Chuyển đến nội dung chính

Vá lành '"iấc mơ di cư"


 Trần Hữu Hiệp

VnExpress - Thứ năm, 17/8/2023, 00:00 (GMT+7)

Thằng con chị Cẩm ngơ ngác nhìn mẹ bằng đôi mắt dè chừng của đứa trẻ đã lâu không được mua quà. Túi bánh kẹo với mấy gói mì tôm, món khoái khẩu của thằng nhỏ, được chị mang về bằng khoản trợ cấp nghỉ việc ít ỏi. Cẩm rớm nước mắt.

Cẩm đã tưởng mình may mắn hơn nửa triệu người mất việc do làn sóng doanh nghiệp ngừng sản xuất từ cuối năm ngoái, vì còn bám trụ được cho đến nay. Cả khi TP HCM bị Covid-19 hoành hành, xưởng may ngừng việc, Cẩm vẫn trụ lại trong căn trọ chật chội để trở thành một trong những người đầu tiên trở lại làm việc khi hết dịch. Nhưng nay, người phụ nữ miền Tây này phải hồi hương. Về quê có rau ăn rau, có cháo ăn cháo rồi tính sau, như lời má Cẩm giục con. Trong tình thế mất việc, nhiều lao động nhập cư như Cẩm buộc phải "di cư ngược" mang theo "những giấc mơ rách toang".

Sáu năm trước, gia đình gãy gánh, chia tay chồng, người phụ nữ này khăn gói lên TP HCM. Cẩm vào làm công nhân một công ty may xuất khẩu, lương tháng 4-5 triệu, không cao nhưng ổn định, còn khá hơn nhiều so với ở quê thiếu ruộng, thiếu việc làm.

Người tứ xứ lâu nay vốn chọn TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai làm nơi "đất lành, chim đậu". Hàng chục năm qua, "Từ điển tiếng miền Tây" có thêm từ "đi Bình Dương" để chỉ những người bỏ quê lên miền Đông tìm việc.

Người miền Tây thực bụng, nghĩ đơn giản, nên mơ ước cũng không xa vời, chỉ cần có cái ăn, cái mặc qua ngày. Nhiều người giã biệt quê hương, lòng quặn thắt. Ra đi với ước mơ về quê xây lại cái nhà khang trang hơn, có vài công ruộng, miếng vườn nhỏ, nên họ chấp nhận sống lay lắt nơi đô thị, trong những phòng trọ chỉ khoảng 10 m2. Công nhân may lớn tuổi một chút đã bị thải loại, phụ nữ thì suốt ngày quanh quẩn trong nhà máy, nhiều buổi tăng ca, không có thời gian bạn bè hay nghĩ đến chuyện chồng con. Một thế hệ rồi hai, ba thế hệ người tha hương, giấc mơ mãi không thành. Nhiều người hàng chục năm ngoái lại, khi đất khách chưa là quê mới mà quê hương đã thành cố hương.

Từ năm 2011, khi tham gia đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các bộ, ngành trung ương khảo sát các chuyên đề giảm nghèo, đời sống công nhân, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL, tôi nhận thấy đã nổi lên những mảng tối của bức tranh này. Sự chuyển đổi kinh tế ở các địa phương chưa tạo được nhiều việc làm cho người dân. Thiếu việc làm nông thôn, thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, lao động chưa qua đào tạo và sinh kế khan hiếm là nguyên nhân "đẩy" lao động nông thôn ra khỏi khu vực truyền thống một cách chông chênh, khiến nhiều người bấp bênh nơi đô thị.

Khi xảy ra thiện tai, hạn mặn, sạt lở, người ta chỉ thống kê bao nhiêu hecta lúa, rau màu, vườn cây, ao nuôi thủy sản thiệt hại, mà quên đi những "di chứng" đang âm ỉ trong mỗi gia đình khi nhiều người từ đó phải bỏ quê đi làm ăn xa. Con cái để lại cho ông bà, sống thiếu tình thương cha mẹ, hoặc phải gồng gánh lên thành phố ở phòng trọ, vào các nhóm giữ trẻ rẻ tiền, chịu tổn thương tâm lý khi gặp phải nạn bạo hành trẻ em.

Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 nêu ra "ba vòng xoáy đi xuống" của vùng này là vòng xoáy lao động, ngân sách và cấu trúc kinh tế vùng. Trong đó, vòng xoáy lao động là tình trạng thiếu việc làm tại chỗ. Trong 10 năm qua đã có hơn 1,3 triệu người ĐBSCL xuất cư khỏi vùng.

Báo cáo thống kê 7 tháng đầu năm nay, cả nước có 113,3 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 16,2 nghìn doanh nghiệp bỏ cuộc. Nhưng đó cũng chỉ là bề mặt của thực trạng, phía sau hơn nửa triệu người mất việc là những cảnh đời khốn khó của lao động nhập cư mà Cẩm chỉ là một ví dụ.

Chính vì vậy mà những cuộc "di dân ngược" của lao động ngoại tỉnh về quê cần được xem xét ở trên nhiều bình diện khác nhau. Cần đảm bảo các yêu cầu quản lý dân cư, đến các giải pháp kinh tế, bố trí lại việc làm, cân đối thị trường lao động... Chính sách ưu tiên cho tam nông, ly nông bất ly hương phải được xem là nền tảng quyết định nhằm tạo dựng niềm tin, sự gắn bó với quê hương của người dân.

Vấn đề cốt lõi của ĐBSCL vẫn là định vị vùng, bố trí không gian và huy động các nguồn lực phát triển với mục tiêu đưa vùng này thành nơi đáng sống với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư. Động lực mới cần được bắt đầu chính từ nội lực của vùng, từ nguồn nhân lực bậc cao, từ khoa học và công nghệ và từ doanh nghiệp. Đây sẽ là những mảnh ghép, vá lại "giấc mơ dang dở" của người di cư.

https://vnexpress.net/va-lanh-giac-mo-di-cu-4642036.html

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...