Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Để miền Tây ngày càng hấp dẫn du khách

 Trần Hữu Hiệp PNO - 19/12/2024 - 06:23 PNO - Miền Tây Nam Bộ đang chuẩn bị đón khách du lịch mùa cao điểm tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các doanh nghiệp lữ hành cũng đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị, tung ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn; các cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch tích cực mời gọi khách bằng các gói khuyến mãi. Miền Tây có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn với đảo ngọc Phú Quốc, mũi Cà Mau, Hà Tiên thập cảnh, Thất Sơn kỳ thú và nhiều sản phẩm du lịch xanh, làng nghề, chợ nổi, vùng sinh cảnh ngập nước, văn hóa bản địa, ẩm thực Nam Bộ, đờn ca tài tử độc đáo. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, cảnh quan xanh mát, các vườn cây trái trĩu quả, miền Tây mang lại trải nghiệm sống động cho du khách. Thời gian qua, du lịch cộng đồng cũng phát triển mạnh ở một số địa phương như Cồn Sơn (TP Cần Thơ) với mô hình khai thác văn hóa bản địa và sinh thái. Sự sáng tạo trong các sản phẩm du lịch nông nghiệp, sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên, các làng nghề truyền t...

VTV CT_Đối thoại-Thu hút đầu tư FDI cho ĐBSCL_02.3.2025

Miền Tây mở đường, vượt sông

  Trần Hữu Hiệp TTO - 17/12/2024 11:11 GMT+7 Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có cuộc kiểm tra, đôn đốc tiến độ hai dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Quy hoạch các tuyến cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Đồ họa: N.KH. Từ đầu năm 2024 đến nay, Thủ tướng đã năm lần trực tiếp kiểm tra thực tế, chủ trì nhiều cuộc họp và phân công các phó thủ tướng làm việc, chủ trì các cuộc họp tháo gỡ vướng giải phóng mặt bằng, thúc đẩy tiến độ các công trình giao thông trọng điểm ở  miền Tây . Giao thông là mạch máu kết nối, là mệnh lệnh phát triển vùng. Quyết tâm cao, điều hành quyết liệt của người đứng đầu, sự chuyển động của bộ máy Chính phủ, chính quyền địa phương là một trong những điểm sáng đáng ghi nhận thời gian qua. Sau nhiều thập niên đói  đường cao tốc , khát đường giao thông, vùng này đang bước vào thời kỳ chuyển mình. Các công trình giao thông trọng điểm đã, đang và tiếp tục triển khai được kỳ vọng s...

Xóa bỏ "vùng trũng" giao thông đồng bằng sông Cửu Long

Gia Linh (TBTCO) - 09:38 | 20/11/2024 - Kinh tế (TBTCO) -  Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu nhiều tiềm năng, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, khu vực này vẫn tồn tại những điểm nghẽn, hạn chế về hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông. Kỳ vọng thực tại và tương lai, những chỉ đạo liên tục, xuyên suốt, nhắc lại với yêu cầu cao nhất của các bộ ngành trung ương và địa phương có thể giúp nơi đây xóa bỏ được tầm nhìn “vùng trũng”, thay thế bằng một diện mạo giao thông hoàn toàn mới. Bứt phá về hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển cho ĐBSCL. Ảnh tư liệu Bước vào thời kỳ tăng tốc xây dựng công trình giao thông Giao thông là "mạch máu", là điều kiện vật chất và là yếu tố tạo ra không gian thông suốt để thực thi liên kết vùng. Do đó, phát triển hạ tầng giao thông là một mệnh lệnh trong phát triển vùng. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại là “vùng trũng” trong bản đồ giao thông của cả nước và là điểm nghẽn trong phát triển kinh...

VTV CT_Miền Tây hôm nay_ 02-02-2025

Không gian phát triển mới cho vùng Tây Nam Bộ

 Trần Hữu Hiệp Báo Phụ Nữ TPHCM - 01/11/2024 - 06:35 PNO - Bức tranh giao thông mới đang mở ra không gian phát triển mới cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sự chuyển hướng chiến lược trong tư duy phát triển vùng từ “khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh” sang “thích ứng thuận thiên”, phục hồi và tăng cường “sức khỏe” cho đồng bằng, phát huy các nguồn lực tự nhiên, con người, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (bìa phải) kiểm tra, đôn đốc tiến độ xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vào tháng 7/2024 - Ảnh: Trung Phạm 4 hành lang phát triển vùng đang mở ra không gian phát triển mới. Đó là hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ TP Cần Thơ đến tỉnh Long An; hành lang dọc sông Tiền - sông Hậu; hành lang kinh tế ven biển từ các tỉnh Long An, Cà Mau đến Kiên Giang và hành lang biên giới từ tỉnh Long An đến Kiên Giang. Vấn đề cốt lõi của ĐBSCL vẫn là định vị vùng...

Khát vọng tương lai của vùng đất "Chín Rồng"

  Trần Hữu Hiệp Báo Đầu tư Tài chính SGGP - 28/01/2025 13:13 (ĐTTCO) - Sau năm 1975, ĐBSCL với vai trò là “vựa lúa” của cả nước, phải đứng trước hàng loạt thách thức khắc nghiệt bởi chiến tranh để lại hậu quả nặng nề, cơ sở hạ tầng yếu kém, dân cư chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp.  Vượt qua nghèo khó Sau năm 1975, ĐBSCL với nhiều vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Năm 1978, vùng này phải gánh chịu trận lũ lớn và dịch rầy nâu tàn phá ruộng lúa chưa từng có trong lịch sử. Trong khi cuộc chiến biên giới Tây Nam buộc quân và dân miền Tây vừa lao động sản xuất, vừa ứng phó với chiến tranh. Tuy nhiên, vượt lên mọi gian nan, người đồng bằng đã thể hiện sức mạnh kiên cường, mở lối phát triển vùng bằng khai hoang, tăng diện tích đất canh tác. Nhiều công trình thủy lợi, kênh mương được xây dựng để cải tạo đất, ngăn mặn giữ ngọt. Cái tên Đồng Tháp Mười (gồm 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang) là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đất phèn và ...