Báo Đại Đoàn Kết (25/04/2014) |
"Đầu tư công gắn với đầu tư liên ngành, đầu tư vùng chưa đạt kết quả, do vẫn còn tình trạng phân vùng cát cứ” - Chuyên gia kinh tế, GS Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam trao đổi với Đại Đoàn Kết về những tồn tại sau 3 năm thực hiện quá trình tái cơ cấu đầu tư công. |
PV: GS đánh giá thế nào về quá trình tái cơ cấu đầu tư công trong 2 năm vừa qua?
Ông Nguyễn Quang Thái: Nếu so với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, kết quả của tái cơ cấu đầu tư công khá rõ nét. Tỷ trọng đầu tư công năm sau giảm khá mạnh so với năm trước. Tỷ trọng đầu tư công năm 2012 chiếm khoảng 39,5 - 40,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, còn giai đoạn hiện nay là 30%.
Quá trình đầu tư công đã thực sự được điều chỉnh mạnh sau khi Chỉ thị 1792 của Thủ tướng được ban hành. Theo chỉ thị này, chỉ được đầu tư những công trình cân đối được vốn. Điều này khiến cho các tỉnh phải cân nhắc rất nhiều trong việc lựa chọn công trình đầu tư.
Ông có thể nói cụ thể hơn?
Do các địa phương phân vùng cát cứ lớn nên không có quỹ vùng để phát triển kinh tế. Từng tỉnh, mạnh ai nấy xin, mạnh ai nấy chi nên các cảng biển, sân bay đua nhau mọc lên. Các tỉnh tự chi ngân sách mà không chịu liên kết lại nên trong 1 vùng kinh tế, có tỉnh rất mạnh, có tỉnh lại rất yếu. Đáng lẽ muốn phát triển vùng kinh tế thì phải có quỹ vùng, quỹ ngành. Thành phố Hồ Chí Minh muốn "thở bằng mũi” của thành phố Hồ Chí Minh chứ không muốn "thở bằng mũi” của Bà Rịa – Vũng Tàu. Thế là mỗi địa phương xin đầu tư, xin mở rộng 1 cảng riêng. Đầu tư công vì vậy vẫn dàn trải.
Khi tiếp nhận thông tin các công trình giao thông, mà cụ thể là tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà đông bị đội vốn đến 399 triệu USD, ông có suy nghĩ gì?
Thực ra, việc bị đội vốn vẫn có từ xưa đến nay. Nhưng giờ đây, thông tin minh bạch hơn nên nhiều người có thể tiếp cận được.
Tôi vẫn luôn khẳng định rằng, thất thoát trong xây dựng cơ bản đầu tư công vẫn là vấn đề lớn. Việc chống thất thoát không chỉ là hô hào mà cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc.
Nhưng thưa ông, các địa phương cũng đua nhau phát hành trái phiếu địa phương?
Tự phát hành trái phiếu rất nguy hiểm. Nếu cho địa phương phát hành thì 5 năm sau người trả nợ là chúng ta chứ không phải ai khác.
Thưa ông, vấn đề thất thoát, hay sử dụng vốn vay không hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến những báo động đỏ trong nợ công?
Con số nợ công dù có nhiều số liệu nhưng ai cũng biết nợ công Việt Nam đang ở con số lớn. Theo khẳng định của Bộ Tài chính vẫn nằm trong ngưỡng an toàn (thấp hơn 65% GDP). Các quan điểm cũng đưa ra rằng, ở Nhật Bản nợ công còn vượt trần GDP đến 200%. Nhưng tôi khẳng định rằng nợ công của họ an toàn vì còn nợ công của mình tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Trước hết, hiện trạng nợ công tại Việt Nam tăng nhanh. Xu thế 5 năm gần đây nợ công tăng mạnh. Trước đây 50 tỷ USD thì giờ 100 tỷ USD. Để trả nợ nợ công Chính phủ phải phát hành trái phiếu, vay nợ trong nước.
Nhưng lãi suất trái phiếu trong nước cũng 8% - 9%/ năm. Chúng ra cũng đi vay nợ nước ngoài để trả nợ nữa, lãi suất các khoản vay này tính trung bình khoảng 2,5%. Như vậy, với khoản nợ 50 tỷ USD tiền trả nợ thực với người nước ngoài chỉ 1 tỷ USD/năm thì tiền trả nợ trong nước 4 tỷ/ năm.
Nhật Bản người ta cũng huy động vay nợ người dân, nhưng lãi suất của họ là 0%. Chính vì vậy mà tôi nói, nợ công của Nhật Bản an toàn hơn.
Trong thời gian gần đây liên tiếp các thông tin vay nợ để trả nợ được đưa ra. Nhận định của ông?
Kế hoạch vay của Chính phủ năm 2014 bao gồm: kế hoạch vay trong nước 367.000 tỷ đồng, trong đó, vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước là 197.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu cho đầu tư là 100.000 tỷ đồng và đảo nợ khoảng 70.000 tỷ đồng.
Cùng với kế hoạch vay, Thủ tướng cũng quyết định kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2014 là 208.883 tỷ đồng, bao gồm trả nợ trong nước là 159.683 tỷ đồng, trong đó, phần chi trả nợ trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước là 92.323 tỷ đồng và thực hiện vay mới để đảo một phần nghĩa vụ nợ đến hạn. Trả nợ nước ngoài là 49.200 tỷ đồng, trong đó, nghĩa vụ trả nợ của các chương trình, dự án được cấp phát từ ngân sách nhà nước là 26.427 tỷ đồng và chi trả nợ của các khoản vay về cho vay lại là 22.773 tỷ đồng.
Nhìn vào kế hoạch trên thì chúng ta toàn thấy vay nợ để trả nợ, vay nợ để đảo nợ chứ không thấy đưa tiền vào sản xuất, cũng nguy hiểm.
Trân trọng cảm ơn ông!
Thúy Hằng (thực hiện)
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét