Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Sửa luật phù hợp thông lệ quốc tế

Vài lời: Một ý kiến liên quan LDN 2005. Còn nhiều việc phải làm, khi mà một đạo luật chỉ được sửa 1  điều duy nhất trong năm 2013 chỉ để "hợp thức hoá" sự tồn tại "bất hợp pháp" của DN FDI vì chưa đăng ký lại theo LDN 2005! Luật sư Hà Hải - Ảnh do nhân vật cung cấp Có những vấn đề pháp lý tưởng như bình thường nhưng nếu không giải quyết triệt để có thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thiện “thể chế kinh tế thị trường”. Lấy ví dụ như hình thức kinh doanh hộ gia đình rất phổ biến ở nước ta nhưng chỉ mỗi một quy định mang tính hình thức: dưới 10 lao động (nghị định 43/2010) là được cấp cho giấy chứng nhận “hộ kinh doanh cá thể”. Cho nên mới có chuyện thẩm mỹ viện Cát Tường có ngành nghề kinh doanh đặc thù như vậy, vốn liếng kinh doanh lớn như thế mà cũng chỉ là hộ cá thể. Đây là điều bất hợp lý và hoàn toàn không phù hợp với thông lệ quốc tế, cần phải sửa đổi. Những ngành nghề như bác sĩ lẽ ra chỉ nên cho họ đăng ký thành lập theo hình thức “công ty

"Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ

Cánh đàn ông đã đặt cho bà Nguyễn Thị Mười Hai, hiện đang sống tại ấp Bờ Xe (Xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) biệt danh nữ quái leo dừa. 30 năm làm nghề, hầu hết cây dừa xứ này đều in dấu chân bà. Người đàn bà: “Ăn cơm dưới đất làm việc trên cây”... Sinh ra trong gia đình nghèo đông con, bà là người con út nên được đặt cho cái tên Mười Hai - dễ gọi, dễ biết thứ tự. Bà không nhớ mình biết leo dừa từ bao nhiêu tuổi, chỉ nhớ rằng một lần được một người trong xóm nhờ hái dùm vài trái dừa rồi trả công. Khi mang tiền về khoe với mẹ, bà đã bị la và bị đánh một trận đòn kinh hồn. Vốn bản tính thích bay nhảy, khi còn nhỏ cô bé Mười Hai hay trèo lên cao để ngắm dưới đất. Bà Nười Hai kể lại:  “Khi 16 tuổi, không hiểu sao tôi rất thích ngồi trên cao nhìn mọi người qua lại, nhỏ như con kiến. Có lẽ vì vậy mà tôi gắn liền với cây dừa. Sau trận đánh của mẹ, nhưng tôi lại... không chừa. Những lần sau tôi hay lén hái dùm dừa người trong xóm. Sau này mẹ biết cũng không nói gì nữa”

Điều bất ngờ trong phiên xử vụ Huyền Như

Thời báo Kinh tế VN   Ngày 9/1, hai vị đại diện Viện Kiểm sát đã từ chối không tham gia hỏi bất cứ câu hỏi nào, ngay cả đối với các bị cáo!... Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa sáng 9/1 - Ảnh: Tuổi Trẻ. HOÀNG NAM Cả ngày 9/1/2014, Hội đồng Xét xử dành toàn bộ thời gian cho phần thẩm vấn của đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư. Tuy nhiên, diễn biến phiên tòa trở nên khác thường, bởi sau khi Hội đồng Xét xử mời đại diện Viện Kiểm sát thực hành quyền công tố trước tòa theo ủy quyền của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tham gia phần thẩm vấn, nhưng hai vị đại diện Viện Kiểm sát đã từ chối không tham gia hỏi bất cứ câu hỏi nào, ngay cả đối với các bị cáo!  Đây là chuyện chưa từng có tiền lệ, bởi lẽ bên cạnh việc thực hiện chức năng buộc tội, đại diện Viện Kiểm sát còn có trách nhiệm phải chứng minh tội phạm thông qua việc tham gia phần xét hỏi công khai tại phiên tòa.  Mọi người tham dự phiên tòa, nhất là các luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho c

Bác sĩ không thể làm việc “đao phủ”

Báo Tuổi Trẻ, 15/12/2013 07:58 (GMT + 7) TT - Một bác sĩ trẻ cùng một điều dưỡng của khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên nhận lệnh đi công tác để bảo vệ sức khỏe cho đoàn công tác thi hành án nhưng rồi lại bị giao nhiệm vụ tìm tĩnh mạch của tử tù để truyền thuốc độc thi hành án tử hình. * Bác sĩ  L.C.Th .: “Đó là một việc tôi không bao giờ dám nghĩ tới...” Tôi mới tốt nghiệp đại học y và về công tác tại khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên từ tháng 8-2013. Trưa 9-12, tôi được bác sĩ Lê Phải, trưởng khoa, yêu cầu chuẩn bị cùng điều dưỡng N.N.T. ở khoa đi công tác tại tỉnh Đắk Lắk để hỗ trợ sức khỏe cho đoàn thi hành án. Theo lời căn dặn của bác sĩ trưởng khoa, tôi đã chuẩn bị hộp dụng cụ cấp cứu và thuốc men đầy đủ để đi cấp cứu người. Chiều 9-12, tôi và anh T. nhận được hai giấy giới thiệu, trong đó ghi là tham gia cùng đoàn thực hiện lệnh thi hành án tử hình của tỉnh Phú Yên mà không ghi nhiệm vụ cụ thể là

Nhạc sĩ Thanh Bình: Có còn lại chăng dư âm thôi!...

