TS TRẦN HỮU HIỆP
SGGP Thứ Năm, 20/1/2022 08:01
Từ ngày
1-1-2021, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực, được kỳ
vọng khắc phục những “lùm xùm” của nhiều dự án đầu tư BOT giao thông thời gian
qua, tạo ra cú hích để huy động các nguồn vốn từ khu vực kinh tế tư nhân vào
các dự án hạ tầng giao thông, giảm bớt áp lực cho ngân sách Nhà nước.
Chính phủ quyết tâm tập trung đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu cho khu vực ĐBSCL
Như vậy, sẽ rất có ý nghĩa đối với “vùng trũng” ĐBSCL
khi đang đứng trước bài toán khó: yêu cầu giao thông “đi trước mở đường”, nhu
cầu đầu tư lớn nhưng vốn ít. Giải được bài toán này là cách thức vượt điểm
nghẽn giao thông cho miền Tây Nam bộ, nối kết thông suốt với TPHCM và Đông Nam
bộ thời gian tới. Tuy nhiên, thực tế đang bộc lộ những rào cản từ cơ chế góp
vốn cho đến chính sách chia sẻ rủi ro, nên khó thu hút đầu tư, gây khó khăn cho
cơ quan quản lý theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Trong giai đoạn đến năm 2030, Chính phủ quyết tâm tập trung đầu tư phát triển
và hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu cho khu vực ĐBSCL. Trong đó, theo kế
hoạch đến năm 2025, Bộ GTVT xác định tập trung vào các tuyến giao thông mang
tính chất đột phá của vùng, tổng vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng. Với nhu cầu
vốn lớn, việc xem xét các phương thức đầu tư PPP là cần thiết. Đảm bảo cho nhà
đầu tư có lãi hợp lý, xã hội có hạ tầng giao thông tốt hơn mà không tạo gánh
nặng quá sức và bất hợp lý đối với doanh nghiệp và người dân là lời giải cho
bài toán cân bằng lợi ích bền vững.
Theo quy định của Luật PPP và văn bản hướng dẫn thi hành,
thì nguồn vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng hạng mục công trình, hệ thống cơ sở hạ
tầng chỉ được thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành đã được cơ quan ký
kết hợp đồng dự án xác nhận. Tức là nhà đầu tư sẽ bỏ vốn chủ sở hữu và vốn vay
để thực hiện trước, vốn hỗ trợ của Nhà nước chỉ giải ngân khi các hạng mục công
trình đó đã hoàn thành. Các nhà đầu tư cho rằng, đã là hợp tác công tư, nhà đầu
tư giải ngân một đồng thì Nhà nước cũng phải bỏ vốn góp theo tỷ lệ tương ứng.
Ràng buộc này sẽ dẫn đến việc khó khăn trong giao kết hợp đồng tín dụng, do
phía ngân hàng lo sợ rủi ro từ việc chậm giải ngân nguồn vốn hỗ trợ của Nhà
nước.
Các chuyên gia đã đề xuất các giải pháp hỗ trợ PPP
bằng việc hình thành thị trường vốn, mở ra nhiều kênh đầu tư; đặc biệt là hình
thành quỹ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; hỗ trợ phát hành trái phiếu
doanh nghiệp; thí điểm tách chi phí giải phóng mặt bằng ra khỏi tổng mức đầu
tư… Theo dự báo của chuyên gia, các công trình đầu tư hạ tầng giao thông cho
ĐBSCL thời gian tới sẽ khó thu hút đầu tư theo phương thức PPP. Do đó, cần xem
xét áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù...
Nhận xét
Đăng nhận xét