột cầu, cũng có khi bờ sông hẹp chỉ cần một cây dài gác ngang là đi lại được. Như hình ảnh cầu ván, cầu tre trong câu ca ở phần đầu bài viết này. Cũng có khi người dân quê bắc cầu bằng thân dừa lão, gọi là cầu dừa, …
Để tiện cho người đi, khi bắc cầu người ta thường làm tay vịn, nhưng cũng có khi cầu chẳng có cây vịn nào, người đi phải tự dò, tự bước đi vậy …
"Thương chàng vô lượng, vô cân. Cầu không tay vịn cũng lần mà qua".
Cầu cây, để chỉ chung những cầu được bắc bằng cây. Cầu cây, cầu tre gập ghềnh gọi là cầu khỉ. Gọi thế là vì khi đi trên những cây cầu đó người đi phải trổ tài giữ thăng bằng, uốn, quăng mình như … khỉ, có vậy mới mong không rơi … “ùm” xuống nước!
"Phải chi lấy được vợ vườn. Tập đi cầu khỉ thêm đường dọc ngang".
Tốt hơn, kỹ công hơn, người dân xả ván bần, ván bạch đàn, xếp ngang trên các thanh xà, đóng đinh gọi là cầu ván.
"Bước lên cầu ván cong vòng. Thấy em ở bạc trong lòng hết thương".
Theo đặc điểm của cầu gọi dần rồi thành luôn tên gọi vùng đất, tên làng, tên xã, Cầu Kè (Trà Vinh), Cầu Bông (Long An), cầu Cao (Sóc Trăng), cầu Sắt (có ở nhiều địa phương), …
Như cầu Bông là một địa danh ở giữa ranh giới hai huyện Bến Lức và Thủ Thừa của tỉnh Long An, Cái Răng là một địa danh của thành phố Cần Thơ. Cầu Cái Răng là cầu lớn nằm trên quốc lộ 1.
Cũng có khi theo chiều ngược lại, người ta dùng tên địa danh để đặt tên cho cầu: cầu Mỹ Thanh, cầu Cổ Cò (Sóc Trăng), cầu Rạch Ruộng (Đồng Tháp), cầu Rạch Bần, Rạch Ngỗng (Cần Thơ),
Cũng có khi những cây cầu ấy gắn liền với những chiến công lịch sử, với những danh nhân: cầu Nguyễn Trung Trực (An Giang), cầu Tham Tướng (Cần Thơ), …
Ở những dòng sông trung bình hoặc lớn, người ta bắc cầu với kỹ thuật dùng ít trụ đỡ mà chỉ dùng dây văng, gọi là cầu dây văng, … Cầu nhỏ hơn bắc qua rạch cũng dùng kỹ thuật ấy thì gọi là cầu dây võng, …
Thập niên 40 – 50 của thế kỷ XX, ở Sóc Trăng và Bạc Liêu còn có hai cây cầu quay nổi tiếng. Cầu quay thường có ba trụ. Hai trụ chính nối hai đầu cầu. Do cầu thấp gần bằng mặt nước nên ghe, xuồng tàu bè không đi lại được. Nên theo chu kỳ thời gian, đầu cầu quay sẽ quay qua gác tạm trên một trụ khác, “nhường dòng sông” cho các phương tiện thuỷ hành. Cả hai cầu quay ấy nay chỉ còn lại trong tâm trí của dân gian và … địa danh “Cầu Quay” mà thôi!
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, người ta đã dùng bê tông, sắt, thép bắc cây thay cho tre, ván. Hình ảnh cây cầu khỉ đã dần lùi xa vào dĩ vãn. Có điều nét đẹp của nó vẫn luôn tồn tại trong kí ức của nhiều người, của lời thơ, câu hò, điệu lý dân gian.
Hình bóng xưa của cây cầu khỉ đã trở thành nét đẹp văn hóa, nó âm thầm nuôi dưỡng bao kỉ niệm của tuổi thơ trên vùng đất Chín Rồng, giống như phù sa của chín dòng sông ấy đang lặng lẽ đêm ngày bồi đắp quê hướng xứ sở, …
Út Tẻo
Nhận xét
Đăng nhận xét