Báo Tuổi Trẻ, 22/12/2013 06:31 (GMT + 7) Vài lời: Lúc nhỏ, dù không biết ca hát, nhưng tôi cũng thuộc ca từ bài hát này và cũng hay nhâm nhi " “Thôi rồi, còn chi đâu em ơi!/  Có còn lại chăng dư âm thôi" mà tuyệt nhiên không biết bài hát đó của ai sáng tác (nghe người ta ca rồi thuộc). Thời đó không có Internet, không có MP3, MP4, thỉnh thoảng mới nghe được máy thâu băng, quý cũng như tivi, cả xã chỉ có vài người có. Không điện, không pin, chỉ xài bình accu, nên người ta dùng rất tiết kiệm sợ hết điện nửa chừng. Nay link lại bài này để nhớ lại một thời gian khó xưa.  TT - Tôi muốn kể về cuộc đời hiện tại của một người nhạc sĩ từng là nhà văn, nhà báo, nhà giáo, rồi làm đủ các nghề: bán xăng, bán cơm, nuôi heo, môi giới nhà đất... Ông thật đa tài, bá nghệ nhưng lại bạc phước... Nhạc sĩ Thanh Bình và tác giả bài viết - ca sĩ Ánh Tuyết (tháng 12-2013). Một đêm nhạc mang tên Tình lỡ cũng đang được Ánh Tuyết mời gọi mọi người chung tay thực hiện đầu năm 2014: “Tôi

Nghị quyết 01 của TAND Tối cao không phải là đặc ân dành riêng cho Dương Chí Dũng

Thông tin giới luật sư viện dẫn một nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao do Thẩm phán Trịnh Hồng Dương ký năm 2001 khiến không ít người “sốc nặng”. Bởi chiếu theo các quy định của Nghị quyết, Dương Chí Dũng hoàn toàn có cơ hội thoát án tử. Trao đổi với PetroTimes, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Ủy viên Hội đồng Khen thưởng Kỷ luật (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Nghị quyết 01/2001 của Tòa án Tối cao về việc bồi thường thiệt hại đến nay vẫn có giá trị thực hiện. Do vậy, việc áp dụng theo Nghị quyết này đối với vụ án Dương chí Dũng cũng hoàn toàn hợp lý. Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến nhận định sẽ có nhiều diễn biến mới tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Chí Dũng Luật sư Tiến phân tích: Tất nhiên, gia đình ông Dương Chí Dũng cũng như bản thân ông Dũng cần phải nhận thấy cái sai của mình và tích cực thực hiện việc bồi thường ngân sách đã tham ô của Nhà nước. Theo đó, căn cứ vào Nghị quyết 01/2001 của Tòa án Tối cao và Điểm b Khoản 1 của Điều 46 Bộ luật hình sự thì đư

Nghe chuyện người, ngẫm chuyện mình

Vài lời: Buổi sáng đầu tháng, đầu năm vào trang Tôi thích đọc của bác Lại Trần Mai thấy "thập truyện" ngắn hay hay ghi lại mà ngẫm chuyện đời, chuyện mình. Cám ơn bác Lại Trần Mai đã chia sẻ. Câu chuyện thứ nhất: Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới". Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình. Chuyện mình: Con gái mình năm nay cũng đang học lớp ba, cháu cũng viết văn trên những trang giấy học trò, nói là muốn gửi đăng báo, gần đây lại viết Blog, thường hay mở xem bao nhiêu người đã truy cập trang Blog GÀ CON CỦA HÀ NGUYÊN . Cháu thường bày tỏ "Sau này lớn lên con muốn trở thành ..." .

Đêm cuối năm tự sự với mình

Thời gian đang trôi dần về cuối năm. Lại sắp thêm một tuổi, đã 47 – Cái tuổi nói trẻ không đúng, gọi già cũng sai. Nếu mỗi người chỉ “60 năm cuộc đời”, thì ta đã đi qua 2/3 quãng đường, cũng gai góc, khổ đau, niềm vui và hạnh phúc ... chưa đủ, nhưng cũng có thể chiêm nghiệm. Không dám nói “hiểu đời” như Chu Dung Cơ, nhưng cũng biết nếm trải sự đời, người đời, tình đời. Hơn 30 năm nghiệp viết. Có những trang viết riêng tư, tự sự, không chia sẻ với ai, nhưng cũng nhiều điều được bày ra thiên hạ. Hàng ngàn bài viết, bài báo, thơ, văn nghiệp dư đã in để chia sẻ với người, để tự sự, đồng cảm ... Rất đơn giản, viết như người ta ca hát, để thỏa mãn và để làm cái việc nên làm, cũng kiếm thêm chút tiền nhuận bút còm cõi, nhưng hơn điều đó là để ... viết, như cơm để ăn, nước để uống. Nếu chưa viết được hết những điều mình nghĩ, suy tư, trăn trở, cũng xin được viết những điều có thật. Sự thật không cách điệu, không tô màu, không thoát ly đời sống. Tất nhiên, ai cũng biết, ngôn ngữ văn học, b