Chuyển đến nội dung chính

Danh tướng cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn trên chiến trường

Để không phải đối đầu với bạn là tướng nhà Tây Sơn Trần Quang Diệu, tướng Thoại Ngọc Hầu tự ý rời Phú Xuân về Gia Định khi chưa có lệnh vua.

Theo sử cũ, Nguyễn Văn Thoại và Trần Quang Diệu cùng quê làng An Hải, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) - nay là phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Hai người chơi với nhau rất thân, cùng uống nước một giếng làng, cùng tắm chung dòng sông Hàn.
Sau vì quê hương loạn lạc, Nguyễn Văn Thoại phải theo cha mẹ vào sống tại Cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long) rồi tình nguyện theo phò Nguyễn Vương (Nguyễn Phúc Ánh) khi mới mới 16 tuổi. Gia đình Trần Quang Diệu cũng bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê (nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) rồi vào Bình Định gia nhập nghĩa quân Tây Sơn. Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến.
Tính khí đều kiên cường, bất khuất nên cả hai sớm trở thành tướng tâm phúc của Nguyễn Phúc Ánh và Nguyễn Huệ. Nguyễn Văn Thoại làm đến chức Khâm sai Bình tây Đại tướng quân, tước Hầu. Còn Trần Quang Diệu cũng được phong làm chức Thái phó và là một trong những vị quan trụ cột của nhà Tây Sơn.
danh-tuong-cai-lenh-vua-de-tranh-doi-dau-ban-tren-chien-truong
Lăng danh tướng Thoại Ngọc Hầu tại Châu Đốc (An Giang). Ảnh: Wikipedia
Là võ tướng hai triều thù địch nhưng suốt 25 năm họ không bao giờ đối địch nhau. Năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ Vạn Tượng (Lào) tiến đánh Phú Xuân thì nghe tin Trần Quang Diệu từ Quy Nhơn cầm binh ra tiếp cứu. Không muốn đối đầu với bạn, tướng Nguyễn Văn Thoại đã giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào Gia Định.
Vì vậy, ông bị chúa Nguyễn bắt tội là không có lệnh vua mà tự tiện về, giáng xuống làm Cai đội quản đạo Thanh Châu. Ông mất tất cả cơ đồ, công danh, sự nghiệp nhưng không đánh mất tình quê hương, bè bạn. Hành động dám làm trái ý vua để khỏi phải chạm mặt bạn trên chiến trường của ông được các nhà nghiên cứu đánh giá cao vì cho rằng ông đã dám "vì nghĩa diệt thân".
Năm 1802, Trần Quang Diệu và vợ con bị Gia Long xử tử. Thân tộc bị hệ luỵ, phải đổi sang họ Nguyễn để tránh tội "tru di". Một số tài liệu cho rằng, chính Thoại Ngọc Hầu đã bí mật cho người về quê, giao cho vợ thứ là bà Nguyễn Thị Hiền trích ra 3/18 mẫu ruộng đang cai quản để lo hương hỏa, thờ tự danh tướng Tây Sơn bạn mình.
Không chỉ trọng tình bạn, Thoại Ngọc Hầu còn là người có công lớn trong việc khai phá vùng đất Tây Nam Bộ, khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất mới, đặt nền móng cai trị lâu dài của nước ta trên vùng đất biên viễn này. 
Năm 1818, ông phụng mệnh thiết kế, tổ chức đào kênh nối Đông Xuyên - Rạch Giá dài hơn 12 km, hoàn thành trong thời gian 4 tháng. Biểu dương công trạng của Thoại Ngọc Hầu, vua Gia Long đặt tên cho kênh này là Thoại Hà và đặt tên cho ngọn núi phía đông là Thoại Sơn.
danh-tuong-cai-lenh-vua-de-tranh-doi-dau-ban-tren-chien-truong-1
Tượng tướng Thoại Ngọc Hầu trong lăng ở An Giang. Ảnh: thoaingochau.org
Một năm sau, ông cùng Lê Văn Duyệt, Trương Tấn Bửu, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Tồn được lệnh vua Minh Mạng cho đào một con kênh nối liền Châu Đốc - Hà Tiên. Đây là một công trình lớn do ông thiết kế và đốc suất quân dân làm việc với số nhân công lớn gồm 80.000 người, gần 5 năm (1819-1824) mới hoàn thành.
Công trình này là thành quả lớn lao của tập thể nhân dân mà người lãnh trách nhiệm chính với triều đình chính là ông. Nói về lợi ích của con kênh này, sách Đại Nam nhất thống chí có đoạn viết: "Từ ấy đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên, cho tới nhân dân buôn bán đều được tiện lợi vô cùng".
Sau khi hoàn thành công trình thủy lợi, giao thông và quốc phòng ở biên giới Tây Nam này, Nguyễn Văn Thoại được vua Minh Mạng đặc ân cho lấy tên vợ ông (bà Châu Thị Vĩnh Tế) đặt tên cho con kênh là Vĩnh Tế. Năm 1836, vua cho đúc Cửu đỉnh làm quốc bảo, hình kênh Vĩnh Tế được chạm vào đỉnh. Đây là một di vật đối với cá nhân ông cũng như tập thể nhân dân tham gia vào công trình đào kênh Vĩnh Tế.
Ông mất tại Châu Đốc ngày 6/6/1829 lúc đang tại chức, thọ 68 tuổi, an táng tại chân núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Với những công lao rất lớn đối với triều đình ông đã được vua Minh Mạng truy phong Tráng Võ tướng quân, Trụ quốc Đôn thống.
Thế nhưng, theo sách Đại Nam chánh biên liệt truyện, sau khi ông mất đi, tấm lòng son sắt vì nước vì dân của vị khai quốc công thần Nguyễn Văn Thoại gần như bị chính vua Minh Mạng phủi sạch khi nghe Võ Du ở Tào Hình Bộ tố cáo ông vì tội nhũng nhiễu của dân nhiều khoản.
Triều đình nghị án, ông bị truy giáng tước xuống hàm ngũ phẩm, con ông là Nguyễn Văn Tâm bị lột ấn hàm, tất cả điền sản đều bị tịch thu phát mãi. Người con rể là Võ Vĩnh Lộc theo Lê Văn Khôi khởi nghĩa chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa bị dẹp tan, vợ chồng Lộc bị bắt, vua Minh Mạng yêu cầu bộ Hình điều tra mối quan hệ giữa Lộc và ông.
Sau này, khi mọi việc được phơi bày, Võ Du bị khép tội vu cáo, bị cách chức, lãnh án lưu đày đi Cam Lộ. Mặc dù nỗi oan đã rõ nhưng ông vẫn chưa được giải oan, phải đến ngày 25/7/1924, vua Khải Định mới xét lại và chính thức truy phong ông là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần.
Trung Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...