Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Kỷ lục và động lực mới

Trần Hữu Hiệp NLĐ - 20/01/2025 08:00 Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản Việt Nam đã xác lập kỷ lục với tổng kim ngạch 62,4 tỉ USD - tăng 18,5% so với năm 2023. Thành công này không chỉ giúp gia tăng thu nhập cho hàng triệu hộ nông dân và hợp tác xã mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ nông sản thế giới. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, yếu tố quyết định là sự chuyển đổi tư duy từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp, từ sản lượng sang giá trị và chất lượng. Từ một nước chủ yếu xuất khẩu nông sản thô, giá trị gia tăng thấp, Việt Nam đã chú trọng chế biến sâu, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường khó tính. Việc mở rộng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP… và theo yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu, nâng cao năng lực chế biến đã giúp hàng loạt nông sản Việt thâm nhập sâu hơn các thị trường lớn. Chúng ta đã tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do, các hiệp định...

4 mảng sáng ở miền Tây

 Trần Hữu Hiệp TTO - 03/01/2025 10:44 GMT+7 Năm 2024 khắc họa bức tranh kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 4 mảng sáng đáng ghi nhận. Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vừa đưa vào khai thác. Theo kế hoạch, đến năm 2025 ĐBSCL dự kiến có 600km đường cao tốc - Ảnh: CHÍ QUỐC Từ những thành tựu đáng tự hào trong nông nghiệp, thủy sản, du lịch cho đến các dự án  hạ tầng giao thông , hướng đi mới của năng lượng tái tạo, vùng đất này đã minh chứng rõ nét cho tinh thần đổi mới tư duy và hành động. Nhưng năm mới phải đạt hiệu quả cao hơn không chỉ là kỳ vọng mà còn là mệnh lệnh của phát triển vùng  Đồng bằng sông Cửu Long  (ĐBSCL) vì không thể chậm hơn được nữa. Nông dân ĐBSCL không chỉ là người sản xuất nông nghiệp mà còn là những doanh nhân nông nghiệp, áp dụng công nghệ hiện đại như thiết bị bay không người lái, hệ thống tưới thông minh, biết tích hợp kinh tế số, thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm. ĐBSCL đóng góp quyết định vào thành công của nền nôn...

Logistics cho nông sản ĐBSCL: "Khơi dòng" cho vận tải đường thuỷ

  THY HẰNG •  DĐDN -  17/05/2022 04:00 Tận dụng lợi thế của sông nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều doanh nghiệp đang đề xuất những mô hình mới để cắt giảm chi phí, khơi thông vận tải bằng đường thủy. >>> Logistics cho nông sản ĐBSCL: Chi phí logistics “đè nặng” nông sản Vị trí địa lý của ĐBSCL thuận lợi sở hữu hệ thống kênh rạch vô cùng dày đặc, mạng lưới đường thủy dài và chất lượng cao, có khả năng khai thác vận tải... Dù vậy, nhưng đặc trưng luồng lạch khác biệt giữa các địa phương nên nhìn chung khu vực ĐBSCL không hình thành tuyến vận tải thủy nội địa có tải trọng riêng biệt. Các sà lan cũng không thể vận tải tối đa tải trọng cho phép do hạn chế chiều cao tĩnh không của những cây cầu phục vụ giao thông đường bộ, trọng tải sà lan chỉ ở mức từ 1,500 tấn đến 3,500 tấn. Trọng tải các sà lan chỉ giới hạn ở mức từ 1,500 tấn đến 3,500 tấn do hạn chế chiều cao tĩnh không của những cây...

Miền Tây mở đường, vượt sông

  Trần Hữu Hiệp TTO - 17/12/2024 11:11 GMT+7 Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có cuộc kiểm tra, đôn đốc tiến độ hai dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Quy hoạch các tuyến cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Đồ họa: N.KH. Từ đầu năm 2024 đến nay, Thủ tướng đã năm lần trực tiếp kiểm tra thực tế, chủ trì nhiều cuộc họp và phân công các phó thủ tướng làm việc, chủ trì các cuộc họp tháo gỡ vướng giải phóng mặt bằng, thúc đẩy tiến độ các công trình giao thông trọng điểm ở  miền Tây . Khởi công dự án mở rộng quốc lộ 50, đường từ TP.HCM đi miền Tây thêm rộng rãi Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đầu tư khoảng 90 tỉ đồng/km, chưa phải cao tốc Khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận Giao thông là mạch máu kết nối, là mệnh lệnh phát triển vùng. Quyết tâm cao, điều hành quyết liệt của người đứng đầu, sự chuyển động của bộ máy Chính phủ, chính quyền địa phương là một trong những điểm sáng đáng g...

Cuộc chuyển mình của báo chí

  Trần Hữu Hiệp NLĐ - 17/12/2024 08:42 Từ khi ra đời, báo chí cách mạng Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, định hướng tư tưởng, đoàn kết toàn dân tộc Vai trò quan trọng đó thể hiện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước. Những người làm báo luôn đi đầu trong các tuyến thời sự nóng bỏng, xông xáo trên nhiều mặt trận, có nhiều tác phẩm hay, tác động mạnh mẽ trong cuộc sống, kịp thời biểu dương, động viên người tốt, việc tốt, những mô hình tiên tiến trong nông nghiệp, nông thôn. Không chỉ phản ánh khách quan, trung thực sự việc, mà nhiều tác phẩm báo chí còn mang tính phát hiện vấn đề, phản biện những bất cập từ cơ chế, chính sách. Không khó để nhận thấy những cơ chế, chính sách được điều chỉnh nhờ sự lên tiếng mạnh mẽ của báo chí. Song, mặt trái của báo chí còn bộc lộ, có những bài báo chỉ "phản ánh một phần sự thật", thiếu tính toàn diện, thiếu định hướng, gây ngộ nhận. Sự cẩu thả của một số phóng viên trước áp lực tin bài p...

Ký ức chợ quê

  Trần Hữu Hiệp Báo Phụ Nữ TPHCM - 11/10/2022 - 06:08 PNO - Chợ quê không chỉ là nơi trao đổi, mua bán mà còn là nơi hỏi thăm nhau mùa màng, con cái học hành... Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Tây sông nước. Mấy mươi năm rời miệt quê, ra phố, bỏ lại sau lưng cái chợ quê đong đầy kỷ niệm. Có dịp đi Tây, đi Tàu… vào các siêu thị hiện đại choáng ngợp với hàng hiệu hay lang thang trên chợ mạng với “thương mại điện tử”, nhưng ký ức tuổi thơ tôi vẫn còn mãi hình ảnh ngôi chợ Vàm Nhon xưa (xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ). Ngôi chợ quê bên dòng sông Ô Môn, chỉ cách Tây Đô đôi mươi cây số, mà đậm chất quê, nặng tình người. Đờn ca tài tử trên sông ở Cần Thơ - Ảnh: Trung Phạm Chợ quê là hình ảnh chị tôi mộc mạc, chân quê trong áo bà ba đẹp từng đường chỉ may tay, nhấn nhá eo thon làm nhiều chàng trai xóm trong, chợ ngoài ngẩn ngơ. Chợ quê là những bức thư tình trên giấy học trò kẻ dòng đôi cho chữ thẳng hàng của mấy anh ngoài chợ gửi chị tôi kèm ổ bánh mì, cái bánh bao trả côn...

Ai quản thiết bị bay không người lái?

  Trần Hữu Hiệp Báo Phụ Nữ TPHCM - 11/12/2024 - 06:07 PNO - Trong thời đại công nghiệp 4.0, thiết bị bay không người lái (UAV, drone, flycam) trở nên phổ biến. Nếu như vài năm trước, các loại UAV còn là hàng hiếm, chủ yếu được dùng trong quân sự, an ninh, tìm kiếm cứu nạn hay phục vụ nghiên cứu khoa học, khảo sát địa chất, môi trường nước, thực hiện các dự án điện ảnh, truyền hình thì nay đã trở nên quá quen thuộc với nhiều nông dân miền Tây Nam Bộ. 2 chiếc máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng miền Tây Nam Bộ - Ảnh: Huỳnh Lợi Các tiktoker, youtuber thường xuyên dùng flycam để chụp ảnh, quay video. Nhiều nông dân cũng dùng drone để sạ lúa, bón phân, phun thuốc. Drone giúp tăng năng suất, tiết kiệm lượng giống, phân bón và hóa chất, từ đó giảm chi phí sản xuất và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của drone cũng nảy sinh những hệ lụy mà cụ thể không bảo đảm an toàn. Phần lớn drone đang được dùng không qua ...